Nguồn tin độc quyền từ Tuttosport cho hay, tài năng trẻ người Italia được các tuyển trạch viên MU "xem giò" ở nhiều trận đấu gần đây.
Sự quan tâm từ phía Quỷ đỏ là có thật, trong bối cảnh HLV Ten Hag định thanh lý Wan-Bissaka.
Sau thương vụ chuyển đến từ Crystal Palace trị giá 50 triệu bảng, Wan-Bissaka chưa bao giờ đáp ứng được kỳ vọng. Việc liên tục chấn thương kể từ đầu mùa cũng hạn chế số lần ra sân của anh.
Hiện Wan-Bissaka chỉ còn thời hạn hơn một năm hợp đồng. Thế nên, các sếp tại Old Trafford muốn bán anh hè tới để thu về một khoản tiền.
Về phần Bellanova, anh đang được định giá khoảng 6 triệu bảng. Đây là mức phí rẻ, phù hợp cơ cấu luật Công bằng tài chính mà MU hướng đến.
Tuy thế, đội bóng thành Manchester sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ở cuộc đua giành chữ ký Bellanova. Aston Villa và Inter Milan cũng săn đón hậu vệ đang chơi rất lên chân này.
" alt=""/>MU thanh lý WanDoanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý (Ảnh: IT).
Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều khi bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ. Có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Cung ứng điện vẫn là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI. Nhu cầu sử dụng điện tái tạo của doanh nghiệp ngày càng lớn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bảo vệ môi trường, giảm khí thải carbon.
Thứ ba, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng "0 đồng"; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán.
Thứ tư, thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, phòng cháy, chữa cháy, tai nạn giao thông… vẫn là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xã hội.
Loạt giải pháp tháo gỡ
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trước những vấn đề nêu trên, thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung tham mưu với Chính phủ các nhiệm vụ, giải pháp.
Đầu tiên là tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới.
Cụ thể, kịp thời nắm bắt kiến nghị của doanh nghiệp, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ ngay các quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết, gây khó khăn, vướng mắc, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.
Cơ quan này đang tham mưu xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh; quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng các chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp "đầu đàn", doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
Thứ hai là tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Chủ động đôn đốc, theo dõi, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả các quy hoạch đã ban hành.
Theo dõi, tham mưu các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các dự án FDI quy mô lớn, công nghệ cao, dự án sản xuất chíp, bán dẫn…
Thứ ba là cần theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra là 4-4,5%.
Thứ tư là tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật như xây dựng, trình Quốc hội Luật Đầu tư công sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và giảm bớt thủ tục hành chính trong đầu tư công.
Nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và cho các dự án, công trình giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả.
" alt=""/>Một số bộ, ngành chưa xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của mìnhBánh mặt trăng - Nhật Bản
![]() |
Trong truyền thuyết về đêm trung thu ở Nhật Bản chỉ xuất hiện chú thỏ ngọc trắng tinh chứ không có chú Cuội, chị Hằng như ở Việt Nam. Người Nhật tin rằng có một chú thỏ như thế đang sống trên mặt trăng. Vì vậy, mỗi khi ngắm trăng họ thường tưởng tượng chú thỏ đang giã bánh bao hay bánh Tsukimi Dango. Chính vì vậy loại bánh dango là bánh đặc trưng vào dịp trung thu ở Nhật Bản. Bánh tròn, mềm được làm từ bột gạo và ăn kèm sốt mặn hoặc ngọt. Dango cũng thường được thưởng thức kèm trà xanh.
Bánh trăng khuyết - Hàn Quốc
![]() |
Bánh trăng khuyết hay còn gọi là bánh songpyeon là món ăn không thể thiếu với người Hàn Quốc mỗi dịp trung thu. Bánh được làm từ bột gạo, có nhiều hương vị khác nhau từ đậu đỏ, đậu xanh, vừng…Màu sắc của bánh được tạo ra từ những loại rau, củ tươi ngon. Mâm cỗ trung thu của người Hàn được bày biện rất trang trọng và không bao giờ thiếu bánh trăng khuyết.
Bánh đoàn viên - Trung Quốc
![]() |
Có thể nói Trung Quốc chính là cái nôi của ngày tết trung thu với rất nhiều điển tích, điển cố về ngày này. Món ăn đặc trưng ngày rằm trung thu của người Trung Hoa không thể thiếu bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, mỗi vùng lại có những hương vị khác nhau dựa trên bốn loại nguyên liệu cơ bản là: nhân hạt sen nhuyễn, nhân đậu đỏ, nhân mứt hoa quả và nhân ngũ cốc.
Bánh nướng Hopia - Philippines
![]() |
Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...
Bánh cốm dẹp - Campuchia
![]() |
Lễ hội trung thu của người Campuchia thường diễn ra muộn hơn so với các nước khác, vào ngày rằm tháng 10 thay vì tháng 8 và được gọi là lễ Ok Om Pok. Lễ hội diễn ra chủ yếu vào ban đêm khi diễn ra cuộc thi thả đèn gió với ngụ ý gửi những mong ước, khao khát của con người đến với thần linh. Mâm cỗ trung thu của người Campuchia vào đêm rằm mang đặc trưng riêng với món cốm dẹp, chuối, khoai và mía…
Mâm cỗ của người Việt
![]() |
Có thể nói mâm cỗ trung thu của người Việt ảnh hưởng không nhỏ từ người Trung Hoa, vì vậy không thể thiếu bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên trung thu không đơn thuần là một ngày lễ mà còn là báo hiệu một mùa vụ mới với người Việt. Chính vì vậy, bên cạnh hai loại bánh cổ truyền, người Việt Nam luôn chuẩn bị mâm cỗ trung thu rất tươm tất với đủ loại hoa quả mùa thu như: hồng, bưởi, chuối, na…
Mỗi quốc gia có một phong tục và món ăn trung thu khác nhau nhưng tựu chung lại, trung thu vẫn là dịp để người người đoàn tụ với gia đình. Phá cỗ trông trăng cũng là cách để chúng ta gửi gắm ước muốn về cuộc sống viên mãn, đủ đầy.
(Theo VietQ)