Nhà đầu tư được UBND tỉnh Hòa Bình cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng 17.395,5m2 đất rừng sản xuất sang mục đích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, nhưng không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xác định diện tích rừng trên đất rừng sản xuất và hồ sơ trồng rừng thay thế.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện thủ tục xây dựng, Công ty TNHH Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu đã không cung cấp được văn bản quy hoạch, giấy phép xây dựng, gồm: Xây dựng 19 căn nhà nghỉ, tổng diện tích xây dựng 2.940m2; nhà lễ tân, nhà hàng, diện tích xây dựng 225m2; nhà hội thảo, nhà ở nhân viên, diện tích xây dựng 93,1m2; nhà ở của hướng dẫn viên, diện tích xây dựng 100m2; bể bơi diện tích 249,9m2; sân, vườn nội bộ.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Avana Mai Châu tại xã Piềng Vế do Công ty TNHH Avana Mai Châu là chủ đầu tư thực tế thi công chưa đúng với giấy phép xây dựng.
Cụ thể là công trình nhà hành chính 2 tầng; quán bar, hồ bơi; nhà hàng 1 tầng; biệt thự hồ bơi 1 tầng; nhà nghỉ cao cấp 1 tầng; nhà nghỉ 1 tầng; nhà sân trong khu spa; chòi spa số 1, 2; phòng tư vấn sức khỏe, nhà 1 tầng; xây dựng thiếu 1 trạm xử lý nước thải; hệ thống giao thông; đang xây dựng chòi diện tích 36m2 không kể mái.
Tiếp đến, dự án Tổ hợp Thương mại dịch vụ Hợp Thủy do Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Hợp Thủy đầu tư xây dựng.
Dự án đã đi vào hoạt động, nhưng nhà đầu tư xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng và quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng.
Vi phạm trên đã được thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 40 triệu đồng, đã nộp tiền nhưng chưa thực hiện xong biện pháp khắc phục.
Hay Công ty TNHH MTV Thương mại Mai Châu đang thực hiện dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ Mai Châu tại tiểu khu 2, thị trấn Mai Châu, đang thực hiện san lấp mặt bằng trên diện tích đất dự án, đã đổ sàn bê tông trên mặt suối Văn khi chưa được cấp phép xây dựng.
Ngày 15/3/2022, Cục Quản lý đường bộ 1 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đơn vị đã nộp tiền nhưng chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Đề xuất thu hồi dự án chậm tiến độ
Kết quả thanh tra cũng nêu có 2 dự án đang thực hiện nhưng chậm các giai đoạn thực hiện tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
Có 9 dự án thực hiện chậm tiến độ từ 5 - 20 tháng theo quyết định chủ trương đầu tư do vướng mắc trong thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và bồi thường giải phóng mặt bằng.
Cụ thể là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng văn hoá Mai Châu của Công ty CP Phát triển địa ốc An Lạc; Trung tâm hội nghị Ngọc Bách, Tiểu khu 2, thị trấn Mai Châu của Công ty TNHH MTV Ngọc Bách; dự án khu du lịch sinh thái Ba Khan tại xóm Khan Hạ, xã Ba Khan nay là xã Sơn Thuỷ, huyện Mai Châu của Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mỏ Ấm, xóm Nám, xã Xăm Khoè của Công ty CP Diệp Trân II…
Thanh tra tỉnh Hoà Bình đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, rà soát, đôn đốc 9 dự án chậm tiến độ.
Nếu nhà đầu tư các dự án không thực hiện, đề nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất thu hồi dự án theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc để nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Du lịch Hải Đăng thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Mai Châu Home trên diện tích đất nuôi trồng thủy sản.
UBND huyện Mai Châu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc cấp phép sai thẩm quyền đối với dự án Trung tâm Hội nghị Ngọc Bách; để Công ty TNHH MTV Thương mại Mai Châu xây dựng trái phép, vi phạm công trình đường bộ nhưng chưa khắp phục.
Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã Nà Phòn, Piềng Vế, Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc để các nhà đầu tư xây dựng chưa đúng phép xây dựng.
Theo người nhà, ông N. chỉ đi lại quanh địa phương. Bệnh nhân bị tiểu đường từ 4 năm nay, phải tiêm insulin 1 năm trở lại đây.
Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh nhân cắt sốt, các biến chứng khác giảm dần. Bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa Ngoại chấn thương để cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khu vực Hải Dương không thường xuyên báo cáo ca bệnh Whitmore. Bệnh khó chẩn đoán nên dễ bị bỏ sót. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và không điển hình, dễ nhầm với các bệnh khác.
Bệnh có thể diễn biến cấp tính, nhiễm trùng máu nặng, nguy kịch, tử vong hoặc nhiễm trùng mạn tính, nhiễm trùng ẩn, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Khi nuôi cấy bệnh phẩm để chẩn đoán, vi khuẩn thường mọc chậm và tỷ lệ mọc cũng không cao, làm cho việc chẩn đoán căn nguyên càng thêm khó. Việc điều trị cũng khó khăn do vi khuẩn vốn đề kháng tự nhiên với nhiều kháng sinh. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian.
Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Long cho biết Whitmore thường xuyên gặp trên những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch… và có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh; vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn; thực hiện ăn chín uống chín…
Người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm. Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ở ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.
Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm ốm chết. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm.
Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Tương tự là phần đất 64.000m2 mà Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long đang sử dụng tại địa 235 Nguyễn Trãi, bao gồm hệ thống nhà kho vật tư phục vụ sản xuất và nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai.
Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Một cái tên đáng chú ý khác là Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ tại số 551 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) có diện tích hơn 200.000m2, bao gồm trụ sở công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Phần đất này được quy hoạch là đất công cộng thành phố.
Cùng trên địa bàn quận Long Biên, Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang có diện tích hơn 159.000m2, đang là bể chứa xăng dầu. Theo quy hoạch, khu đất này sẽ có chức năng là đất hỗn hợp bao gồm nhà ở, cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch.
Danh mục này còn có cơ sở nhà, đất của Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội (15 Hàng Tre, Hoàn Kiếm); Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới (35 Nhà Chung, Hoàn Kiếm); Công ty TNHH MTV in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam (70/342 Khương Đình, Thanh Xuân); Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (số 167/6 Phương Mai, Đống Đa); Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (Phúc Diễn, Nam Từ Liêm).
Theo UBND TP, đối với nhà, đất thuộc danh mục phải di dời nêu trên nhưng thuộc đối tượng thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, không thực hiện theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì cùng các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát danh mục nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch. Đề xuất UBND TP xin ý kiến HĐND TP xem xét có ý kiến để bổ sung danh mục đảm bảo tiến độ kế hoạch di dời được TP phê duyệt.
Xem danh sách chi tiết 9 cơ sở nhà, đất phải di dời: