Khác với đa số đàn ông Hàn Quốc, Wonhoe Bae quyết định ở nhà làm nội trợ, dành toàn thời gian để chăm sóc hai cậu con trai nhỏ mới lần lượt 2 và 3 tuổi.
Bae đứng trong bếp chuẩn bị đồ ăn cho lũ trẻ, tay thoăn thoắt cắt xoài thành nhiều miếng nhỏ.
Vợ anh, Joo Hyun, thừa nhận những gì chồng mình trải qua không phải là điều dễ dàng đối với một người đàn ông ở xứ củ sâm.
“Trong xã hội Hàn Quốc, đàn ông bước vào bếp bị coi là kẻ bỏ đi. Tuy nhiên, chồng tôi không chỉ nấu ăn, anh ấy còn làm toàn bộ việc nhà, trông chừng bọn trẻ cả ngày và lên kế hoạch cho các bữa ăn tiếp theo”, Joo Hyun cho hay.
![]() ![]() |
Tư tưởng nam giới thống trị khiến đàn ông chọn ở nhà làm nội trợ, chăm con bị khinh thường tại Hàn Quốc. Ảnh: Asia One. |
Trước khi hai người kết hôn, Joo Hyun dự định ở nhà chăm sóc con cái. Nhưng những khó khăn khi phải trông nom cho hai cậu con trai hiếu động đã khiến cô có dấu hiệu trầm cảm, buộc hai vợ chồng phải thay đổi công việc của mình.
Kể từ đó, Bae rời bỏ vị trí tại một công ty công nghệ sinh học lớn để lui về nhà chăm con còn vợ anh quay trở lại nghề giáo viên.
Bae thừa nhận cảm giác lo lắng khi mất đi nguồn thu nhập đáng kể. “Tuy nhiên, là một người cha, điều này đáng để đánh đổi”, người chồng khẳng định.
Mặt khác, hai người phải giữ kín chuyện vợ đi làm, chồng ở nhà vì tại Hàn Quốc, đàn ông nội trợ bị coi là kém cỏi, thiếu bản lĩnh và “núp bóng” vợ.
Tư tưởng nam giới thống trị đã in sâu vào ý thức người dân Hàn Quốc qua nhiều thế kỷ. Công thức về gia đình cũng rập khuôn sẵn với hình ảnh người vợ đảm đương nội trợ và người chồng nắm vai trò quyết định mọi việc trong nhà.
Đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố nghiên cứu về thái độ của công chúng đối với vấn đề bình đẳng giới dựa trên dữ liệu được thu thập từ 27 quốc gia.
Một trong những câu hỏi thuộc khảo sát: Liệu một người đàn ông ở nhà toàn thời gian để chăm sóc con cái có bị coi là thất bại? Kết quả, Hàn Quốc đứng đầu danh sách với tỷ lệ 76%.
![]() |
Hàn Quốc đứng đầu trong danh sách khảo sát "Đàn ông nội trợ đồng nghĩa với kẻ thất bại" của công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Ipos. Ảnh: Statista. |
Bất chấp nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, Hàn Quốc là quốc gia có chênh lệch mức lương giữa hai giới lớn nhất trong các nước phát triển, và đứng thứ 118 trong bảng xếp hạng 144 nước về bình đẳng giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thấp nhất trong nhóm G-20, theo AP.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hỗ trợ chế độ thai sản cho người chồng, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh đang ở mức thấp tại quốc gia này.
Các công ty từ chối cho phép lao động nam nghỉ làm, chăm con mới sinh có thể đối mặt với án phạt lên tới 5 triệu won. Năm 2015, hơn 3.000 người cha tại xứ kim chi đã xin nghỉ phép để ở nhà chăm sóc con cái, tăng gần 50% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, nỗ lực này ở vẫn ở mức ít ỏi. Phần lớn nam giới xin nghỉ chăm con đều đến từ các công ty lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các nam nhân viên tại những cơ sở, doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn không nhận được sự hỗ trợ thai sản cho chồng đúng mức.
Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh.
" alt=""/>Đàn ông Hàn Quốc ở nhà nội trợ, chăm con bị coi là 'kẻ bỏ đi'Không lâu sau, những hợp đồng viết sách, những chương trình truyền hình, những lớp học nấu ăn do cô thực hiện nối tiếp nhau ra đời.
Mimi cùng chồng, 8 đứa con và 20 con chó đột nhiên trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ ‘phép màu’ được tạo ra từ căn bếp của họ trong tòa lâu đài ở phía tây nam nước Pháp.
![]() |
Tòa lâu đài ở ngoại ô nước Pháp của gia đình Mimi. |
Sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông, Mimi là một cô gái thành thị đích thực và hoàn toàn xa lạ với môi trường ngoại ô. Nhưng từ khi có con, cô muốn bọn trẻ được lớn lên ở miền quê. ‘Chúng tôi tình cờ thấy những bức ảnh chụp ngôi nhà xinh đẹp này ở Mesdoc, vì vậy chúng tôi quyết định sẽ di chuyển. Đó là nơi hoàn hảo cho cả gia đình gồm bọn trẻ lít nhít và những chú chó’.
![]() |
![]() |
Mimi chia sẻ, chồng con là những người hướng cô đến với cuộc sống nông thôn. Bọn trẻ dạy cô cách nhìn thế giới ở một góc nhìn khác, tập trung vào những thứ quan trọng.
Đang là một phóng viên, biên tập viên của đài CNN, cô được gia đình ủng hộ vô điều kiện để theo đuổi sự nghiệp nấu ăn. ‘Tôi có nhiều công thức nấu ăn nhờ việc phục vụ quá nhiều cái miệng đói mỗi ngày. Tại sao tôi lại không chia sẻ chúng với cả thế giới thông qua blog của mình?’
Có một nửa dòng máu Pháp trong người nhưng lại lớn lên như một cô gái thành thị, khi chuyển tới vùng nông thôn của Pháp, Mimi đã ‘sốc’ khi bắt gặp những con nhện, sự bụi bặm. ‘Nhưng tôi đã nhanh chóng thích nghi. Sự yên bình của cuộc sống miền quê đã khiến bạn quên đi những con côn trùng’.
![]() |
![]() |
Không chỉ đăng tải công thức nấu ăn, Mini còn viết về cuộc sống ở Médoc trên blog của mình. Không lâu sau, Mimi cho xuất bản cuốn sách ‘Căn bếp ở Pháp: Một năm nấu nướng trong ngôi nhà nông trang của tôi’.
Trong những món ăn của mình, Mimi luôn cố gắng chế biến bằng những nguyên liệu theo mùa, rau trái của người dân trong vùng và trong chính khu vườn của cô. Nhờ thế mà món ăn của bà mẹ 8 con luôn tươi ngon.
![]() |
![]() |
Trên blog, cuộc sống của Mimi và gia đình hiện lên đẹp lung linh như trong truyện cổ tích qua những bức hình do chính chồng cô – một nhiếp ảnh gia thực hiện. Mặc dù bận rộn với 8 đứa con và 20 con chó, nhưng các thành viên trong gia đình luôn có nhiệm vụ và công việc riêng. Khi chuyển về ngoại ô, bọn trẻ có không gian để chơi đùa. Ai cũng có nhiệm vụ phải dọn dẹp nhà cửa và trông nom em bé.
Mimi thì bận rộn với công việc làm vườn, trồng rau và nấu những bữa ăn lớn cho 10 người. Nhưng không vì thế mà cô luộm thuộm trong những bộ cánh xuề xòa. Gu thời trang đúng chất miền quê nước Pháp của bà mẹ 8 con càng làm cho cuộc sống của Mimi thêm phần cổ tích.
Cô nói, cô thích sự tự do khi ở trong bếp. ‘Tôi sẽ tạo ra bất cứ thứ gì mình muốn’ – Mimi chia sẻ.
![]() |
Cuộc triển lãm trưng bày những bức ảnh ghi lại các ngôi nhà kiểu mẫu với cuộc sống sân vườn đậm chất “Giấc mơ Mỹ”.
" alt=""/>Bà mẹ 8 con nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài nấu ănCụ thể, vào ngày 30/11, một phụ nữ tên Hyza Ezany, sống tại thành phố Melaka, nhặt được tờ 10 Ringgit, trên đó ghi: "Tờ tiền cuối cùng được bố cho lúc 7h10, thứ 6, ngày 21/5/2010".
Cho rằng đây là vật có ý nghĩa, Ezany chụp lại tờ tiền và đăng lên trang cá nhân để tìm lại người chủ thất lạc.
"Hãy giúp tôi chia sẻ bài đăng. Khi đọc dòng chữ này, tôi có cảm giác chủ nhân tờ tiền cũng đang tìm nó", Ezany viết.
![]() |
Tờ tiền kỷ vật được Ezany tìm thấy và đăng trên trang cá nhân. |
Bài đăng của cô đã nhận được hơn 8.000 biểu tượng cảm xúc, hơn 1.000 bình luận cùng 25.000 lượt chia sẻ.
Sau đó, chị gái của Yesudass tình cờ thấy bài đăng gửi cho em gái mình.
Qua trang cá nhân, Yesudass bày tỏ lòng biết ơn đến Ezany và những người đã giúp chia sẻ bài viết để cô có thể tìm lại kỷ vật của bố.
Yesudass chia sẻ tờ 10 Ringgit là thứ cuối cùng bố đưa cho cô trước khi qua đời. Ngày 21/5/2010, sau khi đưa con gái đến trường và cho cô tiền tiêu vặt, ông không may mất trong một vụ tai nạn.
Kể từ đó, Yesudass luôn giữ tờ tiền trong ví cho tới khi bị mất cắp vào tháng 9 năm ngoái khi đang ở thành phố Melaka.
"Tôi không buồn vì bị mất tiền hay giấy tờ mà hơn cả là kỷ vật cuối cùng của bố. Đó là thứ thực sự quý giá đối với mình", cô viết.
Sau khi biết tin, Yesudass nhanh chóng liên lạc với người phụ nữ tốt bụng và tới Melaka để nhận lại kỷ vật. Cô cho biết lần này sẽ đóng khung tờ tiền và treo nó trong nhà để tránh việc không may xảy ra.
Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh.
" alt=""/>Cô gái Malaysia tìm được tờ tiền cuối cùng của bố nhờ cộng đồng mạng