Hồi đầu năm 2016, Facebook tự hào tuyên bố bổ sung tính năng mã hóa đầu - cuối cho các dịch vụ nhắn tin của họ, bao gồm cả WhatsApp, nhằm giúp người dùng an tâm hơn về khả năng bảo mật các cuộc trò chuyện cá nhân. Theo quảng cáo về tính năng mới, ngay cả WhatsApp cũng không thể đọc hay truy nhập vào các thông điệp/tin nhắn bằng chữ, hình ảnh hay video của người dùng. Và khi người dùng muốn, các cuộc trò chuyện của họ sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn và không còn lưu trữ trên bất kỳ máy chủ nào.
Tuy nhiên, trong một bài viết vừa đăng tải, Jonathan Zdziarski, một chuyên gia pháp lý và bảo mật số, khẳng định WhatsApp không thực sự xóa bỏ các thông điệp của người dùng.
Chuyên gia Zdziarski cho biết, ông đã dùng tài khoản WhatsApp của mình để trò chuyện trên một chiếc điện thoại iPhone. Sau một hồi tán gẫu, ông đã xóa bỏ và lưu giữ lại một phần của các cuộc trò chuyện trước khi chọn tính năng "Xóa mọi cuộc trò chuyện" trên ứng dụng. Song, ông Zdziarski phát hiện, "những bản ghi đã bị xóa" không thực sự được xóa bỏ, do các thông điệp vẫn còn xuất hiện trong SQLite, một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu liên quan.
Theo ông Zdziarski, cơ sở dữ liệu của cuộc trò chuyện được sao chép lại mỗi khi người dùng iPhone tiến hành sao lưu nó vào máy và iCloud. Ông nêu rõ, việc này xảy ra bất kể bạn có dùng tính năng đồng bộ hóa iCloud tích hợp sẵn của WhatsApp hay không.
Ông Zdziarski cho hay, bằng chứng "còn sót lại" trong SQLite tiềm ẩn một số rủi ro. Chẳng hạn như, nếu ai đó truy nhập được vào smartphone, anh/cô ta có thể hack nó và sao chép các thông tin ẩn chứa trong đó. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu hacker định sử dụng các thông tin đánh cắp được vào mục đích xấu.
Ông Zdziarski tin, WhatsApp không cố ý lưu giữ thông tin của người dùng. Ông thậm chí còn đưa ra một số lời khuyên để công ty chủ quản có thể khiến ứng dụng nhắn tin này trở nên tốt hơn và an toàn hơn.
Đối với ông Zdziarski, cách duy nhất để xóa toàn bộ các thông điệp/tin nhắn WhatsApp hiện nay là gỡ bỏ hoàn toàn ứng dụng. Nếu không muốn làm điều này, chúng ta vẫn còn một vài mẹo để giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như dùng iTunes để thiết lập một mật mã sao lưu phức tạp, dùng phần mềm Configurator để khóa máy hoặc thậm chí vô hiệu hóa sao lưu iCloud.
Tuấn Anh(Theo Pulseheadlines)
" alt=""/>Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng nhắn tin của FacebookChiều ngày 5/8/2016, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (AAG) đã nhận được thông báo của Trung tâm điều hành tuyến cáp này về dự kiến kế hoạch sửa chữa, hàn nối các vị trí cáp đứt trên tuyến AAG.
Như ICTnews đã thông tin, vào lúc 17h 35 ngày 2/8/2016, tuyến cáp AAG đã bị đứt ở phân đoạn cách HongKong 80 km và nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi bão số 2.
Đáng chú ý là, theo thông tin từ một ISP, bên cạnh sự cố đứt cáp xảy ra với cáp nhánh S11 hướng HongKong chiều ngày 2/8, tuyến cáp quang biển AAG còn gặp sự cố vào sáng ngày 3/8/2016 tại vị trí cách trạm Changi hơn 32 km, trên cáp nhánh S1B cập bờ Singapore, gây mất thêm kênh truyền quốc tế hướng Singapore.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, mặc dù các ISP đều đã chuẩn bị trước các phương án, kịch bản dự phòng để ứng phó khi cáp quang biển AAG gặp sự cố, bị đứt; tuy nhiên mỗi lần sự cố xảy ra với cáp AAG, Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong thời gian sự cố trên tuyến cáp AAG chưa được khắc phục, người dùng Internet tại Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ kết nối hướng đi quốc tế như: web, email, video… sẽ bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Trong khi đó, các dịch vụ Internet trong nước không bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Sửa xong AAG vào 21/8, truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế chậm trong nửa thángNguyễn Hạ Đoan - nhà sáng lập đồng thời là người điều hành của Dream Dress không phải là người mới bắt đầu khởi nghiệp mà đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ với vị trí giám đốc marketing công ty điện thoại di động Q-Mobile và sau đó cung cấp dịch vụ trang trí tiệc cưới thông qua trang web Cleo.
“Mô hình “tủ áo chia sẻ” Dream Dress ra đời xuất phát từ trải nghiệm của bản thân mình khi có rất nhiều quần áo chỉ mặc 1,2 lần và đã chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp lúc không có nhu cầu sử dụng nữa. Đồng thời mình cũng muốn làm một công việc có thể đem đến giá trị cho cộng đồng, đặc biệt là giúp đỡ người phụ nữ Việt Nam đẹp hơn”, Nguyễn Hạ Đoan cho biết.
Dream Dress được xây dựng vào tháng 1/2016, bảy tháng sau trang web của startup này là dreamdress.vn bắt đầu giới thiệu những bộ trang phục cho thuê đầu tiên. Tại đây có đủ kiểu đầm dáng xòe, dáng suôn, dáng ôm, đầm quây, đầm maxi cho các sự kiện như tiệc công ty, tiệc cưới, tiệc sinh nhật, dạo phố, du lịch, đi làm, hẹn hò với đủ loại màu sắc, từ các nhãn hàng nổi tiếng như Mango, Zara, Calvin Klein, Ralph Lauren… cho khách hàng lựa chọn.
Mỗi bộ trang phục sẽ được người mẫu của Dream Dress "demo" cho khách hàng xem trước thông qua TVC chạy trên web. Khách hàng có nhu cầu thuê bộ đồ nào sẽ lựa chọn trực tuyết và sản phẩm được nhân viên giao - nhận - thu tiền tận nhà. Tất cả công đoạn đều được thực hiện online nhằm giúp khách hàng không “ngại” khi phải mặc đồ thuê.