Nếu thời gian tựu trường năm học tới diễn ra như năm ngoái, tức sớm nhất vào ngày 1/8, muộn thì trong tháng 8, học sinh sẽ chỉ được nghỉ hè từ 2 tuần đến 1 tháng.
Theo chị Hằng, quãng thời gian nghỉ giữa 2 năm học như vậy là quá ít ỏi. “Năm nay kỳ nghỉ hè đến muộn do ảnh hưởng của Covid-19. Nếu vẫn tựu trường vào khoảng ngày 15/8 thì kỳ nghỉ hè vốn đã ngắn lại càng ngắn thêm, rất thiệt thòi cho các con. Hơn nữa, khi đó lại đang nắng nóng cao điểm”.
Chị Hương Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng mong muốn con có kỳ nghỉ hè dài hơn.
“Tôi nghĩ nên cho các con đến ngày khai giảng hãy tựu trường luôn một thể. Học hành là chuyện cả đời, tựu trường sớm hơn 1-2 tuần cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Chưa kể với thời tiết mùa hè nắng nóng khắc nghiệt như miền Bắc hiện nay, không nên bắt các con đi học quá sớm” - chị Hương Mai nêu quan điểm.
![]() |
Nếu năm nay vẫn tựu trường trước khai giảng, kỳ nghỉ hè vốn đã ngắn sẽ càng ngắn thêm. |
Mong học sinh không phải tựu trường sớm
Do vẫn tổ chức dạy học online trong thời gian giãn cách xã hội, nên Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) sẽ kết thúc năm học vào tháng 6, sớm hơn nhiều trường học khác trên địa bàn và cả nước.
Tuy nhiên, bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng nhà trường vẫn ủng hộ gộp thời gian tựu trường cùng dịp khai giảng, để học sinh không phải đến trường sớm và được kéo dài kỳ nghỉ hè.
“Thực tế, nếu tựu trường vào ngày 15/8 cũng rất khó khăn cho giáo viên của trường. Bởi ngày 11/8 mới kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng sau đó giáo viên còn phải tham gia làm phách, chấm thi,...”, bà Nga nói.
Thầy Nguyễn Văn Lực (giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) cho rằng Bộ GD-ĐT cũng như các địa phương cần phải tính đến việc lùi thời gian tựu trường và khai giảng năm học 2020-2021 muộn hơn năm học trước nhằm “bù” thời gian nghỉ hè cho học sinh.
Thầy Lực phân tích: thầy cô giáo không đến trường 3 tháng nhưng vẫn dạy trực tuyến, sau đó thầy trò quay trở lại trường trong thời tiết nắng nóng như đổ lửa như ở miền Trung, miền Bắc còn miền Nam đang trong mùa mưa bão nên khó tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì hạn kết thúc năm học trước 15/7, như vậy nếu ngày 1/8 thầy cô giáo đến trường ôn tập, biên chế lớp, học nghiệp vụ, chính trị… như mọi năm thì không đủ để học sinh và thầy cô nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng cho năm học mới.
Do đó, thầy giáo này đề xuất Bộ GD-ĐT nghiên cứu kéo dài thời gian nghỉ hè của học sinh (từ ngày 15/7-31/8) và thầy cô đến trường công tác từ ngày 24/8 trong trường hợp khai giảng vào ngày 5/9. Còn nếu khai giảng sau ngày 5/9 thì kéo dài thêm thời gian nghỉ của học sinh và giáo viên.
“Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng nên xem lại việc tựu trường rồi khai giảng có còn phù hợp không trong tình hình hiện nay. Nhiều thầy cô kiến nghị nên khai giảng rồi hẵng đi vào học tập” - thầy Lực nói.
![]() |
Năm nay, học sinh sẽ có một mùa hè ngắn ngủi |
Cô Hà Linh, một giáo viên ở Nghệ An chia sẻ “Với điều kiện thời tiết nắng nóng như ở miền Trung, chúng tôi cũng không muốn học sinh tựu trường sớm bởi học tập trong điều kiện khắc nghiệt vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa không hiệu quả".
Nói về điều này, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho hay thời gian tựu trường sẽ do UBND tinh quyết định. Tuy nhiên, địa phương sẽ bám sát hướng dẫn của Bộ GD-ĐT để có những quyết định cuối cùng.
Cân nhắc tựu trường sau 15/8
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay Bộ đang cân nhắc việc sẽ dời khung kế hoạch năm học 2020-2021, tức lùi thời gian tựu trường so với mọi năm, sát với khai giảng 5/9, để tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh.
“Theo khung thời gian năm học này được điều chỉnh, các trường kết thúc năm học trước ngày 15/7, nhưng sau đó kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra đến ngày 11/8 và rồi các trường còn phải tổ chức chấm thi... Bộ đang cân nhắc, tính toán điều chỉnh mốc thời gian tựu trường năm học tới, sớm nhất không phải là ngày 1/8 mà sẽ là sau ngày 15/8. Tuy nhiên, quãng thời gian tựu trường trước khai giảng cũng sẽ không tổ chức dạy học mà chỉ để ổn định tổ chức, chuẩn bị các hoạt động đầu năm và tâm thế cho học sinh”, ông Thành nói.
Thanh Hùng
Nhiều trường học ở các vùng quê của tỉnh Vĩnh Phúc được lắp thêm điều hòa do phụ huynh đề xuất - điều chưa từng xảy ra trước đây.
" alt=""/>Thời gian tựu trường 2020U22 Việt Nam sẽ quyết đấu với người Thái |
U22 Việt Nam còn có thêm tổn thất khi trung vệ Đức Chiến đã nhận 2 thẻ vàng kể từ đầu giải và bị treo giò. Đó là chưa kể Nguyễn Trọng Hùng chưa hoàn toàn bình phục chấn thương kể từ ngày ra quân.
Trong khung gỗ, sau màn trình diễn ấn tượng, lối bắt bóng chắc chắn trước Singapore, nhiều khả năng Nguyễn Văn Toản sẽ tiếp tục được tin tưởng ở vị trí người gác đền.
Dưới hàng phòng ngự, Huỳnh Tấn Sinh có thể thế chỗ Đức Chiến đá trung vệ lệch phải. Bên cạnh anh là Nguyễn Thành Chung cùng Đoàn Văn Hậu vốn đang chơi tương đối ổn định.
Sau một trận dự bị nhường chỗ cho đàn anh Trọng Hoàng, Hồ Tấn Tài sẽ trở lại đội hình xuất phát đá lệch bên cánh phải. Hành lang đối diện thuộc về Đỗ Thanh Thịnh.
Nhằm khắc chế tuyến giữa kỹ thuật của U22 Thái Lan, HLV Park Hang Seo sử dụng bộ đôi Triệu Việt Hưng - Đỗ Hùng Dũng khu trung tuyến.
Cả hai đều là những cá nhân thi đấu năng nổ với nguồn thể lực dồi dào, hỗ trợ cho nhau tốt, đặc biệt ở khả năng đánh chặn tuyến hai.
Hoàng Đức là quân át chủ bài của HLV Park Hang Seo |
Đá thay vị trí hộ công của Quang Hải là Nguyễn Hoàng Đức. Cầu thủ của Viettel vốn rất đa năng, sẽ di chuyển rộng và tận dụng triệt để những cú nã pháo tầm xa lợi hại.
Trên mặt trận tấn công, cựu binh Nguyễn Trọng Hoàng nhiều khả được đôn lên cao trong vai trò tiền đạo cánh phải - vị trí mà anh thường xuyên chơi tại CLB Viettel.
Dù Hà Đức Chinh vừa tỏa sáng, nhưng trong trận cầu căng thẳng trước U22 Thái Lan, thầy Park sẽ cần đến sức càn lướt và khả năng chớp cơ hội xuất sắc của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh.
Đội hình dự kiến U22 Việt Nam đấu Thái Lan: Nguyễn Văn Toản, Huỳnh Tấn Sinh, Nguyễn Thành Chung, Đoàn Văn Hậu, Hồ Tấn Tài, Đỗ Thanh Thịnh, Triệu Việt Hưng, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Tiến Linh.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
* Đăng Khôi
" alt=""/>Đội hình U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan: Thầy Park tung chiêuCô Vũ Thị Thu Làn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Tân chia sẻ, Thái Tân là một xã nghèo. Vì vậy, xuất phát điểm của trường là ngôi trường đứng top cuối của huyện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hoạt động nổi bật mà trường là tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
Sân bóng cỏ nhân tạo trong sân trường. |
Trẻ được trải nghiệm làm vườn, chăm cây. |
"Ví dụ, chúng tôi tận dụng các khoảng trống để xây dựng mô hình làm vườn, cô và trẻ sẽ cùng nhau trồng và trẻ có thể chăm sóc hàng ngày như tưới cây, nhổ cỏ và hái thu hoạch”, bà Làn kể.
Cô giáo thu hoạch rau đay cùng với trẻ. |
"Bên cạnh đó, do có nhiều phụ huynh làm việc tại công ty gốm, nên nhà trường được công ty hỗ trợ các nguyên vật liệu để trẻ trải nghiệm. Với chủ đề về gia đình, chúng tôi sẽ cho học sinh làm các vật dụng trong gia đình. Hay chủ đề về các con vật thì cho trẻ có thể học tô màu tượng,...”, bà Làn nói và cho rằng để có được sự "lột xác" về cơ sở vật chất này, vai trò hỗ trợ của phụ huynh cũng như việc xã hội hóa là rất quan trọng.
Trải nghiệm làm gốm |
“Nhà trường đã kêu gọi sự hỗ trợ từ nguồn lực có sẵn từ địa phương. Kêu gọi xã hội hóa nhưng trường cũng không đặt nặng xã hội hóa từ tiền của phụ huynh mà kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm, có điều kiện sẵn sàng ủng hộ”.
“Trẻ thích thú với tất cả các hoạt động khi được luân phiên tổ chức thực hiện theo chủ đề chứ không phải lặp lại một cách liên tục”, bà Làn nói.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, các trường đã chủ động và có nhiều sáng tạo, tập trung vào bố trí, khai thác và tận dụng triệt để không gian sẵn có để tổ chức các hoạt động cho trẻ; xây dựng các khu vực trải nghiệm, các góc thực hành kỹ năng với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị mua mới hoặc tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải, đảm bảo an toàn, đẹp mắt.
Những khoảng không gian chật hẹp như thế này trước đây để trống thì giờ đây nhà trường đã tận dụng để thiết kế nơi tổ chức hoạt động chơi câu cá cho trẻ. |
Phụ huynh học sinh và cộng đồng tích cực phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề như hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí và ngày công lao động để cải tạo môi trường.
Công tác xã hội hóa đã được quan tâm nhằm huy động kinh phí sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, hỗ trợ tổ chức các hoạt động tập thể cho cô và trẻ.
Theo Sở GD-ĐT Hải Dương, diện mạo các trường mầm non đã được thay đổi. Qua đó, trẻ được tạo cơ hội tốt nhất để hoạt động, khám phá, trải nghiệm nhằm phát huy năng lực và tính năng động, sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi theo đúng đặc điểm lứa tuổi.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho hay: “Qua quan sát và tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng tôi rất phấn khởi khi các trẻ mầm non mạnh dạn, tự tin, hào hứng tham gia các hoạt động. Kỹ năng của trẻ khi tham gia các hoạt động từ khi trồng cho đến thu hoạch vườn rau, tham gia các hoạt động trải nghiệm rất tốt”.
Ông Minh cho rằng đây là những kết quả nhìn thấy được từ chuyên đề này.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cùng tham gia thu hoạch rau cùng trẻ Trường Mầm non Thái Tân. |
“Trẻ em mầm non thích nhất là hoạt động vui chơi. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tức là phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú, khả năng và hướng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc tăng cường, xã hội hóa nguồn lực mà còn là sự thống nhất với nhà trường về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ", ông Minh khẳng định.
Để thực hiện các mục tiêu của chuyên đề, theo ông Minh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương và các cơ Sở GD-ĐT có các giải pháp về xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục của trường; tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá trẻ; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Nơi trẻ mầm non được trồng rau, trải nghiệm làm gốm |
Ông Minh cho hay, đề án sẽ tiếp tục được thực hiện hướng này và đi vào chiều sâu, rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn và điều chỉnh cho phù hợp.
Hải Nguyên
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non.
" alt=""/>Màn 'lột xác' ngỡ ngàng của ngôi trường top cuối