Cùng với điều trị đúng bằng thuốc theo chỉ định, chế độ ăn lành mạnh và thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng với bệnh nhân gout.
Không cần kiêng ăn các sản phẩm cung cấp protein
TS Nguyễn Huy Thông, Trưởng khoa Khớp, Bệnh viện 103 (Hà Nội), cho hay mục tiêu của chế độ ăn lành mạnh và các biện pháp thay đổi lối sống là làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, giảm nồng độ acid uric máu, giảm nguy cơ bùng phát cơn gout cấp và hạn chế bệnh tiến triển.
Theo đó, bệnh nhân gout có nồng độ acid uric trên 6,5 mg/dL cần tuyệt đối tránh ăn nội tạng động vật chứa nhiều nhân purin như gan, tụy và thận.
Thực phẩm cần hạn chế là thịt đỏ, bao gồm trâu, bò, cừu, lợn và thủy hải sản chứa nhiều purin (cá cơm biển, cá hồi, cá mòi, sò điệp, cá bơn Na Uy, cua và tôm hùm).
Bác sĩ Thông khuyên bệnh nhân gout nên ăn nhiều rau xanh, sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo như: sữa chua, phô mai cottage và sữa tươi.
Các loại đồ uống, thức ăn có nhiều fructose như: ngô, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh cần tuyệt đối tránh. Những loại nước trái cây ngọt, đường, nước xốt, nước thịt và muối nên hạn chế. Rượu mạnh, bia, rượu vang cũng là thức uống được các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối tránh hoặc hạn chế.
Theo Tiến sĩ Thông, hiện tại, chưa có khuyến cáo đồng thuận về sử dụng các loại hạt (như hạt điều, hạt lạc), quả anh đào, vitamin C và cây họ đậu (như đậu cô ve, đậu đũa) cho người bệnh gout.
"Rất nhiều người bệnh gout kiêng các sản phẩm cung cấp protein một cách tuyệt đối. Đây là quan niệm sai lầm", Tiến sĩ Thông khẳng định. Ông nhấn mạnh rằng, với người bệnh gout không có khuyến cáo chế độ ăn kiểm soát chặt chẽ lượng protein.
Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nồng độ acid uric máu tới 60 micro mol/L, theo vị chuyên gia. Với chế độ ăn Địa Trung Hải, người bệnh gout có thể ăn các thực phẩm có nhiều protein ở Việt Nam sẵn có, như: trứng gà, cá đồng, sữa tươi, sữa chua, thịt gia cầm, và các loại hạt chứa nhiều protein thực vật như hạt đậu, hạt lạc, hạt điều.
Lượng protein cần cung cấp trong một ngày cho người bình thường là 0,8g/kg cân nặng.
Ví dụ, một người 60kg cần 48g protein/ngày, có thể dùng một quả trứng gà (6-7g protein), nửa lít sữa tươi (15-16g), nửa lạng thịt gà (13-14g), nửa lạng hạt lạc (12-13g).
Rau nào nên và không nên ăn với người bệnh gout?
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh gout không nên ăn các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.
Các loại rau giàu chất xơ như súp lơ xanh, rau chân vịt được khuyến khích dùng bởi có thể giảm hấp thu đạm, từ đó giảm sự hình thành acid uric. Ngoài ra nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Các biện pháp thay đổi lối sống cho người bệnh gout
- Giảm cân với người thừa cân, béo phì, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18,5 đến 23 kg/m2 (trong đó 'm2' là bình phương chiều cao).
- Bỏ thuốc lá.
- Tập vận động thường xuyên với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần và không nghỉ quá hai ngày liên tục.
- Uống đủ nước.
Đây cũng là những dự án mà nhà đầu tư WTO phải đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu tham gia dự án theo quy định pháp luật, tương đương 15% tổng vốn đầu tư dự án.
“Để có vốn làm dự án khu đô thị mới Đan Phượng, tháng 3/2022, WTO thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng để thực hiện khu đô thị mới Đan Phượng, song hồ sơ dự án chưa có tài liệu chứng minh tính khả thi và phương án tăng vốn điều lệ thêm từ 4.000 lên 5.000 tỷ đồng của nhà đầu tư”, Bộ Tài chính nêu.
Một điểm đáng chú ý khác được Bộ Tài chính đưa ra trong văn bản thẩm định dự án khu đô thị mới Đan Phượng là nhà đầu tư WTO dự kiến huy động 7.328 tỷ đồng từ khách hàng để thực hiện dự án, song hồ sơ đề xuất dự án lại chưa thuyết minh rõ việc huy động vốn để thực hiện dự án. Do vậy, chưa có cơ sở có ý kiến đánh giá về tính khả thi của việc huy động vốn này.
Về phân kỳ đầu tư dự án thành 4 giai đoạn, kéo dài 9 năm, theo Bộ Tài chính cần rà soát lại, thực hiện phân kỳ đầu tư hợp lý, xác định cụ thể tiến độ triển khai các hạng mục của dự án...
Ý kiến trái chiều trong cách lựa chọn nhà đầu tư
Tại văn bản cho ý kiến vào tháng 5/2022, theo Bộ Xây dựng, khu đô thị mới Đan Phượng có cơ cấu đầu tư sơ bộ gồm 2.834 căn nhà, trong đó có 2.000 căn nhà ở thương mại (1.516 liền kề và 484 nhà biệt thự) và 834 căn chung cư nhà ở xã hội.
Trong khi theo quy định của Luật Nhà ở đối với đô thị đặc biệt thì chủ yếu phát triển nhà chung cư, nhà cho thuê, do đó bộ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu TP Hà Nội rà soát lại nội dung này của dự án.
Cũng theo Bộ Xây dựng, dự án khu đô thị mới Đan Phượng chưa đủ điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vì hồ sơ đề xuất dự án không thể hiện dự án thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt, không có trong danh mục kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố.
Tuy nhiên, trong văn bản cho ý kiến của UBND TP Hà Nội vào tháng 10/2023, TP Hà Nội lại cho rằng, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khu đô thị mới Đan Phượng là có cơ sở, chấp thuận được vì dự án thuộc danh mục các dự án thu hồi đất, dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa năm 2023 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua, khu đất thực hiện dự án chưa giải phóng mặt bằng, không đủ điều kiện tổ chức đấu giá.
Chuyên gia dinh dưỡng ung thư Nichole Andrews đã chia sẻ những khuyến nghị của cô về chế độ ăn giảm nguy cơ mắc ung thư. Theo đó, bạn nên coi thực phẩm có nguồn gốc thực vật là trọng tâm của bữa ăn.
Điều này đồng nghĩa áp dụng một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt. Những thực phẩm trên chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu có liên quan đến giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau.
Ngoài ra, chuyên gia Andrews lưu ý ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Cô nói: “Thực hiện những thay đổi chế độ ăn uống này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe lâu dài cho dù bạn đang tìm cách ngăn ngừa ung thư hay giảm nguy cơ tái phát”.
Thực phẩm thực vật chứa đủ chất dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ, hóa chất thực vật chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm - gốc rễ của ung thư và chất chống oxy hóa (ngăn ngừa tổn thương có hại cho các mô khỏe mạnh).
Tiến sĩ Amber Orman, bác sĩ ung thư bức xạ và chuyên gia y học lối sống ở Florida (Mỹ), tin rằng có thể ngăn ngừa tới 40% tất cả các loại ung thư bằng chế độ ăn chủ yếu là thực vật kết hợp với lối sống lành mạnh (chăm vận động, không hút thuốc, uống rượu, duy trì trọng lượng khỏe mạnh).
“Một số loại thực phẩm chống ung thư mạnh nhất bao gồm rau lá xanh đậm, rau họ cải, nấm, các loại đậu bao gồm đậu nành, quả mọng (dâu, nho), táo chưa gọt vỏ, gừng, tỏi, nghệ, hạt lanh, trà xanh, chanh”, Tiến sĩ Orman cho biết.
Dù vậy, chuyên gia Andrews chỉ ra bạn không cần phải kiêng thịt hoặc ăn chay để giảm nguy cơ ung thư.
Cô nói: “Chế độ ăn dựa trên thực vật bao gồm tất cả các loại thực phẩm ngoại trừ thịt chế biến sẵn và đồ uống có cồn. 2/3 số bữa ăn bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt. Các bữa ăn còn lại có thể thêm sữa, trứng, protein động vật nạc, chất béo lành mạnh và lượng vừa phải món tráng miệng”.
Điều quan trọng là tập trung vào việc bổ sung nhiều thực phẩm thực vật hơn thay vì lo lắng cần loại bỏ thứ gì.
Thêm vào đó, chuyên gia Andrews khuyên bạn lựa chọn các loạt thịt chưa qua chế biến với nguồn protein nạc như thịt gà, cá, hải sản có chứa hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.