Điểm nổi bật nhất của Mini M4 là thiết kế siêu nhỏ gọn, với kích thước chỉ 5 inch cho chiều dài và chiều rộng - nhỏ hơn đáng kể so với phiên bản trước đó.
Apple cho biết, thiết bị có khả năng làm mát hiệu quả nhờ cấu trúc tản nhiệt mới trên chip M4, giúp dẫn luồng không khí tới từng bộ phận khác nhau và được thoát ra ngoài với hệ thống thông gió ở chân máy.
Về cổng kết nối, máy cũng được nâng cấp với hai cổng USB-C và giắc cắm âm thanh 3.5mm ở mặt trước, trong khi phía sau có các cổng Ethernet, HDMI và ba cổng USB-C/Thunderbolt. Đáng chú ý là các cổng USB-A đã bị loại bỏ, nhưng Apple đã bù đắp bằng cách thêm một cổng Thunderbolt, đưa tổng số cổng lên tới năm.
Tốc độ của các cổng này phụ thuộc vào từng phiên bản chip M4: bản tiêu chuẩn đi kèm Thunderbolt 4, còn M4 Pro hỗ trợ Thunderbolt 5 với tốc độ cao hơn.
Phiên bản M4 Pro mang đến hiệu năng mạnh mẽ với 14 lõi CPU và 20 lõi GPU.
Người dùng có thể cấu hình RAM lên tới 32GB với M4 thông thường hoặc 64GB với M4 Pro, và dung lượng lưu trữ có thể đạt tối đa 8TB.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể lựa chọn Ethernet 10 gigabit, mang lại sự linh hoạt cho những người dùng chuyên nghiệp và sáng tạo cần một thiết bị mạnh mẽ trong kích thước nhỏ gọn.
Sự ra mắt này diễn ra sau khi iMac sử dụng chip M4 cũng được giới thiệu trong tuần qua, cùng với đợt triển khai đầu tiên của các tính năng “Apple Intelligence” trên iOS, iPadOS và macOS, với nhiều tích hợp AI khác dự kiến sẽ xuất hiện vào tháng 12.
Có tin đồn cho rằng, Apple sẽ công bố các mẫu MacBook Pro 14 inch và 16 inch với chip M4 Pro và M4 Max có hiệu năng cao hơn trong thời gian tới.
(Theo TheVerge)
Ông đánh giá ra sao về đóng góp của thương mại điện tử với kinh tế số và tăng trưởng chung của nền kinh tế?
Thương mại điện tử thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, giai đoạn 10 năm đã phát triển với tốc độ từ 16-30%/năm.
Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế.
Đặc biệt, thương mại điện tử đã phát triển sang giai đoạn mới, không chỉ khẳng định vai trò là kênh song song với các hoạt động thương mại truyền thống mà được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn là kênh đầu tiên để đưa các sản phẩm ra thị trường trước khi phát triển các kênh truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp đã coi các hoạt động kinh doanh online quan trọng hàng đầu để giao thương phát triển thị trường.
Sức hút của thương mại điện tử với người tiêu dùng hiện nay thế nào, thưa ông?
Nhiều người cho rằng sau dịch Covid-19, hoạt động giao thương sẽ trở về theo cách truyền thống, tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh trực tuyến thậm chí còn nở rộ hơn. Điều này là bởi ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm thấy ở thương mại điện tử nhiều ưu việt và lựa chọn đây là kênh mua sắm thường xuyên.
Theo khảo sát của NielsenIQ Việt Nam, số người mua qua thương mại số là 60 triệu người. Mỗi ngày có 3,5 triệu lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử. Số người mua sắm qua internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% số người tiêu dùng có ý định duy trì và tăng sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm.
Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng tiêu dùng thông minh, mua sắm tiết kiệm và hướng tới mua sắm trực tuyến để có được nhiều ưu đãi. Người tiêu dùng có thể mua hàng một cách dễ dàng, thậm chí việc tương tác xem livestream và mua hàng với nhiều người như thời gian giải trí.
Số người mua hàng trực tuyến là các bà mẹ bỉm sữa, bà nội trợ ngày càng tăng. Chính họ là những người quyết định chi tiêu chính trong gia đình, giúp doanh thu thương mại điện tử tiếp tục tăng.
Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế nào?
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2024 đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra của thương mại điện tử Việt Nam như phát triển tập trung ở các thành phố lớn; nguồn nhân lực còn hạn chế; gây tác động xấu tới môi trường.
Trên thực tế, khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn. Chỉ số thương mại điện tử thành phố Hồ Chí Minh đạt 87 điểm, đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm, thứ ba là Bình Dương với 51,3 điểm.
Ngoài ra, phát thải bao bì từ hàng hóa chuyển phát qua thương mại điện tử đang ngày càng lớn, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đây chính là những vấn đề của phát triển thương mại điện tử bền vững mà ngành đang đặt ra và tìm giải pháp khắc phục.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số cũng nhằm phát triển thương mại điện tử bền vững. Về vấn đề này Hội có những khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp?
Kinh doanh bền vững cần hướng tới bảo vệ tốt người tiêu dùng, do đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới chất lượng dịch vụ, hàng hóa, không kinh doanh hàng giả, hàng nhái…
Muốn giữ được thương hiệu doanh nghiệp phải đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại điện tử theo trào lưu, xu hướng và còn chưa lưu tâm tới việc xây dựng thương hiệu bền vững.
Hiện nay, người tiêu dùng biết tự bảo vệ mình hơn, đồng thời cũng biết tìm đến các cơ quan chức năng để tố giác sản phẩm, hàng hóa gian dối trên thương mại điện tử, do đó các doanh nghiệp cần tuân thủ kinh doanh đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Cần có những giải pháp gì để phát triển thương mại điện tử bền vững, thưa ông?
Thương mại điện tử cần phát triển sang giai đoạn mới theo chiều sâu, thay vì phát triển “nóng” như thời gian qua. Muốn vậy các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như đã nêu.
Tuy khoảng cách số trong thương mại giữa các thành phố lớn và nông thôn đã dần cải thiện, song cần nỗ lực nhiều hơn cả từ phía bộ, ngành, địa phương. VECOM đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng tham gia thị trường thương mại điện tử của các doanh nghiệp, người bán hàng tại các địa phương.
Công tác đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ sở giáo dục, cung ứng nguồn lao động chất lượng cao để phát triển thương mại điện tử lên tầm cao mới.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, VECOM tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách và pháp luật hướng tới phát triển bền vững kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời, tuyên truyền, vận động cộng đồng kinh doanh trực tuyến tích cực triển khai các hoạt động cụ thể.
Trân trọng cảm ơn ông !
Theo Lam Giang (Báo Hànộimới)
" alt=""/>Làm gì để phát triển thương mại điện tử theo chiều sâu?![]() |
Đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 thường xuyên gặp sự cố. Ảnh: Dân trí |
Tại Nghị quyết của Hội đồng quản trị CTCP Nước sạch Vinaconex mới công bố cho biết, Hội đồng quản trị đã thảo luận và thông qua một số nội dung trong đó bao gồm nội dung về ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và UBND Hà Nội liên quan đến gói thầu CCOG 09, gói thầu cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện, gói thầu quan trọng có ảnh hưởng và quyết định lớn đến chất lượng và tiến độ dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 2.
Theo đó, Hội đồng quản trị yêu cầu Ban điều hành thực hiện đúng các nội dung yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và UBND Hà Nội.
Hội đồng quản trị giao Tổng giám đốc lựa chọn, quyết định thuê đơn vị Tư vấn pháp lý là công ty luật, văn phòng luật để hỗ trợ đánh giá các hậu quả của việc huỷ thầu hoặc không ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc). Sau khi có ý kiến của luật sư, Tổng giám đốc sẽ trình Hội đồng quản trị công ty xem xét, quyết định.
Đồng thời, Nghị quyết cũng cho biết, Hội đồng quản trị yêu cầu Tổng giám đốc có giải trình rõ về việc không ký hợp đồng với nhà thầu Xinxing trong khoảng thời gian từ 1/4/2016 (thời gian chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải đến hoàn thiện ký hợp đồng) đến ngày 7/4/2016 (thời gian có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ).
Yêu cầu Ban điều hành lập tiến độ các công việc công ty phải thực hiện đến ngày 30/4/2016 theo yêu cầu của Thủ tưởng Chính phủ và báo cáo Hội đồng quản trị trước ngày 27/4/2016, tức ngày hôm nay.
Trước đó, sau thông tin nhà thầu Trung Quốc thắng thầu cung cấp ống gang dẻo dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội với giá thấp hơn 11,8% so với gói thầu được phê duyệt, nhiều ý kiến của các chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về chất lượng ống nước không đảm bảo, và việc đấu thầu không minh bạch bởi mức giá quá thấp nêu trên.
Cũng thời điểm sau khi thông tin nhà thầu Trung Quốc trúng thầu, một công ty Ấn Độ đã lên tiếng khiếu nại về kết quả mở thầu, cho rằng, họ bị loại khi bảo lãnh thầu cao hơn, cược thêm 10% giá trị hợp đồng và thêm 2 năm bảo hành đường ống, lâu hơn so với các đối tác dự thầu khác.
UBND Hà Nội sau đó đã có công văn hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc. Tại công văn này, UBND Hà Nội đánh giá, chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện chọn thầu tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành. Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu, chủ đầu tư đã thiếu thận trọng, không thực hiện thăm dò, tham kiến cộng đồng dư luận.
Theo Bizlive
Dự án đường nước sông Đà 2: Chưa quyết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc" alt=""/>Dự án đường ống nước sông Đà sẽ huỷ hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc?