Hành trình khuyến đọc suốt 6 tháng qua, ông cảm thấy hài lòng?
Những con số mà các báo đài đã đưa tin như 62 tủ sách đã được tặng, mỗi tháng tặng các bạn đọc cá nhân 220 cuốn sách, 91 chương trình “Reading Books Together”, hơn 30 chương trình livestream kết nối với các tác giả, dịch giả, chuyên gia,… là bề nổi, là các con số.
Thành công nhất là sự thay đổi thái độ, thói quen của bạn đọc đối với sách và văn hoá đọc, là số lượng thư, email, nhắn tin cá nhân tôi và BTC nhận được mỗi ngày bày tỏ biết ơn và kể về những thành công của bạn đọc khi họ đọc và ứng dụng sách vào cuộc sống, là những hình ảnh tràn ngập hạnh phúc và năng lượng của chính bạn đọc khi đọc, thu nhận được từ những tác phẩm yêu thích. Hạnh phúc đó vô cùng lớn với BTC cũng như là những người làm công tác xuất bản.
Khuyến đọc Việt Nam đang nằm ở đâu, thưa ông?
Công tác khuyến đọc ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa thật sự tốt, cố gắng nhiều nhưng chưa đủ. Đấy là so với các nước trong khu vực chứ chưa nói với thế giới. Chúng ta chưa thật sự có những cơ quan truyền thông lớn chuyên tâm về văn hoá đọc, về khuyến đọc. Chúng ta vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị xuất bản với các cơ quan báo chí truyền thông, ngay cả các kênh mạng xã hội vẫn chưa tận dụng tối đa. Nói thật là, tôi muốn có một sự chuyển đổi mạnh trong khuyến đọc.
Tất nhiên, ở Việt Nam cũng có rất nhiều người có đóng góp cho công tác khuyến đọc, tôi không thể kể hết tên được. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một vài nhân vật mà theo cá nhân tôi không thể không nhắc đến. Đó là anh Nguyễn Kiểm, nguyên Cục trưởng cục Xuất bản, nguyên Phó chủ tịch thường trực hội Xuất bản. Anh Kiểm rất tâm huyết, cụ thể, toàn tâm toàn ý. Rồi anh Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Anh Hùng mê đọc sách và khuyến đọc rất tốt từ hồi còn làm ở Viettel. Khi lên Bộ trưởng, anh luôn mua sách tặng, khuyến khích mọi lãnh đạo gương mẫu đọc.
Tôi nhớ có năm, Mùng 6 tết anh đặt mấy trăm cuốn Phụng sự để dẫn đầuđể làm quà mừng tuổi lì xì năm mới trong phiên họp đầu tiên của Bộ. Anh mua cả ngàn cuốn Ikigai – đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng để tặng. Anh luôn khuyến khích, động viên các đơn vị xuất bản, cấp dưới, bạn bè, người quen đọc và ứng dụng sách vào cuộc sống. Rồi anh Lê Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam của Hội Xuất bản cũng là người cần mẫn trong công tác khuyến đọc,...
Ông nhận định, tương lai các hoạt động “Khuyến đọc Việt Nam” sẽ như thế nào?
Một việc cần phải làm là tổ chức Giải thưởng khuyến đọc Việt Nam. Giải thưởng này phải danh giá, ấn tượng, khích lệ, khuyến khích những cá nhân và tập thể hết mình phụng sự cho văn hoá đọc. Một việc nữa là kết nối các nước ASEAN với nhau để khuyến khích cùng đọc sách.
Năm nay và sang năm 2023, Việt Nam giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất bản ASEAN. Tôi đã đề xuất khẩu hiệu ONE ASEAN và cũng đề xuất có giải thưởng ASEAN BOOK AWARDS, tức là Giải thưởng Sách ASEAN nhưng cần tìm cách triển khai.
Chúng ta cần mở thêm nhiều khoá đọc sách nhanh, đọc sách siêu tốc, nhiều chương trình truyền cảm hứng đọc. Rồi các hoạt động hướng đến đọc và ứng dụng nội dung sách vào cuộc sống và công việc,… Tôi mong một ngày gần nhất người Việt Nam trung bình sẽ đọc trên 10 cuốn sách mỗi năm.
Bùi Trà My
" alt=""/>TS Nguyễn Mạnh Hùng: 'Tôi mong người Việt Nam một năm đọc 10 cuốn sách'Cùng với đó, Ngày Chuyển đổi số quốc gia đánh dấu ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại.
Trong năm đầu tiên được tổ chức, Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2022 có chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Bộ TT&TT đã ban hành kế hoạch hướng dẫn triển khai, theo đó các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 tập trung vào phát động những sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy, quảng bá toàn dân tăng cường sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phổ cập kỹ năng số, làm cho người dân được thụ hưởng kết quả do chuyển đổi số mang lại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nhận thức trong chuyển đổi số, nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022, báo VietNamNet sẽ mở chuyên mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”để góp phần tuyên truyền, lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số.
Báo VietNamNet kêu gọi sự tham gia đóng góp của đông đảo độc giả trong và ngoài nước viết bài, nêu ý kiến, quan điểm về chuyển đổi số; chia sẻ bài học kinh nghiệm chuyển đổi số của các nước khác trên thế giới; hay kể về các nhân vật điển hình, câu chuyện thực tế chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam...
Báo VietNamNet mong muốn sẽ là “nhịp cầu” lan tỏa các câu chuyện, cách làm, kinh nghiệm chuyển đổi số tới ngày càng nhiều người. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, đưa chuyển đổi số thấm vào từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước, hướng tới mục tiêu chung là đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong một tương lai không xa.
Địa chỉ nhận bài viết, ý kiến của độc giả: [email protected]. Trân trọng cảm ơn các bạn.
VietNamNet
" alt=""/>Mời độc giả VietNamNet lan tỏa các câu chuyện, sáng kiến chuyển đổi số quốc gia