Đây là sự kiện hoà nhạc được khởi nguồn bằng tình yêu, niềm hy vọng thắp sáng ước mơ, nâng bước và chắp cánh cho các em nhỏ. Chương trình hoà nhạc cho những cuộc đời nhỏ kém may mắn được diễn ra vào ngày 13/9/2022 tại ISHCMC - ngôi trường được thành lập vào năm 1993, nơi có môi trường học tập đa văn hóa với hơn 50 quốc gia đại diện.
Đêm nhạc có sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu, nghệ sĩ Violin Hàn Quốc Jmi Ko, ca sĩ Thảo Trang, ca sĩ Võ Hạ Trâm, nghệ sĩ Baek Na Yoon (Soprano - Giọng nữ cao) và nghệ sĩ Yoon Shin Yeong (nhạc cụ Oboist). Ban tổ chức cho biết, hơn 244 tấm vé được bán ra đã góp quỹ 146.600.000 VND để giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn.
Trong hành trình nhân ái của mình, quỹ Nâng bước tuổi thơ luôn tâm niệm rằng: “Mỗi đứa trẻ lành lặn chào đời là một phép màu. Nhưng mỗi đứa trẻ khiếm khuyết được chữa lành còn hơn cả một điều kỳ diệu. Và điều kỳ diệu đó có thể bắt đầu từ trái tim bạn". Xuyên suốt 15 năm qua, quỹ đã mang đến “phép màu” y tế cho hơn 600 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc dị tật bẩm sinh hoặc bị tai nạn.
Mọi em nhỏ đều mong muốn có một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh để có thể thỏa sức vui chơi, phát triển cùng bạn bè. Do đó, quỹ Nâng bước tuổi thơ hy vọng các em nhỏ không may sinh ra với dị tật không mong muốn sẽ sớm được phẫu thuật để có một cuộc đời trọn vẹn hơn.
Quỹ nâng bước tuổi thơ - thắp mãi ngọn lửa tình thương không biên giới Quỹ Nâng bước tuổi thơ là tổ chức từ thiện tại Việt Nam cung cấp chuyên môn điều trị bệnh lý và phẫu thuật đa khoa cho trẻ em dị tật bẩm sinh và tai nạn. Danh mục quỹ có thể tiếp nhận điều trị cho các em hiện rất đa dạng bao gồm thần kinh, mắt, tiết niệu, tiêu hoá, mạch máu, chấn thương chỉnh hình và trường hợp khác. Thông tin về quỹ Nâng bước tuổi thơ: https://nangbuoctuoitho.org/ |
Thanh Ngọc
" alt=""/>Hòa nhạc ‘Năng lượng yêu thương’ gây quỹ cho trẻ em khiếm khuyếtĐây là đợt công bố thứ 5 của Bộ Y tế về gia hạn hiệu lực số đăng ký theo quy định Nghị định 29. Lần thứ nhất gia hạn hơn 6.250 giấy phép (đầu tháng 6), lần thứ hai gần 3.600 (22/7), lần thứ 3 là gần 300 (hôm 23/9), lần 4 là 55 loại (hôm 20/10). Tổng 5 lần gia hạn có hơn 10.200 loại giấy phép.
Như vậy, hơn 10.200 thuốc đã được duy trì trong năm 2022 sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc sau ngày 31/12/2022, năm 2023 có 3.802 giấy đăng ký thuốc hết hiệu lực. Điều này dẫn đến số lượng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc phải xử lý từ nay đến hết năm 2023 là rất lớn (gần 14.000 thuốc).
Theo Bộ Y tế tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định hiện hành. Số lượng hồ sơ gia hạn cần giải quyết rất lớn và tiếp tục tăng lên, nhân lực thẩm định hồ sơ thiếu trầm trọng.
Tháng 10, báo cáo việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ Nhất - Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết Chính phủ đề nghị Quốc hội tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốctheo Nghị quyết số 30 thêm 1 năm (đến hết ngày 31/12/2023).
Theo Bộ trưởng Y tế, việc gia hạn này không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các thuốc này đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới (trong đó có nhiều quốc gia quản lý dược chặt chẽ).
Trường hợp không gia hạn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ở mọi chuyên khoa, ở tất cả các tuyến điều trị. Về lâu dài cần có cơ chế gia hạn tự động đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Công ty này bị phạt 70 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc vi phạm chất lượng nêu trên. Cơ sở nhập khẩu lô thuốc nêu trên vào Việt Nam là Công ty Cổ phần dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) phải tiến hành thu hồi số thuốc vi phạm chất lượng, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông, có địa chỉ trụ sở chính ở lô số 07, đường số 2, khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM.
Công ty này không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc, đối với 8 thuốc: Smodir-DT; Debomin plus; Batigan; Omcetti; Mumcal; Tyrozet; Devitoc và Fudcime.
Ông Hùng cho biết công ty này có nhiều tình tiết tăng nặng khi có hành vi vi phạm nhiều lần đối với nhiều thuốc. Hơn nữa, công ty này cũng không có văn bản đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá thuốc trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã công bố nhưng giá thuốc không thay đổi đối với 3 thuốc: Bakidol 650 (tên mới: Eagib); Pegianin (tên mới: Roteki) và Ormyco 120mg (tên mới: Ormyco 120).
Tổng số tiền xử phạt với 3 nhóm hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông là 160 triệu đồng.
Xử phạt 100 triệu đồng với hành vi vi phạm hành chính của Công ty Cổ phần US Pharma USA, có địa chỉ trụ sở chính: Lô B1-10, đường D2, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Công ty này không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt đối với 8 thuốc: Tabracef; Lotrial S; Glimepirid 2-US; Cardipredson 4; Bitrepso; Robpredni sweet; Robmedtril số lô 030522 và Cefdinir 300.