Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2019. Việt Nam có 5 đại diện góp mặt, trong đó dẫn đầu là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup với tài sản 6,6 tỷ USD.
Trên bảng xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 239, giàu hơn cả Tổng thống Mỹ Donald Trump (3,1 tỷ USD), cựu CEO Uber Travis Kalanick (5,8 tỷ USD) và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Đây là năm thứ 7 liên tiếp người đứng đầu Vingroup có tên trong danh sách này. Năm ngoái, ông Vượng sở hữu tài sản 4,3 tỷ USD và là người giàu thứ 499 trên thế giới.
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo lần thứ 3 được Forbes xướng tên trong Top tỷ phú thế giới với tài sản 2,3 tỷ USD. Bà Thảo hiện đứng ở vị trí 1.008 trên bảng xếp hạng.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco lần thứ 2 có mặt trong bảng xếp hạng của Forbes, xếp vị trí 1.349 với tài sản 1,7 tỷ USD.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát – người được Forbes đưa vào danh sách năm ngoái không có mặt trong bảng xếp hạng năm nay. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng Real-Time (thời gian thực), tài sản hiện tại của ông Long được Forbes ước tính khoảng 1 tỷ USD.
" alt=""/>Ông Phạm Nhật Vượng có mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes 7 năm liên tiếpẢnh minh họa: Getty Images
Từ bây giờ, quảng bá nội dung anti vaccine là trái với quy định của Facebook. Vì vậy, những quảng cáo thêu dệt “thông tin sai sự thật về vaccine” bị cấm trên mạng xã hội. Trước đây, có các lựa chọn để xác định đối tượng mục tiêu cho quảng cáo như “tranh cãi về vaccine”, nay đã được gỡ bỏ.
Facebook còn chủ động tìm kiếm các nội dung như vậy. Trong quá khứ, nếu người dùng báo cáo một tin sai sự thật về vaccine cho nhóm kiểm tra sự thật, Facebook sẽ hạn chế phạm vi tiếp cận của bài viết. Tuy nhiên, hiện tại, nền tảng sẽ hạn chế mọi giả thuyết lừa đảo nổi tiếng đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ xác định trước cả khi nhóm kiểm tra xem xét.
Đây thực sự là thông tin tích cực. Những câu chuyện thêu dệt về vaccine không hề mới và trở thành tâm điểm thời gian gần đây khi dịch sởi bùng phát tại Mỹ. Chỉ riêng tại bang Washington đã có 71 ca mắc bệnh sởi. Điều đó dấy lên lo ngại thông tin sai lệch trên mạng xã hội là một yếu tố khiến cha mẹ không tiêm vaccine cho con.
" alt=""/>Facebook cuối cùng cũng mạnh tay hơn với nội dung anti vaccineTại Việt Nam, GandCrab 5.2 được phát tán thông qua thư điện tử giả mạo từ Bộ Công an Việt Nam với tiêu đề “Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam”, có đính kèm tệp documents.rar.
Khi người dùng giải nén và mở tệp tin đính kèm, mã độc sẽ được kích hoạt và toàn bộ dữ liệu người dùng bị mã hóa, đồng thời sinh ra môt tệp nhằm yêu cầu và hướng dẫn người dùng trả tiền chuộc từ 400 - 1.000 USD bằng cách thanh toán qua đồng tiền điện tử để giải mã dữ liệu.
Trước tình hình này, Trung tâm VNCERT đưa ra khuyến nghị cần theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab và cập nhật vào các hệ thống bảo vệ như: IDS/IPS, Firewall,… Trong trường hợp phát hiện sự cố, cần nhanh chóng cô lập vùng/máy đã phát hiện.
Các đơn vị chuyên trách về ATTT cần thông báo để người sử dụng nâng cao cảnh giác, không mở và click vào các liên kết cũng như các tập tin đính kèm trong email có chứa các tập tin dạng .doc, .pdf, .zip, rar,… được gửi từ người lạ. Đó cũng có thể là một email được gửi từ người quen nhưng cách đặt tiêu đề hoặc ngôn ngữ khác thường.
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, mã độc tống tiền GandCrab rất nguy hiểm. Nó có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy bị nhiễm. Tin tặc khai thác và tấn công sẽ gây lên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Trọng Đạt
" alt=""/>Cảnh báo mã độc tống tiền mới GandCrab qua Email