Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, trình bày đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM tại kỳ họp (Ảnh: Quang Huy).
Ông Trần Quang Lâm cho biết, việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị là rất quan trọng. Đến nay, TPHCM đã cơ bản hoàn thiện dự thảo đề án, trình lấy ý kiến của các bộ ngành và báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM.
Theo ông Lâm, đề án tập trung vào việc đề xuất 6 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù và đột phá, như các chính sách của Nghị quyết 98 thực hiện vành đai 3, hệ thống cao tốc quốc gia...
"Với những quy định hiện hành và cách thức tổ chức triển khai như hiện nay, không thể đáp ứng tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cho một thành phố có mật độ dân cư cao như TPHCM," ông Lâm nhấn mạnh.
Về nguồn vốn thực hiện, ông Lâm cho biết ngành giao thông xác định nguồn vốn chủ đạo từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA sẽ được sử dụng vào một số hạng mục.
Tàu metro số 1 tại depot Long Bình (Ảnh: Thư Trần).
Việc thực hiện đề án lần này chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước, phát huy đội ngũ nhà thầu trong nước, cùng với sự tham gia của tư vấn và giám sát của chuyên gia, tư vấn quốc tế.
Về công nghệ đường sắt, Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng đề án này, TPHCM và TP Hà Nội sẽ gắn vào đề án này để thực hiện. Trong đó, TPHCM sẽ phối hợp lựa chọn công nghệ phù hợp dựa trên tiêu chí chủ động, không để bị phụ thuộc.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, hiện đề án được tổng hợp để báo cáo Chính phủ trong tháng này, sau đó xin ý kiến Bộ Chính trị và phấn đấu trình Quốc hội vào cuối năm.
Nếu được thông qua, giai đoạn 2026-2027 TPHCM sẽ thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn 2027-2028 sẽ khởi công đồng loạt 6 tuyến, phấn đấu hoàn thành 183km (6 tuyến) trong 9 năm.
" alt=""/>TPHCM có mật độ dân số thuộc nhóm cao nhất thế giới nhưng chưa có metroHội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động xuất bản và nội dung xuất bản phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023 gắn với việc thực hiện những nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác xuất bản; kịp thời phát hiện khó khăn, hạn chế, vướng mắc; đôn đốc, phát huy vai trò của xuất bản trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành những tháng cuối năm 2023.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 tháng đầu năm 2023, các nhà xuất bản đã thực hiện xuất bản 14.968 cuốn với 176.830.566 bản (giảm 28,8% về cuốn và giảm 51% về bản). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 13.380 cuốn với 163.888.479 bản (giảm 30,5% về cuốn và giảm 53,9%); Xuất bản phẩm dạng điện tử đạt 1.111 xuất bản phẩm (giảm 2,8%); Xuất bản phẩm dạng đĩa CD, DVD, bản đồ, bưu ảnh, lịch các loại đạt 477 xuất bản phẩm với 12.942.087 bản (giảm 24,9% về số xuất bản phẩm và tăng 115% về bản).
Về nội dung xuất bản phẩm, các nhà xuất bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Nhiều xuất bản phẩm nội dung tốt, có giá trị nhân văn, mang tính thời sự, hấp dẫn về hình thức được xuất bản, phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của bạn đọc ở tất cả loại sách, từ sách lý luận chính trị, sách kinh tế - xã hội, sách văn hóa - văn học, sách chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, sách giáo dục - dạy nghề, sách khoa học - công nghệ đến các loại sách tri thức phổ thông - hướng nghiệp, sách thiếu nhi...
Đặc biệt, một số ấn phẩm tiêu biểu, có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nambằng 7 ngoại ngữ; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới do NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, phát hành.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các nhà xuất bản đã chủ động phối hợp với bộ ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thành công Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Namlần thứ hai trên toàn quốc. Qua đó tạo được hiệu ứng, sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, nâng cao nhận thức tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; phát huy những mô hình, không gian văn hóa nhằm thu hút, truyền cảm hứng, thúc đẩy cá nhân, gia đình, cộng đồng đến với sách; hình thành thói quen đọc sách thường xuyên, trở thành nhu cầu tự thân của quần chúng, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng lâu dài và bền vững.
Sách về chủ đề lịch sử, nghiên cứu lịch sử, văn hoá, xã hội được các nhà xuất bản quan tâm và đầu tư. Thông qua các xuất bản phẩm giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử, các thành tựu phát triển của đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới và ngược lại. Một số cuốn tiêu biểu như: Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển; Người thầy…
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Hội nghị cũng phân tích, làm rõ một số tồn tại cần sớm khắc phục. Số lượng xuất bản phẩm vi phạm nội dung tuy giảm so với các năm, song cơ quan quản lý nhà nước phải xử lý 10 trường hợp với các hình thức: yêu cầu sửa chữa lỗi sai 3 xuất bản phẩm; yêu cầu thẩm định nội dung 7 xuất bản phẩm.
Vẫn xuất hiện sách có nội dung chính trị, tư tưởng không phù hợp, vi phạm quy định về thuần phong, mỹ tục, vi phạm bản quyền, nội dung chưa được kiểm chứng; một số nhà xuất bản chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực.
Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các nhà xuất bản, ngành xuất bản đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành cần triển khai trong thời gian tới.
"Tập trung xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và các ngày lễ lớn của đất nước, nhất là những đề tài về tuyên truyền kết quả, thành tựu đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo tinh thần của Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hóa hoạt động để phù hợp trong bối cảnh thời đại 4.0.
Chú trọng hợp tác quốc tế, giao dịch bản quyền và xuất khẩu nội dung sách thông qua các nền tảng đa phương tiện.
Tiếp tục quán triệt triển khai Quy định số 100-QĐ/TW, ngày 28/02/2023 của Ban Bí thư về trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo nhà xuất bản; quản lý nội dung xuất bản phẩm, hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành.
Xây dựng, triển khai chiến lược phát triển nhà xuất bản, chuyển đổi số xuất bản; tập trung đánh giá, tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp đối với xuất bản phẩm thuộc đề án, dự án của Đảng, Nhà nước; tập trung nỗ lực hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ đề ra trong năm 2023'' - ông Trần Thanh Lâm nói.
" alt=""/>Hơn 14 nghìn đầu sách được xuất bản trong 6 tháng qua