Tuy nhiên, tốc độ tiếp tục tăng trưởng chóng mặt vào chính ngày mở bán 3/11. Cổphiếu Apple nhanh chóng ghi nhận mức tăng kỷ lục lên tới 174,10 USD, trước khi kết thúc phiên giảm nhẹ xuống chỉ còn 172,50 USD.
Có lẽ với mức tăng cổ phiếu kỷ lục như vậy, các nhà đầu tư Apple hay chính Tim Cook sẽ rất phấn khích bởi họ vừa có thêm trong tay một khoản tiền mặt vô cùng lớn.
Theo ông Dan Marcec, giám đốc nội dung tại Equilar, một công ty chuyên theo dõi dữ liệu về các CEO khẳng định, khối tài sản ròng của Tim Cook đã chạm mốc 666.497.782 USD, tăng thêm 34 triệu chỉ trong vòng 1 tuần khi iPhone X lên kệ.
Ước tính trên của Marcec dựa vào số cổ phần của Cook trong Apple và Nike.Con số đó không liên quan tới bất kỳ tài sản cá nhân hoặc tài sản bổ sung của Cook. Điều này cũng đồng nghĩa, khối tài sản thực của vị CEO kế nhiệm Steve Jobs chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.
Trước đó, tính tới hôm 27/10, tổng tài sản của Tim Cook là 630.225.273 USD. Tất nhiên, con số này đã tăng mạnh vào hôm thứ Hai (30/10), khi thị trường chứng khoán mở cửa.
iPhone X là một trong những mẫu iPhone đáng chờ đợi nhất của Apple sau hơn một thập kỷ ra mắt thị trường smartphone. Tim Coook đang rất kỳ vọng, iPhone X sẽ tạo đà tăng trưởng kỷ lục cho Apple trong quý kinh doanh sắp tới và giúp hãng sớm trở thành công ty trị giá nghìn tỷ vào năm sau.
Chuyên gia phân tích lừng danh Ming-Chi Kuo dự báo, Apple sẽ phát hành bộ đôi smartphone mới có tên gọi iPhone XI và iPhone XI Plus vào năm 2018.
" alt=""/>Tim Cook kiếm thêm 34 triệu USD nhờ iPhone XTrong chương trình One Ford Drive được tổ chức bởi Ford Việt Nam trải nghiệm động cơ Ecoboost trên 3 mẫu xe bao gồm Fiesta 1.0L, Focus 1.5L, Explorer 2.3 và một loạt các sản phẩm One Ford. Các dòng xe được trang bị động cơ EcoBoost là minh chứng cho thấy Ford đang hướng tới việc sản xuất các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Động cơ EcoBoost sử dụng kết hợp công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp với turbo tăng áp và thời gian mở van biến thiên để giúp động cơ tiết kiệm thêm 20% nhiên liệu và giảm 15% lượng khí thải CO2 so với các động cơ có dung tích lớn hơn mà không làm ảnh hưởng đến công suất. Bên cạnh đó, hiệu quả đạt được của động cơ EcoBoost được đánh giá cao hơn các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu tiên tiến khác. Đặc biệt, năm 2016, động cơ “nhỏ nhưng có võ” EcoBoost 1.0L chiến thắng lần thứ năm liên tiếp tại lễ trao giải thưởng Động cơ Quốc tế của năm 2016 kể từ khi ra mắt.
" alt=""/>Động cơ Ecoboost trên xe Ford: 'Nhỏ nhưng có võ'Trong văn bản gửi Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội để góp ý về dự thảo luật An ninh mạng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng quy định về việc đặt máy chủ trên lãnh thổ Việt Nam là chưa phù hợp với tinh thần cam kết của Việt Nam trong TPP. Theo nội dung Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương Thương mại điện tử, khoản 2 Điều 14.13 có quy định: “Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của Chương này được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó”.
Theo VCCI, hiện nay, mặc dù TPP chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng Việt Nam và 10 nước còn lại, trừ Mỹ, vẫn tiếp tục đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP. Theo quan điểm của VCCI, việc đặt máy chủ ở đâu không quan trọng bằng quy trình đảm bảo an ninh mạng đối với dữ liệu trên đó. “Máy chủ đặt ở đâu cũng không có ý nghĩa gì về an ninh thông tin nếu quy trình, kỹ thuật, công nghệ không đáp ứng yêu cầu chuẩn mực. Nếu các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam mà không được sử dụng những dịch vụ lưu trữ dữ liệu an toàn nhất để đặt dữ liệu (thường không có máy chủ ở Việt Nam) thì điều này còn tạo ra nguy cơ mất an ninh mạng cao hơn đối với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân Việt Nam”, văn bản VCCI nêu rõ.
Tương tự, ông Lê Hải Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng quy định này không mang tính khả thi. Hiện tại, nhiều tập đoàn cung cấp các dịch vụ lớn mang tính toàn cầu như Google, Facebook, Amazon… đều có máy chủ tại bên ngoài như Mỹ, Singapore, Hồng Kông... Nhưng họ không đặt cơ quan đại diện và cũng không đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. Nếu có đặt máy chủ thì chỉ là một số máy chủ dự phòng tại các datacenter (trung tâm dữ liệu) lớn ở Việt Nam mà thôi.
![]() |