Theo tìm hiểu, khách hàng muốn ký kết hợp đồng đầu tư (ký kết hợp đồng cho vay) vào Công ty GFDI phải đáp ứng số tiền thấp nhất 120 triệu đồng, 50%/năm (trả 1 lần cả lãi và gốc sau khi hết hạn). Ngoài ra, công ty cũng có lãi suất 3, 6 và 9 tháng tùy nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, công ty còn có nhiều chương trình ưu đãi thu hút khách hàng. Chẳng hạn, trong tháng 11, khách hàng ký mới hợp đồng giá trị dưới 500 triệu đồng sẽ được tặng tiền mặt 0,5% giá trị hợp đồng; hay hợp đồng từ 1 tỷ đồng trở lên được tặng tiền mặt giá trị 1,5% hợp đồng.
Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (trụ sở tại 92 đường 23/9, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) do ông Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Ngoài ra, ông Hoàng còn là người đại diện pháp luật Công ty cổ phần sản xuất thương mại Seneco và các chi nhánh của Công ty GFDI.
Công ty GFDI được thành lập vào tháng 5/2018 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Đến tháng 3/2019, công ty này tăng vốn lên 20 tỷ đồng. 2 năm sau, doanh nghiệp tiếp tục tăng vốn lên 40 tỷ đồng. Đến tháng 12/2022, vốn điều lệ GFDI đạt 80 tỷ đồng.
Theo giới thiệu của đơn vị này, sau hơn 6 năm hoạt động, công ty này đã có hàng nghìn khách hàng khắp cả nước. Từ lĩnh vực quản lý vốn ban đầu, đến nay công ty đã dần mở rộng hoạt động sang 6 lĩnh vực khác bao gồm: Quản lý vốn; kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống; sản xuất hàng tiêu dùng và thương mại; đầu tư hoạt động nghệ thuật; thể thao và thể thao điện tử.
Ông Nguyễn Quang Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty GFDI (Ảnh: GFDI).
Doanh nghiệp này cho biết đang có 10 chi nhánh tọa lạc tại các tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn - Bình Định, Nha Trang - Khánh Hòa, Đắk Lắk - Buôn Mê Thuột, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM và Cần Thơ.
Các dự án được GFDI đầu tư như: Dự án Seneco - sản xuất chén dĩa bằng lá sen; dự án K-Products - sản xuất thực phẩm; sản xuất hạt nêm Enzy; tòa nhà văn phòng cho thuê GFDI tại trung tâm Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng)...
Trước đó, tối 5/11, mạng xã hội lan truyền tâm thư được cho là của ông Nguyễn Quang Hoàng - Tổng giám đốc Công ty GFDI.
Văn bản này thể hiện việc các mảng đầu tư của GFDI đã không còn mang lại lợi nhuận như kỳ vọng nên công ty đang rà soát, tái thẩm định và sẽ tạm dừng những dự án đầu tư không còn khả năng sinh lợi tốt để đảm bảo quản lý tốt nhất nguồn vốn của khách hàng.
Cùng ngày, công ty này cũng có thông báo về việc "hệ thống đang được bảo trì nên công ty sẽ tạm ngưng giao dịch đến khi có thông báo mới".
" alt=""/>Công ty GFDI huy động vốn, khách khoe được trả lãi suất 50%/năm là bên nào?Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: IT).
Không có sự đồng ý của các thành viên
Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được nhiều người quan tâm. Một trong những thay đổi trong luật này là không còn công nhận sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình.
Khoản 4 Điều 256 Luật Đất đai 2024 nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày 1/8, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên thực tế, việc một người trong hộ gia đình (trước đây là chủ hộ) tự ý chuyển nhượng cho người khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất khác diễn ra khá phổ biến.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu chưa có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực mà chuyển nhượng đất hộ gia đình cho người khác thì thành viên khác có quyền lấy lại quyền sử dụng đất của mình.
Tự ý chuyển nhượng là tài sản chung của vợ chồng
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chuyển nhượng nhà đất là tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý bằng văn bản. Trường hợp vợ, chồng tự ý chuyển nhượng thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực
Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nghĩa là, nếu hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng đó không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa là, chỉ có quyền đòi lại nếu một bên hoặc các bên chưa thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Trường hợp đất đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã trả ít nhất 2/3 số tiền theo thỏa thuận thì không yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức để lấy lại đất.
" alt=""/>5 trường hợp có quyền "đòi lại" đất đã bán bằng giấy viết tayCái chết của nam công nhân có tên A Bảo gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc (Ảnh minh họa: SCMP).
Tháng 2/2023, A Bảo ký hợp đồng lao động với một công ty xây dựng và được nhận vào làm thợ sơn. Hợp đồng này kéo dài tới tháng 1 năm nay. Sau khi ký hợp đồng, A Bảo được điều động tới làm tại một công trình ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang.
Từ tháng 2 tới tháng 5/2023, A Bảo liên tục tăng ca và chỉ chỉ xin nghỉ một ngày vào 6/4/2023.
Đến ngày 25/5/2023, A Bảo xin nghỉ ốm. Ngày 28/5, tình trạng của A Bảo nhanh chóng chuyển biến xấu, anh được đồng nghiệp đưa tới bệnh viện cấp cứu. Lúc này, A Bảo đã bị viêm phổi nặng và suy hô hấp cấp. Đến ngày 1/6, A Bảo qua đời.
Sau sự việc bi kịch, gia đình A Bảo đã đệ đơn kiện công ty tuyển dụng anh vì cho rằng công ty này đã hành xử vô trách nhiệm đối với sức khỏe nhân viên.
Phía công ty tuyển dụng A Bảo cho rằng lượng công việc mà họ giao cho anh trong giờ làm việc là phù hợp. Việc A Bảo nhận làm thêm giờ, làm tăng ca là do anh tự nguyện. Phía công ty cũng cho rằng cái chết của A Bảo là do những vấn đề sức khỏe đã tồn tại từ trước.
Dù vậy, tòa án kết luận rằng việc công ty đồng ý cho A Bảo làm việc 104 ngày liên tiếp chỉ nghỉ... một ngày là động thái vi phạm luật lao động.
Theo kết luận của tòa án, chính động thái vi phạm của công ty là một yếu tố quan trọng khiến sức khỏe A Bảo suy sụp, dẫn tới cái chết của nam công nhân. Tòa yêu cầu công ty bồi thường cho gia đình A Bảo 400.000 tệ (tương đương gần 1,4 tỷ đồng).
Công ty tuyển dụng A Bảo đã đệ đơn kháng cáo lên cấp cao hơn. Trong tháng 8 vừa qua, Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Chu San đã quyết định giữ nguyên phán quyết mà tòa án cấp địa phương đưa ra trước đó. Phía công ty bắt buộc phải bồi thường cho gia đình A Bảo.
Vụ việc này gợi nhớ lại một sự việc tương tự xảy ra hồi tháng 8/2019 đối với một nam công nhân có tên Châu Bân, anh làm thợ sơn cho một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Châu Bân đã đột ngột qua đời trên đường từ nơi làm việc về nhà. Trước đó, anh đã làm việc cả tháng 7/2019 mà không nghỉ một ngày nào, thời gian làm việc tăng ca của Châu Bân trong tháng 7 lên tới... 130 giờ.
Gia đình Châu Bân đã kiện công ty tuyển dụng anh ra tòa. Tòa án kết luận rằng đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm trong cái chết của Châu Bân và yêu cầu công ty này bồi thường cho gia đình nam công nhân số tiền 360.000 tệ (tương đương 1,2 tỷ đồng).
" alt=""/>Nam công nhân qua đời sau khi liên tục tăng ca được bồi thường 1,4 tỷ đồng