Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
Trao đổi với báo giới về tiến độ xây dựng Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, tại phiên họp báo Chính phủ ngày 30/8, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh đây là Nghị định được các doanh nghiệp, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.
Theo ông Hải, Nghị định này điều chỉnh các quy định sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lắp ráp; các doanh nghiệp nhập khẩu; các trung tâm bảo hành bảo dưỡng ô tô. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT để triển khai xây dựng.
Luật Đầu tư quy định các nội dung liên quan đến Nghị định này có hiệu lực từ 1/7/2017. Đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải để hoàn thiện dự thảo trình phê duyệt. Trước đó cũng đã thành lập các tổ công tác đến từng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trên cả nước, các doanh nghiệp FDI, các nhà nhập khẩu ô tô, các doanh nghiệp kinh doanh… Bộ cũng đã có báo cáo tổng hợp kiến nghị của tất cả các doanh nghiệp này trình Chính phủ đúng thời hạn.
Tuy nhiên, Nghị định này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều đối tượng doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu (gồm các doanh nghiệp chính hãng, các doanh nghiệp nhập nhỏ lẻ), các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
"Chúng tôi cũng đã làm theo hướng trước hết là bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả sản xuất lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu, kinh doanh ô tô; bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Rõ ràng là nếu ưu tiên vào một đối tượng doanh nghiệp nào đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng", ông Đỗ Thắng Hải nói.
" alt=""/>Chính phủ sắp ban hành nghị định về sản xuất lắp ráp, kinh doanh ô tôViệc cần làm là mua một chiếc điện thoại mới trừ phi bạn không muốn bỏ ra 700 đô mỗi vài năm, hay giả như lo lắng cho nguồn tài nguyên khoáng sản của hành tinh ngày càng cạn kiệt và tỏ ra ái ngại với hàng tấn rác điện tử độc hại tuồn tới các nước đang phát triển.
Một báo cáo dài 43 trang của The Repair Association công bố hôm thứ Năm đã phô bày thực trạng đáng báo động. Họ muốn mọi người chú ý tới các tiêu chuẩn môi trường lỏng lẻo đã tạo khe hở cho nhà sản xuất lách qua mà không hề tính tới việc cân bằng giữa túi tiền của khách hàng và môi trường.
Bởi vì sao? Bản báo cáo nói rằng những công ty như Apple thích tiền hơn bất cứ thứ gì nên vấn đề khác chỉ là thứ yếu. Khi người dùng thay điện thoại vài năm một lần hoặc tham gia chương trình iPhone Upgrade Program để có cơ hội sở hữu chiếc iPhone mới mỗi 12 tháng thì việc xử lý thiết bị cũ trở thành bài toán đau đầu. Điều này chẳng có gì lạ trong thời đại các tập đoàn công nghệ làm mưa làm gió. Nhưng thế giới cần tìm ra giải pháp nhằm cân bằng giữa việc đảm bảo quyền lợi về chi phí của người tiêu dùng lẫn bảo vệ hành tinh họ đang sống.
Gian nan đòi quyền sửa chữa
Điều này nghe chẳng có vẻ gì hấp dẫn cả, nhưng vấn đề cốt lõi là phải tuân theo các tiêu chuẩn về môi trường. Các nhóm vận động và tổ chức phi lợi nhuận đã hối thúc các tập đoàn như Apple phải áp dụng ngay chính sách giúp người dùng dễ dàng sửa chữa thiết bị, nhưng họ lại không đủ sức gây ảnh hưởng. Bởi Cơ quan quản lý tiêu chuẩn phần lớn bị các công ty kiểm soát với những luật lệ ràng buộc.
Kyle Wiens, CEO công ty sửa chữa nổi tiếng iFixit cho biết: “Các nhà sản xuất nắm giữ hầu như tất cả số phiếu. Vì thế về cơ bản, họ tự viết ra các tiêu chuẩn”.
“Quyền được sửa chữa” trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trong nhiều năm. Logic cơ bản ai cũng hiểu là nếu dễ dàng có quyền thay pin điện thoại hoặc được hỗ trợ công cụ và hướng dẫn chi tiết thì thiết bị sẽ kéo dài tuổi thọ hơn. Điều này có lợi cho người dùng và hành tinh chúng ta, nhưng cuối cùng lại chẳng ích gì với Apple.
Nhiều công ty công nghệ hiện bán sản phẩm mà không thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về sửa chữa và tái chế. Điện thoại được sản xuất bởi ốc vít độc quyền đòi hỏi công cụ đặc biệt, chưa kể bên trong còn đầy keo dính để gắn chặt các bộ phận lại với nhau. Điều này góp phần tạo ra những thiết bị đẹp mắt nhưng lại rất khó sửa chữa.
Sarah Westervelt, Giám đốc chính sách của tổ chức phi lợi nhuận Basel Action Network cho biết: “Tăng tuổi thọ sản phẩm đồng nghĩa các nhà sản xuất sẽ bán được ít hàng hóa hơn. Nếu khách hàng nhận thức rõ hơn về khái niệm sản phẩm xanh bao gồm yếu tố được xây dựng với tuổi đời cao, dễ sửa chữa, nâng cấp và pin có thể thay thế thì xã hội sẽ làm chậm lại đà tăng của ‘product churn’ (mô hình kinh doanh với việc bán nhiều sản phẩm hơn là có lợi cho khách hàng).”
“Điều đó (product churn) hình thành lượng chất thải độc hại lâu dài ngoài sức tưởng tượng đối với toàn thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển, nơi mà rác điện tử bị đổ dồn về”, bà Sarah Westervelt chia sẻ.
“Quả táo thối”
Apple luôn trở thành đề tài bàn tán của giới hoạt động môi trường. Công ty đạt lợi nhuận cao nhất thế giới nhưng lại không đưa ra những hành động tương xứng. Hãng thích đề cao tiêu chí xanh trong chiến lược kinh doanh của mình, như việc dùng hộp iPhone 7 từ chất thải có thể tái tạo được.
Tuy nhiên, mỗi chiến dịch “hô hào” như vậy lại giống như trò đùa bỡn cợt hòng rút cạn túi tiền người dùng và phủ “bụi mù” lên hành tinh. Như báo cáo của cây viết Andy Cambell của HuffingtonPost vào năm ngoái cho biết, Apple liên tục vận động hành lang chống lại các đạo luật hỗ trợ kéo dài tuổi đời thiết bị, quyền kiểm soát toàn bộ của người dùng sau khi đã mua sản phẩm.
" alt=""/>Apple đứng trước những cáo buộc đang hủy hoại hành tinh xanhTheo Phone Arena, Apple đã tìm ra cách để chạm tay trực tiếp vào màn hình, đồng thời mở khoá máy nhờ vào cơ chế phản xạ sóng âm. Bằng sáng chế cho thấy bộ phận đầu dò sóng âm được đặt ở phía dưới thiết bị và gửi tín hiệu lên đến đỉnh.
Các sóng âm sẽ được phát ra liên tục, khi tay chạm vào vị trí đặt cảm biến cũng như nguồn phát sóng âm bên dưới, sóng sẽ chạm vào tay, sau đó phản ứng qua lớp màn hiển thị rồi quay về cảm biến, tiếp nhận thông tin để xử lý và mở khoá.
Các phần lồi lõm không đều của ngón tay con người chính là thứ tạo ra biên độ âm thanh khác nhau và cũng là biểu đồ âm thanh duy nhất. Một xung nhịp có thể được chuyển hoá thành điện đồng thời được hệ thống sử dụng để nhận diện người dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại để hiện thực hoá công nghệ này, bởi nếu cần lượng điện áp đủ lớn để phát ra sóng âm có tần số cao như thế, thiết bị có thể hư hỏng đột ngột và hao tốn nhiều năng lượng. Vì thế, Apple đang có kế hoạch thiết kế một bộ đầu dò thích hợp giúp cảm biến hoạt động mượt mà.
Apple từng được kỳ vọng sẽ mang loại công nghệ này áp dụng ngay trên iPhone 8 ra mắt ngày 12/9 tới. Tuy nhiên, do vẫn còn quá nhiều rào cản, nhiều khả năng thiết bị này sẽ được thay bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D.
Theo Zing
" alt=""/>Apple công bố bằng sáng chế cảm biến vân tay dưới màn hình