Mới đây, Ủy ban Bóng đá quốc tế (IFAB), cơ quan làm luật của FIFA và Hiệp hội bóng đá Anh đã thống nhất chấp thuận công nghệ VAR trong các trận bóng đá. Miễn là công nghệ này phải trải qua quá trình phê duyệt bắt buộc.
Kết luận trên được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của Hiệp hội bóng đá Quốc tế tại Zurich, Thụy Sỹ (3/3) mới đây. Trình bày tại Hội nghị là những kết quả dữ liệu phân tích độc lập về công nghệ VAR của ĐH. Bỉ KU Leuven bắt đầu từ tháng 3/2016.
Theo Independent, các Hiệp bóng đá Anh, Scotland, Wales và Bắc Ailen đều có trong tay một phiếu bầu chấp thuận VAR. Trong khi FIFA, đại diện cho tất cả các liên đoàn quốc gia khác có tới 4 phiếu bầu và sáu yêu cầu thay đổi luật pháp.
Chủ tịch FIFA kiêm chủ tọa cuộc họp, Gianni Infantino khẳng định:
"Tính đến nay, trọng tài video đã trở thành một phần của bóng đá và đây là một tin rất quan trọng….Chúng tôi đã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình với mọi quyết định trong bóng đá. Chủ đề này đã được đem ra thảo luận từ hàng chục năm qua. VAR rất hữu ích cho bóng đá, trọng tài và hơn hết mang lại sự công bằng cho mỗi trận đấu. Bởi tất cả lý do này, chúng tôi quyết định chấp thuận VAR".
Trước đó, VAR đã được ứng dụng thử nghiệm tại rất nhiều giải trẻ của FIFA, Bundesliga, Seria A hay cúp FA. Trong đó, VAR (video assistant referee) chỉ được sử dụng khi có nghi ngờ xung quanh 4 tình huống quan trọng: sau một bàn thắng, quyết định phạt đền, thẻ đỏ hoặc những tình huống nhầm lẫn.
Với sự nhất trí của IFAB, gần như chắc chắn Hội đồng FIFA sẽ đưa VAR vào sử dụng tại World Cup 2018 năm nay tại Nga. Rất nhiều quan chức thể thao đánh giá công nghệ video hỗ trợ trọng tài - VAR (video assistant referee) đang ghi nhận nhiều hiệu ứng tích cực.
Dữ liệu thu thập được từ khoảng 1.000 thiết bị VAR trên thế giới cho thấy độ chính xác được cải thiện đáng kể với tỷ lệ đưa ra quyết định đúng tăng từ 93% lên 99%.
Mục đích khi ra đời công nghệ VAR nhằm tạo ra những cuộc đấu công bằng hơn trên sân cỏ, đặc biệt khi có những tranh chấp nghiêm trọng phải xử phạt bằng thẻ đỏ, thẻ vàng hay phạt penalty. Về mặt lý thuyết, VAR sẽ giúp ngăn chặn những sai lầm xảy ra và cố gắng giữ trận đấu không bị trì hoãn quá lâu. Trên thực tế, một số thử nghiệm đã cho thấy tác dụng tương tự.
Nhưng không phải lúc chúng ta cũng thấy VAR có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều người cho rằng, công nghệ VAR làm kéo dài trận đấu và hiệu quả thực tế quá mờ nhạt. Quả thực, hạn chế phần cứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những sai sót của công nghệ.
Trong một trận đấu thuộc giải Cúp Bồ Đào Nha giữa Aves và Boavista, trọng tài đã ghi nhận một bàn thắng đáng ngờ sau khi một fan hâm mộ bóng đá bất ngờ dùng lá cờ che khuất một camera quan sát trong thời khắc quan trọng nhất. Và rõ ràng, VAR đã không thể làm gì hơn tại thời điểm đó.
Bàn thắng mười mươi nhưng không được công nhận của đội tuyển Anh trong trận đấu với Đức tại World Cup 2010
Ban tổ chức FIFA World Cup dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có sử dụng VAR vào các trận đấu tại World Cup 2018 sắp tới hay không vào ngày 16/3.
Cả hai giải đấu hàng đầu là Premier League và Champions League chắc chắn cũng chưa sẵn sàng với công nghệ VAR ít nhất tới mùa giải sau. Trong khi đó, giải Ligue 1 và Bundesliga dự kiến sẽ đưa ra quyết định có áp dụng VAR hay không vào hôm 22/3 tới.
Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter từng phản đối kịch liệt việc đưa VAR vào World Cup sắp tới và cho rằng, không nên lợi dụng sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh như vậy để thử nghiệm một thay đổi.
Trong khi đó, Aleksander Ceferin, chủ tịch UEFA chia sẻ với tờ The Telegraphvề quan điểm cho rằng còn quá sớm để thay đổi toàn bộ luật bóng đá chỉ vì công nghệ VAR.
" alt=""/>Các nhà làm luật FIFA chấp thuận dùng công nghệ trọng tài video (VAR) tại World Cup 2018Thương hiệu xe Đức Porsche đã có mức tăng trưởng tốt trong năm 2017 với khoảng 60.000 xe được giao cho khách hàng trên toàn thế giới trong quý đầu của năm. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất xe thể thao đã vượt khoảng 7% so với số lượng xe đã giao trong cùng kỳ năm trước và đây là kết quả quý I tốt nhất trong lịch sử của hãng.
" alt=""/>Người Trung Quốc ngày càng 'mê' PorscheHôm nay, ngày 20/3, Văn phòng Cơ quan Đại diện thường trú Việt Nam - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chính thức công bố danh sách 16 ứng viên lọt vào vòng chung kết của Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam lần thứ nhất - Fintech Challenge Việt Nam (FCV).
Danh sách 16 ứng viên vòng chung kết với số điểm tổng hợp cao nhất và đã nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của ban giám khảo gồm: ALTERNATIVE CIRCLE LIMITED (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ Kenya và Mauritius; ATI JSC (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam; Bluechain (lĩnh vực thanh toán), đến từ Australia; CHEKK (lĩnh vực API), đến từ Hong Kong SAR; Enablecode (lĩnh vực E-KYC) đến từ Việt Nam; Fin2B (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ Hàn Quốc; Finsify Hub (lĩnh vực API), đến Việt Nam; Instant.vn (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ Việt Nam; InstaReM PTE Limited (lĩnh vực API), đến từ Singapore; Kiu Global (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam & Mỹ; Tradle (lĩnh vực Blockchain), đến từ Mỹ; UltraCash Technologies (lĩnh vực thanh toán), đến từ Ấn Độ; VayMuon JSC (lĩnh vực cho vay ngang hàng), đến từ Việt Nam; Vi Mo Technology JSC (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam; WECASH E-KYC (lĩnh vực thanh toán), đến từ Trung Quốc; và Weezi Digital Corp (lĩnh vực thanh toán), đến từ Việt Nam.
Ban tổ chức chương trình FCV là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chương trình sáng kiến Kinh doanh Mê Kong (Mekong Business Initiative MBI), dự án do Chính phủ Australia và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Các đơn vị tham gia phối hợp tổ chức FCV là Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Câu lạc bộ công nghệ tài chính Việt Nam (Vietnam Fintech Club). Các đối tác của FCV gồm 7 ngân hàng thương mại (BIDV, Vietcombank, VietinBank, Shinhan Bank, TP Bank, VIB, VP Bank) cùng các công ty FPT, Vietnam Silicon Valley và VIISA.
Chương trình có mục tiêu khuyến khích đổi mới sáng tạo trong các dịch vụ tài chính, thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam, tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên quan trọng cho phổ cập tài chính là: thanh toán điện tử (e-payments), định danh khách hàng điện tử (e-KYC); cho vay ngang hàng (P2P Lending), Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) và công nghệ Blockchain.
" alt=""/>Việt Nam có 7 ứng viên vào chung kết “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ Tài chính”