Lịch Thi Đấu Cúp nhà Vua TBN 2019/2020 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
31/01 | ||||||||
31/01 | 01:00 | FC Barcelona | ![]() | 5:0 | ![]() | CD Leganés | Vòng 1/8 | |
31/01 | 03:00 | CD Mirandés | ![]() | 3:1 | ![]() | Sevilla FC | Vòng 1/8 |
Lịch Thi Đấu Cúp nhà Vua TBN 2019/2020 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
31/01 | ||||||||
31/01 | 01:00 | FC Barcelona | ![]() | 5:0 | ![]() | CD Leganés | Vòng 1/8 | |
31/01 | 03:00 | CD Mirandés | ![]() | 3:1 | ![]() | Sevilla FC | Vòng 1/8 |
Tuy nhiên, HLV Chun Jae Ho vẫn còn rất nhiều cầu thủ chất lượng trong tay. Điều mà chiến lược gia người Hàn Quốc cảm thấy chưa hài lòng với chính mình là khâu thay người thiếu hợp lý. Đây chính là lỗi mà HLV Chun Jae Ho gặp phải ở trận hòa Nam Định vừa qua.
Đà Nẵng chính là đội bóng mà Hà Nội đã thắng tại cúp Quốc gia diễn ra hồi tháng Tư. Tuy nhiên, muốn giành 3 điểm ở cuộc tái đấu này, đội bóng Thủ đô cần phải nỗ lực hơn so với lần đụng độ ở cúp Quốc gia.
Động lực rất lớn với Hà Nội là việc họ có cơ hội đánh chiếm ngôi đầu bảng nếu giành trọn 3 điểm. Dĩ nhiên, điều kiện vượt qua Hải Phòng chiếm ngôi đầu buộc thầy trò Chun Jae Ho phải thắng 3 bàn cách biệt.
Trái ngược với phong độ của Hà Nội, SHB Đà Nẵng vẫn chưa thể giành được chiến thắng đầu tiên ở V-League. Sau 4 vòng đấu, đội bóng sông Hàn mới có 3 điểm với 3 trận hòa và 1 trận thua.
Tại cúp Tứ hùng diễn ra ở Nghệ An, đoàn quân của HLV Phan Thanh Hùng giành 3 trận hòa trước các đối thủ là SLNA, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Thanh Hóa.
Tìm kiếm một trận thắng lúc này chính là mục tiêu cao nhất của SHB Đà Nẵng, nhưng đối thủ của họ lại là một Hà Nội được đánh giá cao hơn và cũng rất khát thắng.
Khó cho chủ nhà, nhưng nếu thể hiện được hết khả năng, đội chủ sân Hòa Xuân vẫn có thể nghĩ tới 1 điểm.
Ở hai trận còn lại, Nam Định tiếp tục được chơi trên sân nhà và hướng tới 3 điểm trong trận tiếp đó Bình Dương. Trên sân Hàng Đẫy, Viettel sau khi vào bán kết AFC Cup 2022 tràn đầy hưng phấn, nhưng cũng chịu tổn thất nặng về lực lượng với chấn thương của Đức Chiến. Bên cạnh đó, đội bóng hậu duệ Thể Công cũng phải hồi phục thể lực thật nhanh để trở lại với đấu trường V-League.
Lịch thi đấu vòng 5 V-League:
17h sân Xuân Hòa: SHB Đà Nẵng vs Hà Nội
18h sân Thiên Trường: Nam Định vs Bình Dương
19h15, ngày 4/7, sân Hàng Đẫy: Viettel vs Hà Tĩnh
" alt=""/>Nhận định Đà Nẵng vs Hà Nội: Đánh chiếm ngôi đầu'Vùng xanh', 'vùng vàng' chưa sẵn sàng cho học sinh trở lại trường
Ngày 24/10, UBND TP.HCM chính thức thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 tại TP.HCM theo nghị quyết 128 của Chính phủ và quyết định số 4800 của Bộ Y tế.
Theo đó, có 9/22 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh - bình thường mới), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (vùng vàng - nguy cơ trung bình) và 1 địa phương cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao).
Nếu chiếu theo đề nghị của Bộ GD-ĐT (các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn; cấp độ 3 dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, cấp độ 4 tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình) thì đã có 9 thành phố/ quận/ huyện của TP.HCM đủ điều kiện cho học sinh tới trường.
Tuy nhiên, dù đã có Bộ Tiêu chí an toàn trong trường học, thì thời điểm mở cửa lại trường học vẫn chưa được lên lịch cụ thể.
Theo kế hoạch, việc dạy và học trực tuyến sẽ được kéo dài đến hết học kỳ I, ngoại trừ 2 trường học ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) được thí điểm mở cửa từ ngày 20/10.
![]() |
Những học sinh đầu tiên ở TP.HCM trở lại trường sau 165 ngày nghỉ do dịch Covid-19 |
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, phương án mở cửa trường phải được thực hiện theo kế hoạch chung của thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo thống kê của Sở GD-ĐT, trong đợt dịch này TP.HCM đã trưng dụng gần 1.500 cơ sở giáo dục làm khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu thu dung, điểm tiêm vắc xin… Đến nay, còn khoảng 1.000 cơ sở vẫn đang phục vụ chống dịch, dự kiến giữa tháng 11 mới hoàn tất việc bàn giao. Sau đó, cần khoảng một tháng để vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất.
Kế hoạch tiêm vắc xin cho cho 780.000 trẻ em độ tuổi 12-17 cũng chưa có thời gian triển khai cụ thể.
Do vậy, việc mở cửa lại trường học ở TP.HCM lúc này được đánh giá là chưa chín muồi.
Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp ở cấp độ 1. Địa phương này có 4 huyện với 61 phường, xã thuộc vùng xanh, 4 huyện và 22 phường xã thuộc vùng vàng.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thì trừ huyện Côn Đảo tiếp tục dạy học trực tiếp, Sở đã đề nghị UBND tỉnh tiếp tục cho phép tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình đến hết học kỳ I.
Bà Châu cho biết lý do là hiện nay, các huyện, thị xã, thành phố vẫn đang sử dụng nhiều trường học làm khu cách ly y tế tập trung. Dự kiến đến hết tháng 10 này, số lượng trường học chưa bàn giao lại là 41 trường.
Ngoài ra, cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 mới đạt gần 96%, mũi 2 hơn 32%. Học sinh các cấp cũng chưa được tiêm vắc xin. Một số giáo viên và học sinh còn ở ngoài tỉnh do thực hiện giãn cách xã hội đang quay về tỉnh chưa đầy đủ và phải thực hiện cách ly theo quy định...
Cũng ở cấp độ 1, nhưng Hà Nội vẫn cho học sinh học trực tuyến, chưa “hẹn” ngày mở lại trường, kể cả ở khu vực ngoại thành trong hơn hai tháng qua không có ca mắc Covid-19 nào.
Ngày 18/10, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản đề xuất cho học sinh 18 huyện, thị ngoại thành và một số khối lớp của 12 quận nội thành học trực tiếp từ 25/10. Ngoài ra còn có 3 kịch bản khác cho học sinh trở lại trường theo từng khối hoặc toàn bộ các cấp. Phương án cho học sinh toàn thành phố trở lại trường dự kiến thực hiện vào 17/1/2022.
Tuy nhiên, Sở đã rút lại đề xuất này chỉ sau đó một ngày. Ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết lý do là tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh lân cận còn phức tạp, số ca mắc Covid-19 là học sinh lên đến hàng trăm, nên thời điểm này chưa thích hợp để cho học sinh Hà Nội trở lại trường.
Sở GD-ĐT Hà Nội đang tiếp tục xây dựng các phương án trở lại trường khác.
Tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch
Trong khi đó, dù đánh giá toàn tỉnh thuộc cấp độ 3, nhưng sau khi xác định cấp độ dịch ở các xã, phường (với 38 phường/ xã thuộc 3 huyện ở cấp độ 1, 29 phường/ xã thuộc 2 huyện ở cấp độ 2 và 24 phường, xã thuộc 4 huyện ở cấp độ 3, 1 huyện ở cấp 4), Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đã đề xuất triển khai hoạt động dạy và học năm học 2021-2022 theo từng cấp độ dịch.
Theo đó, đối với các địa bàn thuộc cấp độ 1, dự kiến học sinh THPT sẽ trở lại trường học từ đầu tháng 11/2021.
Đối với các địa bàn thuộc cấp độ 2, dự kiến học sinh khối 12 sẽ trở lại trường học từ ngày 29/11; khối 10, 11 từ ngày 13/12 và học sinh khối 6, 7, 8, 9 từ ngày 3/1/2022.
Học sinh tiểu học, tiếp tục học trực tuyến và học trên truyền hình. Riêng trẻ mầm non, nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ.
Đối với các địa bàn thuộc cấp độ 3 và cấp độ 4, tổ chức dạy học trực tuyến và học trên truyền hình cho học sinh phổ thông. Nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ mầm non. Việc tổ chức dạy học trực tiếp thay đổi tùy thuộc vào tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi và cấp độ dịch.
Với việc tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bình Dương sẽ thực hiện ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cũng thuộc cấp độ 2 như TP.HCM, nhưng vào ngày 20/10, Đà Nẵng đã cho học sinh Trường TH Hòa Bắc và THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Đà Nẵng) được trở lại trường.
Đà Nẵng cũng dự kiến cho học sinh lớp 1, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp từ ngày 1/11, học sinh các khối lớp còn lại sẽ đến trường từ ngày 8/11.
Sở Y tế phối hợp Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch sớm tiêm vắc xin cho học sinh từ 15-18 tuổi, bảo đảm tất cả học sinh cấp THPT (lớp 10, 11, 12) đều được tiêm mũi 1 trước khi đi học trở lại.
Tại Kiên Giang, UBND tỉnh đã có văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét chỉ đạo đề xuất về việc cho học sinh mầm non và học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên đến trường từ ngày 1/11.
Phương Chi
Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các Sở GD-ĐT thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh quay lại trường học trực tiếp.
" alt=""/>Địa phương dự kiến lịch học sinh trở lại trường ra sao khi không thuộc vùng cam, vùng đỏ?Năm 2012, vợ chồng chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1992) anh Trần Văn Tuyến (SN 1985) vui mừng chào đón con trai đầu lòng. Anh chị đặt tên con là Trần Huy Hoàng với mong muốn sau này con sẽ có tương lai tốt đẹp.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi con sinh ra đã có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ. Hoàng bị sốt xuất huyết, thường xuyên nôn trớ. Lo lắng điều chẳng lành, vợ chồng chị Huệ đưa con đến bệnh viện tuyến trung ương thăm khám. Tại đây, các bác sĩ đã tìm ra căn bệnh máu khó đông dạng hiếm.
"Bác sĩ bảo bệnh của con chưa có thuốc chữa triệt để, phải duy trì suốt đời bằng phương pháp tiêm và truyền huyết tương. Nhìn đứa con dứt ruột đẻ ra nằm yếu ớt, thoi thóp, chúng tôi đau như cắt. Đến giờ, gia đình đã kiệt quệ, không còn khả năng xoay xở cho con chữa bệnh", chị nghẹn ngào.
Mặc dù chống chọi với bệnh tật 11 năm ròng, Hoàng vẫn chưa một ngày ngừng hy vọng sẽ khỏi bệnh để được đến trường cùng bạn bè. "Nếu không phải đi bệnh viện, bố sẽ đưa em đi học. Các bạn dìu em vào lớp, ai cũng quý em. Em muốn học thật giỏi rồi sau này giúp đỡ cha mẹ", Hoàng ao ước.
Đứng trước sự sống mong manh của con, lại thêm kinh tế đang bế tắc, vợ chồng chị Huệ chỉ còn biết ôm nhau khóc tủi. Gia đình chị vốn thuộc diện khó khăn ở địa phương, anh Tuyến chạy xe ôm còn chị tranh thủ làm may gần nhà. Nguồn thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ tằn tiện trang trải sinh hoạt và đóng học phí cho con. Anh chị vẫn còn một bé gái đang học lớp 4.
Mỗi lần đưa Hoàng lên bệnh viện, dù được bảo hiểm hỗ trợ một phần nhưng những khoản sinh hoạt phí phát sinh cùng với tiền thuốc đặc trị nằm ngoài danh mục khiến vợ chồng lao đao. Mặc dù vậy, anh chị vẫn cố gắng hết sức, kể cả có phải bán nhà, bởi “ngày nào được nhìn thấy con là ngày đó bố mẹ còn được sống. Con mà không còn, chúng tôi không biết sống sao nữa”.
Ông Đoàn Đình Thụ, xóm trưởng xóm Xuân Minh chia sẻ: Hoàn cảnh vợ chồng chị Nguyễn Thị Huệ và anh Trần Văn Tuyến vô cùng khó khăn. Con trai đầu của anh chị không may mắc bệnh hiểm nghèo bẩm sinh, thường xuyên phải đi bệnh viện. Bố mẹ làm nghề tự do, kinh tế chật vật, rất mong mọi người thương cảm, sẻ chia để cháu bé có thêm điều kiện chữa bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Huệ, xóm Xuân Minh, xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. SĐT: 0375156985 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.289 (Trần Huy Hoàng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |