- Eggnog là món đồ uống mà nếu bạn đã từng nếm thử một lần thì chắc hẳn không thể nào quên. Cùng bắt tay vào chế biến món ngon này cho đêm Giáng sinh nhé.
- Eggnog là món đồ uống mà nếu bạn đã từng nếm thử một lần thì chắc hẳn không thể nào quên. Cùng bắt tay vào chế biến món ngon này cho đêm Giáng sinh nhé.
Dược phẩm được xem là mảnh đất màu mỡ, đó là lý do các công ty dược đều không tiếc tiền chi cho quảng cáo.
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Dược đã có hiệu lực từ 1/7/2017 nhưng đến nay vẫn rất nhiều công ty vi phạm, chủ yếu là quảng cáo vượt nội dung quảng cáo được cấp phép, quảng cáo khi chưa được cấp phép.
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thuốc chỉ được quảng cáo trên các phương tiện thông tin, đại chúng sau khi có giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Trong đó có tới 16 khoản mục, quy định rõ các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc:
1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.
2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.
3. Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.
4. Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.
5. Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.
6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.
7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:
a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;
b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;
c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;
d) Chỉ định mang tính kích dục;
đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;
e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;
g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do virus, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
8. Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
9. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.
10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.
11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.
12. Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.
13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.
14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
![]() |
Thị trường dược phẩm là mảnh đất màu mỡ nên các doanh nghiệp đều không tiếc tiền chi cho quảng cáo. Ảnh minh hoạ |
T.Thư
" alt=""/>Quảng cáo thuốc ‘chất lượng cao’, ‘an toàn’, ‘giảm tức thì’ là trái luậtThuốc nghi ngờ giả có các thông tin sau: tên thuốc Tanganil 500mg, do Công ty Pierre Fabre Medicament Production - Pháp sản xuất, số đăng ký: VD-26608-17, số lô: 1916018, ngày sản xuất: 29/04/2019, hạn dùng: 29/04/2022.
Cục Quản lý Dược cũng đưa ra nhận diện mẫu thuốc thật và thuốc giả. Theo đó, mẫu thuốc Tanganil 500mg giả ở phần hộp thuốc có lỗi chính tả excipients p.s. và Satch No, mẫu thuốc thật là excipients q.s và Batch No.
Ở tờ hướng dẫn thuốc nghi ngờ giả có mã số: P05-TAN-01/01 (phiên bản cũ), ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: 06.02.2017, ĐT: 061 383 6770 - Fax: 061.383 6570, ở thuốc thật là mã số: P05-TAN-01/02 (phiên bản mới), ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: 23.05.2019, ĐT: 0251 3836770 - Fax: 02513836570.
Vỉ thuốc của mẫu thuốc giả có thông tin sản xuất bởi: Pierre Fabre Medicament Production Pháp, còn ở mẫu thuốc thật sản xuất bởi: Pierre Fabre Medicament Production - Pháp.
Kiểm nghiệm ở mẫu thuốc giả về định tính không có Acetyl DL Leucine, ở mẫu thuốc thật về định tính có Acetyl DL Leucine.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi pháp của người tiêu dùng, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố không được buôn bán, sử dụng Tanganil 500mg nghi ngờ thuốc giả; tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đồng thời, cần rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo về Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Được biết, thuốc Tanganil (Acetylleucin) là loại thuốc tân dược có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình, bao gồm các triệu chứng: chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, buồn nôn…
![]() |
Cơ quan chức năng nghi ngờ trên thị trường phát hiện thuốc Tanganil 500mg giả, do đó người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác |
Thiên Thư
" alt=""/>Phát hiện thuốc Tanganil 500mg nghi ngờ là thuốc giảGiá trị vốn hóa của Dogecoin đã cao hơn hãng xe Honda Motor. Ảnh: Coin Telegraph.
Hiện Dogecoinlà tiền mã hóa lớn thứ 5 tính theo vốn hóa thị trường. So với một năm trước, vốn hóa của Dogecoin đã tăng 8.792%.
Trước đó, Billy Markus, đồng sáng lập Dogecoin tiết lộ rằng đã bán lượng tiền mã hóa này với giá tương đương một chiếc Honda Civic cũ vào năm 2015. Lúc ấy, lượng Dogecoin được Markus rao bán trị giá gần 10.000 USD.
Dù so sánh giá với xe Honda Civic cũ, Markus thực chất sử dụng khoản tiền để đóng phí sinh hoạt.
Vốn hóa 69,8 tỷ USD của Dogecoin cũng cao hơn giá trị thị trường một số công ty như MediaTek (61,6 tỷ USD) hay Vodafone (54,1 tỷ USD), theo Bloomberg.
Từ một trò đùa để cạnh tranh các loại tiền mã hóa đang bùng nổ, Dogecoin bất ngờ trở thành một trong những đồng tiền phổ biến trong giới tiền số, được quan tâm không kém cạnh Bitcoin, Ethereum...
Giá trị Dogecoin từng biến động nhiều lần nhờ phát ngôn của Elon Musk. Ngày 17/4, bài đăng có nội dung “Doge barking at the moon” (tạm dịch: chó sủa vào Mặt Trăng) của vị tỷ phú đã khiến giá Dogecoin tăng hơn gấp đôi. Trước đó vào tháng 2, đồng tiền này cũng tăng giá hơn 50% sau bài khảo sát của Musk về loại tiền tương lai trên thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia tiền mã hóa khuyến cáo rằng Dogecoin còn nhiều mặt hạn chế so với các tài sản phi tập trung khác như Bitcoin. Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng trước khi quyết định gia nhập thị trường.
Theo Zing/Benzinga
Số tiền ảo mà Vitalik Buterin nắm giữ đã tăng gấp đôi lên hơn 1 tỷ USD, kể từ tháng 01/2021.
" alt=""/>Elon Musk khiến vốn hóa Dogecoin vượt hãng Honda