- Nhiều khu trọ sinh viên vốnẩm thấp,àNộimùaghétnhữngcơnmưhôm nay thời tiết như thế nào những ngày mưa gió cành trở nên ẩm ướtvà xuống cấp trầm trọng…
Đường vào xóm trọ, nước còn đọng lênh láng
- Nhiều khu trọ sinh viên vốnẩm thấp,àNộimùaghétnhữngcơnmưhôm nay thời tiết như thế nào những ngày mưa gió cành trở nên ẩm ướtvà xuống cấp trầm trọng…
Đường vào xóm trọ, nước còn đọng lênh láng
Cụ thể, theo Quyết định số 1388/QĐ-BTTTT, ông Lê Ngọc Đức, Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT được điều động và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Chánh Văn phòng Bộ TT&TT. Chánh Văn phòng tiền nhiệm Phạm Mạnh Lâm đã nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6.
![]() |
Thứ trưởng Phan Tâm trao quyết định bổ nhiệm và tặng hoa cho các lãnh đạo đơn vị. Từ trái sang: ông Lê Ngọc Đức, ông Đỗ Vũ Anh, Thứ trưởng Phan Tâm và ông Nguyễn Thanh Lâm. |
Còn theo Quyết định số 1386/QĐ-BTTTT, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí đã được điều động và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, thay ông Hoàng Vĩnh Bảo, người vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ TT&TT hôm 22/7 vừa qua.
Cả hai quyết định đều có hiệu lực kể từ ngày ký, 8/8/2016.
Cùng ngày, Bộ TT&TT cũng đã công bố quyết định số 1399/QĐ-BTTTT, bổ nhiệm ông Đỗ Vũ Anh, Phó TGĐ Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT Net) giữ chức thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) kể từ ngày 10/8.
Phát biểu tại sự kiện, các cán bộ được bổ nhiệm đợt này đều bày tỏ sự xúc động và cám ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã tin tưởng, tín nhiệm giao phó trọng trách mới.
Tân Chánh Văn phòng Lê Ngọc Đức chia sẻ nhiệm vụ Chánh Văn phòng rất nặng nề nhưng sẽ phấn đấu, nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với tập thể Văn phòng tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị, giúp việc, tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo Bộ.
Trong khi đó, tân Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT Nguyễn Thanh Lâm xúc động bày tỏ được về công tác tại Cục là một mơ ước của ông từ lâu, sau gần 20 năm gắn bó với ngành truyền hình ở nhiều cương vị khác nhau, từ chuyên môn, kinh doanh cho đến quản lý. Xác định truyền hình đang đối mặt với rất nhiều thách thức, ông Lâm mong được tiếp tục lắng nghe, học hỏi thêm từ các đơn vị chuyên môn trong Bộ để công tác quản lý đáp ứng được yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và kỳ vọng của xã hội.
Về phần mình, ông Đỗ Vũ Anh cũng là người đã trải qua nhiều cương vị quan trọng của VNPT trước khi được bổ nhiệm cương vị mới. Ông cám ơn sự ủng hộ, tín nhiệm của lãnh đạo Bộ, Tập đoàn và Tổng công ty trong suốt thời gian qua, đồng thời khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chúc mừng các tân lãnh đạo được bổ nhiệm đợt này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh đây là kết quả nỗ lực phấn đấu của bản thân họ, nhưng đồng thời cũng là sự tin tưởng, tín nhiệm rất cao từ lãnh đạo Bộ, từ các đơn vị đang công tác và cả những đơn vị họ sắp được điều động đến.
"Lãnh đạo Bộ rất có niềm tin rằng các đồng chí sẽ tiếp tục thành công trên cương vị mới, hoạt động của các đơn vị cũng tiếp tục trôi chảy, thực hiện thành công nhiệm vị được giao", Thứ trưởng chia sẻ.
Lý giải cho quyết định của lãnh đạo Bộ lựa chọn bổ nhiệm ba lãnh đạo đợt này, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định đây là ba gương mặt rất quen thuộc của ngành, được đào tạo rất bài bản, đúng với lĩnh vực được phân công công tác, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và đều khẳng định được mình, tích luỹ được kinh nghiệm công tác phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý điều hành. Do đó, Bộ đã tin tưởng giao phó trọng trách mới để họ có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho ngành, có những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn với lĩnh vực mình quản lý.
"Mong các đồng chí tiếp tục phấn đấu nâng cao kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, phát huy trí tuệ tập thể, khơi dậy tinh thần làm việc năng động, sáng tạo của cán bộ viên chức đơn vị. Cũng rất mong các đơn vị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ 3 đồng chí trong thời gian tới để cùng nhau đóng góp vào sự phát triển của ngành trong nhiệm kỳ này", Thứ trưởng kết luận.
T.C
" alt=""/>Bổ nhiệm Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, Chánh Văn phòng BộKhỏi phải nói về độ thất vọng của các game thủ FO3. Dạo qua diễn đàn cũng như mạng xã hội, chúng ta có thể bắt gặp những lời kêu than không ngớt, chỉ trích hay thậm chí văng tục vì quá ức chế. Thậm chí nhiều game thủ còn so sánh cách làm việc giữa 2 NPH Garena và VTC – chủ nhân của người tiền nhiệm FIFA Online 2.
Tín hiệu tốt từ thị trường ngoại
Không chỉ ăn nên làm ra ở ao nhà, các “ông lớn” công nghệ Việt còn đạt được nhiều kết quả ấn tượng tại nước ngoài sau nhiều lần ném đá dò đường.
FPT là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc viễn chinh ra nước ngoài với việc cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ từ xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, viễn thông, phân phối... Bắt đầu ra nước ngoài từ những năm cuối của thế kỷ trước, đến nay, tập đoàn này đã có mặt ở 19 nước trên thế giới, làm ăn với hơn 400 doanh nghiệp là các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu hóa của FPT trong 5 năm trở lại đây luôn ghi nhận ở mức trung bình khoảng 39%/năm.
Mặc dù, lần đầu tiên sau 5 năm, tổng doanh thu và lợi nhuận của FPT có dấu hiệu giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, lần lượt là 34% và 31%, tương đương 2.713 tỷ đồng và 377 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn nhất là từ lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm với doanh thu tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 2.359 tỷ đồng.
Trong số các thị trường nước ngoài của FPT, Nhật Bản vẫn tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng”. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ thị trường Nhật Bản tăng trưởng ấn tượng 54% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần một nửa tổng doanh thu từ nước ngoài của FPT. Tại các thị trường mới nổi như Myanamar, Bangladesh, FPT cũng đã gặt hái được nhiều hợp đồng ấn tượng. Đơn cử như tại Bangladesh, mặc dù mới có mặt được khoảng 2 năm nhưng đến nay FPT đã nhanh chóng ký được nhiều hợp đồng với tổng trị giá hơn 50 triệu USD...
Cùng với FPT, người anh lớn Viettel sau nhiều năm tìm đường đầu tư sang châu Phi, châu Mỹ cũng đã có được những thành tích lớn tại thị trường nước ngoài. Báo cáo tài chính năm 2015 của Viettel đã ghi nhận khoảng 13% doanh thu đến từ nước ngoài. Viettel vừa mở thêm 3 thị trường mới là Tanzania, Burundi, Myanamar nâng tổng số quốc gia có mặt là 11 nước. Hiện Viettel đã nằm trong Top dẫn đầu về cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại 6/10 thị trường, đạt nhiều giải thưởng quốc tế lớn, tiêu biểu như đạt 6 giải thưởng quốc tế liên tiếp ở Mozambique (cho thương hiệu Movitel).
Trong khi FPT, Viettel đã có được những chỗ đứng nhất định tại nhiều thị trường nước ngoài thì người anh em VNPT vẫn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một số thị trường nước ngoài như Myanmar, Campuchia, Lào, Cuba để phát triển các dịch vụ viễn thông – CNTT…. Ngày 17/7/2016, VNPT và Công ty đầu tư tài chính Slavia Capital Services (SCS) của Slovakia ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai bên. Đây được xem là động thái của VNPT cho chiến lược đầu tư ra nước ngoài và nhắm đến thị trường châu Âu. “Nhằm mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh quốc tế, VNPT từng bước phát triển kinh doanh tại thị trường nước ngoài thông qua việc chủ động tìm kiếm thị trường tại các nước trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Việt Nam trong đó có Slovakia, quốc gia với cộng đồng trên 5000 người Việt sinh sống và làm việc. Cộng đồng người Việt tại Slovakia chính là những khách hàng tiềm năng và là cầu nối để VNPT có thể thâm nhập thị trường và cộng đồng người Việt tại các nước EU” ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT nhấn mạnh.
" alt=""/>Ông lớn công nghệ Việt kiếm được gì từ “miếng bánh ngoại”?