Theo nhà sản xuất HP, dòng sản phẩm mới này là nỗ lực của hãng nhằm kết nối các chức năng cao cấp dành cho doanh nhân với thiết kế tinh tế để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người sử dụng. Thế mạnh lớn nhất cũng là thế cạnh tranh với các đối thủ khác chính là giá rẻ phù hợp với đại đa số đông người tiêu dùng, thiết kế sang trọng hơn và tôn lên giá trị cũng như đẳng cấp của người dùng.
HP ProBook 4410s - T4300 về Việt Nam với hai tông màu đen sang trọng thích với phái mạnh trong khi đó đỏ quý phái, tươi trẻ dành cho phái đẹp.
Máy có màn hình 14inch, tỷ lệ màn ảnh rộng 16:9 ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED kết hợp với giao diện bề mặt xám – đen bóng giúp cho hình ảnh trung thực và sắc nét. Thiết kế hiện đại với logo tròn ấn tượng kèm đường viền máy vuông vức mạnh mẽ đầy cá tính. Tất cả các notebook thuộc ProBook đều sở hữu màn hình HD, tích hợp cổng HDMI và thiết kế bàn phím hiện đại dành cho doanh nhân nhưng giá bán rất cạnh tranh nằm trong phân khúc giá rẻ.
Với nhiều tính năng mới như HP QuickLook 2, người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra email, lịch làm việc… chỉ trong vòng vài giây bằng một phím bấm duy nhất. Trong khi đó, phần mềm HP SpareKey lại cho phép người dùng đăng nhập dễ dàng vào hệ thống trong trường hợp quên mật khẩu bằng cách trả lời 3 câu hỏi quen thuộc do chính mình cài đặt trước. Ngoài ra, HP File Sanitizer là một công cụ bảo mật, giúp xóa vĩnh viễn các file dữ liệu không còn dùng đến, để tránh trường hợp các file này bị khôi phục mà không được phép. HP ProBook 4410s hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giới doanh nhân và nhân viên văn phòng.
" alt=""/>HP ProBook T4300Sơ đồ kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. |
Kiến trúc tổng thể này sẽ là căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính, nhằm hướng tới thiết lập Bộ Tài chính số, với lộ trình cụ thể cho 2 chặng đường.
Giai đoạn 2021 – 2025, ngành Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử của ngành hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ số và các công cụ số hóa. Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở.
Ngành Tài chính còn hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản pháp quy toàn ngành; hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản điều hành, hồ sơ công việc liên thông toàn ngành; xây dựng hệ thống điều hành dựa trên số hóa, tích hợp các công cụ cộng tác và văn bản trong ngành tài chính.
Đồng thời, xây dựng hệ thống hiện đại hóa báo cáo tích hợp ngành tài chính; hoàn thiện hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính; xây dựng và hoàn thiện một loạt hệ thống thông tin lớn của ngành.
Bộ Tài chính cũng sẽ thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành. Hoàn thành xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dịch vụ ngành Tài chính. Xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ Big Data. Hoàn thành xây dựng “đám mây” ngành Tài chính ở mức nền tảng như một dịch vụ, cung cấp các APIs cho các bên thứ ba để tạo các dịch vụ tài chính thông minh…
Thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn vào năm 2030
Với giai đoạn 2026 - 2030, ngành Tài chính hướng tới việc tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở.
Thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ Tài chính thông minh. Tất cả hướng tới mục tiêu là thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh.
![]() |
Mục tiêu Bộ Tài chính đặt ra cho giai đoạn 2026 - 2030 là thiết lập được hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh (Ảnh minh họa: Internet) |
Để thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn này, ngành Tài chính sẽ phát triển hệ thống điều hành thông minh, xây dựng các ứng dụng thông minh hỗ trợ nghiệp vụ. 100% các dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp được “cung cấp chủ động” do nhiều bên theo mô hình cá nhân hóa.
Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo cũng sẽ trở thành phổ biến trong hoạt động điều hành, xây dựng, hoạch định, đánh giá chính sách của Bộ Tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính công mới theo nhu cầu riêng của người dân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sẽ dân sự hóa các dịch vụ tài chính công của Bộ Tài chính; thực hiện tích hợp đám mây Tài chính với đám mây của Chính phủ.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính: Hoàn thành cung cấp 977 dịch vụ công trực tuyến, với 583 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đạt tỷ lệ 60%. Hoàn thành tích hợp 296/583 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, vượt 21% mục tiêu Bộ Tài chính đã được Chính phủ giao.Dù thị trường bất động sản nói chung trầm lắng nhưng giá đất ở Mộc Châu vẫn giữ giá, giảm không đáng kể.
Đặc biệt, dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình) chính thức được khởi công vào cuối tháng 2 vừa qua như tiếp tục phả hơi nóng vào thị trường nhà đất huyện Mộc Châu.
Theo khảo sát, đất trồng cây lâu năm, đất có bìa HNK (cây hàng năm khác) có vài trăm mét thổ cư được nhiều người tìm mua nhất. Những lô đất này được mua đi bán lại nhiều nên hiện có giá khá cao.
Mường Sang có thác Dải Yến, Đông Sang có Rừng Thông là hai xã đất đai khá sôi động. Tùy theo vị trí mà từng lô đất có giá khác nhau.
Đơn cử, mảnh đất diện tích 4.400m2 ở Mường Sang, cách đây 2 năm mua vào 2,1 tỷ đồng, bây giờ bán ra giá 3 triệu đồng/m2, tức là hơn 13 tỷ đồng. Nhưng cũng có mảnh đất diện tích 1.000m2, trong đó có 400m2 thổ cư giá bán là 1,6 tỷ đồng.
Chị Thanh Hoa, một môi giới bất động sản ở huyện Mộc Châu cho biết, ngay sau khi có động thái giảm lãi suất của ngân hàng, thị trường nhà đất ở Mộc Châu bắt đầu có khách tìm mua sau thời gian sốt nóng.
“Nếu so với thời điểm năm ngoái, khách Hà Nội lên Mộc Châu mua đất thời điểm hiện tại chỉ đạt khoảng 20%”, chị Hoa đánh giá.
Theo môi giới này, khách tìm mua đất nhiều ở khu vực xã Đông Sang, Mường Sang. Đất HNK làm nghỉ dưỡng được chủ đất gửi bán giá 3-4 triệu đồng/m2, trong khi thời điểm năm ngoái chỉ có giá 2 triệu đồng/m2.
Tùy từng vị trí, đất làm nghỉ dưỡng nếu mảnh nào còn của người dân bản địa, giá bán chỉ 1 triệu đồng/m2, nhưng những mảnh đã qua đầu tư giá bán tăng lên 4-5 triệu đồng/m2.
Theo chị Hoa, đất quanh khu Rừng thông Bản Áng vẫn đắt hơn nhiều khu khác. Chẳng hạn, có lô hơn 4.400m2, trong đó có 3.000m2 thổ cư, giá bán 25 tỷ đồng.
Lý do là khí hậu ở khu vực này tốt hơn khu vực Nông trường Mộc Châu khi luôn khô ráo, ít bị mù. Còn từ khu vực khách sạn Mường Thanh hắt lên thời tiết hay bị mù.
Chị Hoa cho hay, muốn làm homestay nghỉ dưỡng tốt nhất mua những mảnh đất có thổ cư. Phiêng Luông và Tân Lập là những khu vực có điểm nút giao cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu. Trong đó, nếu làm nghỉ dưỡng, đất khu vực xã Tân Lập là đẹp nhất, khi có khí hậu ôn hòa, thi thoảng có kéo mây mù đẹp như ở Đà Lạt.
Tại xã Tân Lập hiện còn nhiều mảnh đất của dân chưa qua đầu tư, nếu mảnh nào có thổ cư, giá khoảng 2,5 tỷ đồng/ha. Còn các khu vực khác 90% các mảnh đất đã qua đầu tư nên giá cao.
Có nên đầu tư đất Mộc Châu thời điểm này?
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc điều hành Câu lạc bộ nhà đầu tư bất động sản NAC cho hay: Trong hai năm 2020 và 2021, đất ở Mộc Châu tăng rất mạnh, khoảng 100 - 120%; tức mỗi năm tăng khoảng 50 - 60%. Hiện giá đất ở Mộc Châu hiện đã giảm khoảng 2% nhưng chưa có nhiều giao dịch.
“Nếu xét về các vùng có khả năng làm du lịch, mức giá đất ở Mộc Châu vẫn hợp lý, vẫn có thể mua để đó, chờ cao tốc xong thì bán. Còn nếu mua để đầu tư làm homestay, farmstay nghỉ dưỡng thì mức giá đất hiện nay ở Mộc Châu lại khá cao. Năm 2018, 2019, các mô hình homestay nhỏ, do dân tự làm khá nhiều. Trong khi công suất khai thác của Mộc Châu trong 2-3 năm qua chưa tốt lắm, một phần do dịch bệnh. Nếu khai thác vận hành như hiện tại, một năm khai thác du lịch chỉ được khoảng 45%. Tính trên suất đầu tư như thế rất thiếu hiệu quả”, ông Duy phân tích.
Đánh giá về tác động của dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu vừa khởi công với thị trường nhà đất ở Mộc Châu, ông Duy cho hay, sẽ có tác động tích cực dù sẽ phải đợi thời gian triển khai khá dài.
Vì thế, không sử dụng đòn bẩy tài chính mới có thể đầu tư theo các dự án hạ tầng và đầu tư dạng này phải đầu tư dài hạn.
Nhóm Phóng viên
Các tin đồn trước đó cho biết, các mẫu iPhone 14 Pro sẽ có những thay đổi lớn như việc dùng màn hình "đục lỗ" hình viên thuốc để chứa cảm biến Face ID và camera trước thay vì "tai thỏ" như thế hệ iPhone Pro trước.
Mẫu iPhone 14 Pro cũng được cho là sẽ có chip A16 Bionic mạnh hơn và ống kính chính camera sau nâng cấp lên 48MP hỗ trợ quay video 8K thay vì chỉ 12MP của đời iPhone trước. Trong khi các mẫu iPhone tiêu chuẩn được cho là sẽ dùng lại chip A15 và camera giữ nguyên ống kính 12MP.
Một tính năng nổi bật khác được đồn đại sẽ có trên các mẫu iPhone 14 Pro là màn hình luôn bật (Always-on-Display), tích hợp với các tiện ích màn hình khoá mới của iOS 16.
Theo các tin tức rò rỉ, Apple sẽ ra mắt 4 mẫu iPhone mới vào tháng 9 tới bao gồm iPhone 14 (màn hình 6,1 inch), iPhone 14 Max (6,7 inch), iPhone 14 Pro (6,1 inch) và iPhone 14 Pro Max (6,7 inch). Mẫu iPhone 14 mini (5,4 inch) có thể được ngừng sản xuất. Những nâng cấp với mẫu iPhone 14 tiêu chuẩn có thể bao gồm RAM, camera trước với tính năng tự động lấy nét và hỗ trợ Wi-Fi 6E.
Năm ngoái, cả 4 mẫu iPhone 13 đều được công bố vào ngày 14/9, cho đặt hàng trước từ ngày 17/9, lên kệ vào ngày 24/9 tại Mỹ và hơn 30 quốc gia khác. Theo thông lệ, các iPhone mới của Apple đều được ra mắt vào tháng 9 hàng năm, ngoại trừ mẫu iPhone 12 (năm 2020) được giới thiệu vào tháng 10 do đại dịch Covid-19.
Hải Phong
" alt=""/>iPhone 14 sắp được lắp ráp hàng loạt trước ngày ra mắt