150 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước thành viên dự kiến tham dự, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế sẽ cùng rà soát, tìm các cách thức hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cho đến năm 2030, đề ra định hướng lớn về phát triển cho giai đoạn tới.
Tại Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc đối với hoà bình, hợp tác, phát triển.
Đây là dịp Việt Nam một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...
Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mỹ diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện và đang tích cực chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 2025).
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đây là dịp quan trọng để hai bên cùng nhìn lại những thành tựu mà khuôn khổ quan hệ mới mang lại, đồng thời thảo luận về định hướng và biện pháp lớn để duy trì đà phát triển trong nhiều năm tới.
Hai bên sẽ tiếp tục bám sát những nguyên tắc nền tảng của quan hệ hai nước, bao gồm “tôn trọng hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau”, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị và lòng tin chiến lược, đảm bảo nguyện vọng của nhân dân hai bên...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có tiếp xúc song phương quan trọng với lãnh đạo Chính quyền Mỹ, tham dự sự kiện hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Lãnh đạo Việt Nam cũng tiếp xúc, làm việc với quan chức, doanh nghiệp, chuyên gia, học giả hàng đầu của Mỹ.
Đánh giá về hợp tác Việt Nam và Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng cho biết, gần 50 năm qua, quan hệ hai bên phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, không ngừng được củng cố và tăng cường.
Trong các giai đoạn tái thiết đất nước, phục hồi sau chiến tranh đến phá bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế, chúng ta đều có sự đồng hành, giúp đỡ của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam trở thành một đối tác tin cậy, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
"Chúng ta tham gia ngày càng chủ động, tích cực, đóng góp ngày càng thực chất, sâu rộng cả về ý tưởng, con người, nguồn lực trên tất cả lĩnh vực hoạt động trụ cột của Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển.
Trong đó, có thể kể đến việc đi đầu thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ từ những năm 2000 và hiện đang tích cực triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững, đi đầu triển khai sáng kiến Một Liên Hợp Quốc thống nhất hành động....", Phó Thủ tướng nêu.
Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế tín nhiệm và đặt nhiều kỳ vọng, đã và đang đảm nhiệm thành công nhiều vị trí quan trọng tại Liên Hợp Quốc.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc luôn đánh giá cao vai trò, đóng góp của Việt Nam và mong Việt Nam tiếp tục tích cực hơn nữa trên các lĩnh vực ưu tiên của Liên Hợp Quốc.
Về quan hệ Việt Nam – Mỹ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá các hoạt động tiếp xúc và trao đổi đoàn diễn ra sôi động.
Bên cạnh việc duy trì các cơ chế đối thoại thường niên, hai bên đã khởi động thành công các cơ chế đối thoại mới, qua đó cụ thể hóa các cam kết của hai bên trong Tuyên bố chung năm 2023.
Kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục là xung lực quan trọng cho quan hệ hai nước. Kim ngạch thương mại song phương 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 88 tỷ USD, tăng 22%. Nhiều doanh nghiệp lớn của hai nước tích cực mở rộng đầu tư vào thị trường của nhau, tạo thế đan xen lợi ích bền chặt.
Hợp tác an ninh – quốc phòng được triển khai hiệu quả, trong đó khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục là ưu tiên và là trụ cột quan trọng. Hợp tác an ninh và thực thi pháp luật ngày càng được tăng cường…
Hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các cơ chế, diễn đàn đa phương cũng như hợp tác thực chất nhằm ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Phó Thủ tướng cho biết thêm với những vấn đề còn khác biệt, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và quan tâm đến các lợi ích chính đáng của nhau.
Hiện nay, PVN cũng có nhiều thuận lợi để triển khai phát triển điện gió ngoài khơi như: có tiềm lực tài chính tốt; khả năng thu xếp vốn thuận lợi với hệ số tín nhiệm cao; khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính xanh, vốn vay lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài cũng như các ưu đãi khác của Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế ủng hộ phát triển năng lượng xanh, sạch. Ngoài ra, Tập đoàn và các đơn vị thành viên có thể phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo, vận hành công trình biển để tham gia vào chuỗi cung ứng và phát triển các dự án ĐGNK, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề để phát triển năng lượng hydro trong tương lai. Petrovietnam hiện có cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm vận hành có thể áp dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến vận chuyển, tồn trữ, sử dụng hydro.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN, với vai trò Tập đoàn kinh tế, năng lượng hàng đầu của đất nước, PVN phải là doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt trong ngành Công nghiệp năng lượng tái tạo. PVN đang có tiềm năng, thế mạnh, có năng lực sản xuất thiết bị, có kinh nghiệm hoạt động ngoài biển thì trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng, nhanh và mạnh mẽ như hiện nay cần phải chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển lĩnh vực điện gió ngoài khơi và hydro một cách kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, các đơn vị thành viên bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, chiến lược phát triển cho các dự án năng lượng tái tạo nói chung, điện gió ngoài khơi nói riêng cũng cần tập trung nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tích lũy kinh nghiệm, phát triển nguồn nhân lực để chủ động nắm bắt những biến đổi, tận dụng cơ hội để đưa Tập đoàn giữ vị trí tiên phong trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Petrovietnam cũng cần đẩy nhanh tốc độ trong việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo, sẵn sàng làm chủ công nghệ để thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trên thế giới, khu vực và nắm bắt cơ hội trong tương lai.
Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của Bộ Công Thương về xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.
Ngọc Minh
" alt=""/>PVN xây dựng Chiến lược sản xuất khí Hydro từ điện gió ngoài khơi