Giá trị của hy sinh
Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.
Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”.
Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.
Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.
Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.
Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Phụ nữ hy sinh vì chồng con là vô ích!
Lần đầu tiên về nhà Hưng, tôi choáng nặng khi cô người yêu cũ cũng xuất hiện. Thoáng thấy nét bàng hoàng trên gương mặt tôi và sự khó chịu của con trai, bác gái cười nói giải thích: "Bác xem Mai như người trong nhà, cháu đừng ngại nhé, giờ Mai nó chỉ như em gái Hưng thôi".
Sao mà không ngại được, khi cả bữa ăn do Mai đạo diễn chính, tôi chỉ là chân phụ bếp. Mẹ chồng tương lai cứ nức nở khen người cũ của con trai nấu ăn khéo, bảo tôi chưa quen bếp núc thì nên học tập.
Mai cũng tự nhiên như ở nhà mình, có vẻ như dù đã chia tay nhưng cô ta vẫn thường xuyên lui tới đây nên tỏ ra rất quen thuộc. Cô ấy còn "dặn dò" tôi nên chăm sóc người yêu thế nào.
Sau đó, tôi và Hưng cũng chia tay, không phải vì sự vô duyên của mẹ anh ấy và cô người yêu cũ mà vì sau hơn một năm tìm hiểu, chúng tôi có nhiều điểm bất đồng nên đường ai nấy đi.
Lúc này, mẹ Hưng lại là người đứng ra níu kéo, hòa giải chúng tôi. Dù nỗ lực của bác không thành nhưng sau đó tôi và bác ấy có thân thiết hơn. Bác hay quan tâm, hỏi thăm tôi, còn hay rủ mẹ tôi đi chơi. Hai người họ đều mong chúng tôi có thể quay lại vì theo họ thì chúng tôi xứng đôi, cũng đã đến tuổi phải lập gia đình.
Một thời gian sau, Hưng có người yêu mới. Tôi vẫn đang độc thân vui vẻ. Một hôm tôi bất ngờ nhận được điện thoại của mẹ anh ấy. Bác mời tôi đến ăn tối với gia đình - "Cháu có muốn đến xem người yêu Hưng như thế nào không? Nay nó dẫn về đấy, cháu sang xem hộ bác cô này có xứng với Hưng không. Bác cũng muốn cho con dâu tương lai biết người yêu cũ của Hưng xinh đẹp, giỏi giang như thế nào, để nó còn biết phấn đấu".
Lúc đó, tôi mới vỡ ra lý do mẹ Hưng luôn muốn người yêu cũ của con trai xuất hiện trong buổi ra mắt người yêu mới. Tất nhiên đầu óc tôi bình thường hơn cô trước đây, nên tôi cáo bận.
Lần này, Hưng nhanh chóng kết hôn. Mẹ Hưng thỉnh thoảng vẫn cùng mẹ tôi đi mua sắm hay đi chùa, họ có vẻ hợp nhau. Tôi không mấy bận tâm, nghĩ các mẹ đến tuổi già có bạn hữu cũng vui.
Mẹ Hưng hoạt động khá tích cực trên facebook. Bác hay bình luận trên facebook tôi, khen này khen nọ hoặc nhắn tôi giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ. Tôi cũng đáp lại thân thiện, giữ phép tắc lịch sự.
Không ngờ, những sự thân thiết đó đã khiến vợ Hưng buồn lòng. Cô ấy chủ động nhắn tin cho tôi, kể rằng ở nhà hay bị mẹ chồng so sánh với tôi, lúc nào bà cũng khen ngợi tôi. Cô ấy cũng thấy khó chịu khi chúng tôi chia tay rồi nhưng mẹ chồng vẫn tương tác mạnh trên facebook với tôi, còn là bạn thân của mẹ tôi.
Tôi khá đồng cảm vì từng bị mẹ Hưng đưa vào tình huống khó xử với "người tiền nhiệm". Tôi đảm bảo luôn với vợ Hưng rằng sẽ giảm tối đa tương tác với bác ấy. Còn về mối quan hệ của mẹ tôi với mẹ Hưng, tôi chỉ có thể nhắc khéo mẹ hạn chế một chút, không thể bảo mẹ tuyệt giao với bạn.
Một số bà mẹ chồng thật khó hiểu, con trai mình không vương vấn thì thôi, bản thân lại "tơ tưởng" nhiều đến người cũ của con. Gặp nhau là cái duyên, kết hôn được với nhau là phúc phận của mỗi người, thiết nghĩ, bậc cha mẹ nên trân trọng và vun vén hạnh phúc hiện tại của con. Những sự so sánh, liên hệ đến người cũ, dù vô tình hay cố ý cũng đều gây ra những ức chế, tổn thương không đáng có.
Theo Dân trí

Phút xao lòng với người cũ và cuộc điện thoại bất ngờ của chồng
Có câu “tình cũ không rủ cũng đến” bởi với nhiều người thì cho dù bao năm trôi qua vết thương lòng sẽ vẫn luôn còn đó.
" alt=""/>Người cũ: Chồng không vương vấn nhưng mẹ chồng lại nhớ thương- Tin HOT Nhà Cái
-