
"Mọi người vẫn bảo là lên voi xuống chó, nhưng từ khi khởi nghiệp MB360, tôi không hề biết tới con voi... Chỉ là từ chó xuống tới mấy con gì nhỏ hơn nữa. Không biết khi nào mới được lên voi”, chàng trai sinh năm 88 bộc bạch.
Hiện nay anh phải làm hai công việc cùng lúc, một ở Úc và một đổ vào dự án khởi nghiệp. “Mỗi tuần tôi làm việc ít nhất 70 tiếng. Chắc chết sớm”, Tuấn nói vui.
MB360 do Tuấn sáng lập đang phát triển hai sản phẩm citipos.vn và citipay.vn. CitiPos là hệ thống quản lý bán hàng dành cho nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, mục tiêu là tập trung hoá việc quản lý số liệu bán hàng theo mô hình điện toán đám mây. Trong đó quan trọng nhất là 3 cụm chức năng: cho nhân viên gọi món trên điện thoại của họ, hiển thị các món khách gọi trong màn hình của người pha chế và trong bếp, cuối cùng là nghiệp vụ kế toán - cho phép kế toán thu thập dữ liệu bán hàng trực tuyến mà ko cần phải chạy đến từng quán để 'cắm USB chép file' như trước.
![]() |
Citipay là hình thức thanh toán thực hiện trên điện thoại. Người dùng nạp tiền vào tài khoản, sau đó được cung cấp mã QR dùng để thanh toán tại các điểm chấp nhận. Hình thức này giúp người dùng hạn chế công khai thông tin thẻ, chủ quán dễ quản lý khách quen và tung các chương trình khuyến mại bán hàng dễ hơn.
Hiện nay hệ thống CitiPos đang được dùng thử nghiệm ở một vài quán cà phê tại Úc và Việt Nam. Sản phẩm sẽ được đẩy mạnh thương mại hóa từ đầu tháng 6/2017 cho ngành nhà hàng, cafe (F&B). Đầu tháng 7 sẽ ra mắt CitiPay và trong vòng tháng 8 sẽ tung CitiPos cho ngành bán lẻ.
Các sản phẩm này đang liên kết với một startup công nghệ tài chính khác là TrustPay để tạo nên hệ sinh thái khép kín trong lĩnh vực thanh toán.
Trước khi tạo được hình hài cho CitiPos và CitiPay, Bùi Quang Tuấn đã khá vất vả khi lựa chọn con đường khởi nghiệp.
" alt=""/>Sáng lập MB360: Đổ tiền làm startup chưa lên voi ngày nào mà chỉ xuống và xuống…Hôm nay, ngày 2/6/2017, tại Hà Nội, Vụ CNTT - Bộ TT&TT tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về Luật CNTT và định hướng phát triển thời gian tới.
Có sự góp mặt của gần 100 đại biểu gồm đại diện một số đơn vị của Bộ TT&TT, một số cơ quan nhà nước và Sở TT&TT lân cận Hà Nội, đại diện các hiệp hội CNTT, các chuyên gia CNTT và đặc biệt là đại diện một số doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực CNTT như Cisco Việt Nam, Microsoft, Uber, Grab..., buổi tọa đàm là cơ hội để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp FDI đối thoại trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng về những tồn tại của Luật trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI về CNTT cũng như chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để Việt Nam có thể hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về CNTT, góp phần để môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, qua hơn 10 năm phát triển, CNTT không những đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là ngành hạ tầng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT hơn 10 năm qua đã đạt 20%/năm. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử đạt gần 58 tỷ USD, nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI với các lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số đang ở độ tuổi lao động (17 - 60%), nguồn lao động dồi dào, chi phí cho lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Việt Nam cũng dần hình thành một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Trong đó, có thể kể tới chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ưu đãi về nhập khẩu linh kiện, chính sách ưu đãi về thuế. Đến nay, lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam đã thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia… điển hình là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn của Samsung với quy mô đầu tư hơn 14 tỷ USD tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, đã giải ngân hơn 10 tỷ USD và tạo ra gần 140.000 việc làm tại các địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng cho biết, thực tế sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật CNTT, trong tình hình quốc tế, sự phát triển của Việt Nam và bản thân ngành CNTT đã có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và trình độ dân trí cũng đã được nâng cao. Thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với những thay đổi cơ bản về khoa học, công nghệ, mức độ cạnh tranh trên trường quốc tế. “Hiện đang có những xu hướng phát triển công nghệ mới có nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, SMAC, AI, Robotic… tất cả các công nghệ trên sẽ là nền tảng để thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Thứ trưởng nói.
" alt=""/>Chính sách về CNTT sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDITrận 1: Leesin xuất hiện nhưng Flandre chơi, SofM chơi Rengar 22/9/8, Snake 74 – EDG 45 nhưng team vẫn thua.
Trận 2: Leesin tiếp tục xuất hiện nhưng Tank chơi, SofM chơi LeBlanc. Team Snake không pick 1 con AD nào hết, Jiezou chơi Anivia, Martin chơi Riven. EGD thì Scout (hay Mouse) chơi Jhin, Deft chơi Singed, Meiko chơi Kha’zix, Clearlove chơi Xinzhao. Không hiểu sao cả team Snake dẫn mạng nhưng nhây quá , không push nên đến lúc cả team lên bảng 50s thì thua tiếp.
theo xemgame
" alt=""/>LMHT: Thưởng thức trận showmatch của Snake và đội tuyển mạnh nhất thế giới tại ChinaJoy 2016