Trưa những ngày đầu năm, Sài Gòn nắng như đổ lửa. Tranh thủ giờ nghỉ trưa anh Quách Hữu Thìn (tên gọi khác là Nguyễn Thắng), đang làm việc tại huyện Hóc Môn, TP.HCM gọi điện về quê hỏi thăm mẹ - bà Hồ Thị Hoa (hiện 50 tuổi) vừa trở về sau 20 năm bị bán qua Trung Quốc.Nghe giọng mẹ qua điện thoại, anh Thìn không giấu được niềm vui, dặn bà giữ ấm, gắng ăn uống vài hôm nữa anh sẽ đưa vợ con về thăm.
Đầu dây bên kia, bà Hoa nói với con trai: “Mẹ sợ, đừng bắt mẹ đi”. Nước mắt người con 32 tuổi rơm rớm vì thương mẹ cả cuộc đời phải chịu bao đắng cay.
 |
Hình ảnh và thông tin về bà Hoa được đăng tải trên mạng xã hội. Ảnh: Trần Hải. |
Bà Hoa sinh ra trong gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm ở xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Năm 1998, bà và chồng ly hôn.
Một mình bà nuôi hai con trai bằng nghề làm bánh không đủ sống, nghe một người nói qua Trung Quốc làm việc sẽ có thu nhập cao, công việc nhàn, bà Hoa viết thư nhờ người thân ở nhà nuôi hai con giúp rồi lên đường, với suy nghĩ, làm vài năm rồi về đoàn tụ với các con.
Ngày mẹ đi, anh Thìn 13 tuổi, em trai 11 tuổi. Do bố có vợ mới nên hai năm đầu, anh em Thìn phải tự nuôi nhau bằng nghề đi nhặt ve chai. “Tôi học buổi sáng thì đi nhặt buổi chiều. Em tôi học chiều thì đi nhặt ban sáng”, anh Thìn kể. Sau đó, anh em họ được bố đón về ở cùng.
Dù thế, nỗi nhớ mẹ không bao giờ nguôi. “Lúc đó, anh em tôi chỉ nghĩ mẹ đi làm xa vài năm rồi về. Hai đứa bảo nhau phải ngoan, thương yêu nhau và học chăm cho mẹ vui”, Thìn nhớ về quá khứ.
Chờ một tháng, hai tháng đến mấy năm sau chẳng thấy mẹ gửi thư hay gọi về hỏi thăm, anh Thìn cùng các cậu, các dì nghĩ, bà Hoa đã mất tích nên đi khắp nơi tìm. Họ nhờ các chương trình truyền hình tìm kiếm giúp, thậm chí cả đi xem bói nhưng tất cả đều vô vọng. Quá trình đó, gia đình anh 10 lần nhận tin báo có người giống bà Hoa, nhưng đến nơi thì không phải.
“Mỗi lần có tin báo về mẹ, anh em tôi mừng lắm, nghĩ vậy là mẹ con được gặp nhau. Nhưng đến nơi, kiểm chứng lại thì không phải, hai anh em rất thất vọng. Tôi mạnh mẽ hơn nên vẫn giữ được bình tĩnh, còn em tôi cứ khóc vì thương mẹ”, chàng trai quê Nghệ An nhớ lại.
 |
Bà Hoa (phải) được gặp lại người thân sau 20 năm bị bán qua Trung Quốc làm vợ. Ảnh: Hữu Thìn. |
Ở xứ người, bà Hoa bị bán cho một người đàn ông lớn tuổi, ở vùng quê hẻo lánh Trung Quốc để làm vợ. Bà cố gắng chống cự bằng cách tuyệt thực, bỏ trốn nhưng không được. Bị đánh, nhớ con và phải sống trong cảnh bị “giam lỏng”, tinh thần bà ngày càng u uất.
“Tôi sinh cho người ta 5 đứa con nhưng chẳng được nuôi. Tôi sinh xong là họ bế con đi. Mấy lần được gặp con mà tôi chỉ nói được tiếng Việt”, bà Hoa kể bằng giọng sợ hãi.
Năm 2016, bà Hoa hay đau ốm, chẳng làm được việc gì nên bị chồng đuổi. Bà cho biết, lúc đó không có tiền, không nhà, không người thân lại không biết tiếng địa phương nên đi lang thang đến biên giới giáp Việt Nam, ngày đi nhặt ve chai kiếm sống, tối ngủ gầm cầu.
Một ngày giữa tháng 12/2018 bà bị ngất giữa đường do lạnh và kiệt sức. Một nhóm người Việt Nam, trong đó có chị Trần Hải, quê Tân Kỳ, Nghệ An, lấy chồng Hải Dương đang làm việc gần đó phát hiện sơ cứu, cho đồ ăn và quần áo ấm.
Sau khi nói chuyện, chị Hải biết được chuyện bà Hoa bị lừa bán lại cùng quê với mình nên đăng thông tin lên trang cá nhân, nhờ cộng động mạng xã hội tìm gia đình cho bà.
Ngày 13/12, anh Thìn lên mạng và đọc được thông tin. “Đọc thông tin và xem hình, tôi chững lại vì rất giống mẹ. Nhưng tôi không dám tin vì quá nhiều lần gặp thất vọng”, anh Thìn nghi ngờ.
 |
Anh Thìn cho biết, tới đây sẽ cùng vợ về quê sống để được phụng dưỡng mẹ. Ảnh: Tú Anh. |
Sau khi được dì và các cậu khẳng định, hình ảnh người phụ nữ chính xác là bà Hoa, anh ngay lập tức gọi điện cho chị Hải xác minh và lên đường đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn gặp mẹ ngay hôm sau.
Được gặp lại người thân sau 20 năm xa cách, bà Hoa chỉ nhận ra em gái là bà Đào, còn với người khác thì dè chừng. Thấy mẹ phờ phạc, mặt hốc hác, mắt ngơ ngác nhìn mình, Thìn chỉ muốn đến ôm bà vào lòng nhưng sợ mẹ phản ứng nên chỉ dám đứng từ xa quan sát.
“Mẹ đi khi tôi còn nhỏ. Bây giờ tôi lớn nên khác. Mẹ cũng bị người ta lừa và chịu cảnh khổ cực nên rất cảnh giác”, anh Thìn nói.
Tranh thủ mấy hôm còn ở quê, Thìn nhẹ nhàng, quan tâm đến mẹ từng chút một để bà không hoảng sợ, nhưng bà Hoa vẫn cảnh giác với con. Bà cứ nhớ nhớ quên quên, cả ngày chẳng dám đi đâu vì sợ bị lừa. “Hôm em dâu tôi chở đến ủy ban làm giấy tờ mà mẹ nhất định không chịu, nói: ‘Chở tau đi rồi mang đi bán luôn à’, anh Thìn xúc động kể.
Do công việc và một phần bà Đào chỉ thân thiết với em gái nên anh Thìn tạm để mẹ sống ở nhà dì, còn mình phải vào Sài Gòn tiếp tục công việc. Hơn hai tuần qua, cứ rảnh là anh cùng vợ gọi về hỏi thăm mẹ, động viên và nhắc lại từng kỷ niệm ngày xưa cho mẹ được hồi tưởng lại ký ức.
Anh cho biết Tết này cả gia đình anh sẽ về quê đón Tết với mẹ. Vợ chồng anh cũng tính đến việc về quê sống hẳn để phụng dưỡng mẹ. “Mẹ khổ quen rồi nên về được mấy ngày lại đòi đi làm, nhưng cứ ra khỏi nhà là sợ. Bây giờ, cuộc sống hai anh em cũng khá hơn, tôi muốn quãng đời còn lại mẹ sẽ được sống thật vui, thoải mái bên con cháu”, anh Thìn nói.
Ông Đậu Viết Hiên, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân phường Hoàng Mai, cho biết, nơi đây đã tiếp nhận thông tin việc trở về từ Trung Quốc của bà Hoa. Hiện phường đã làm tạm trú cho bà và giúp bà làm lại các giấy tờ tùy thân. Sắp tới, phường sẽ đến động viên, hỗ trợ để bà được vui đón Tết bên gia đình sau thời gian dài xa cách.

Những cuộc đời bị bán sang bên kia biên giới
Cuộc giải cứu đẫm máu và nước mắt theo lời kể của người cha như thước phim hành động quay chậm, cứa vào tim gan chúng tôi...
" alt=""/>Con trai vượt gần 2000 km đón mẹ bị bán qua Trung Quốc suốt 20 năm
Thành tựu này, là nỗ lực không ngừng nghỉ của lãnh đạo và quần chúng nhân dân toàn tỉnh trong suốt thời gian qua; là thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai tròn 320 tuổi vào những ngày cuối tháng 12/2018 này.Tiềm năng, thành tựu của một vùng đất giàu truyền thống
Dựa vào vị địa lý thuận lợi, là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước; là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai và cách TP.HCM 30 km, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư hệ thống giao thông dày đặc, xuyên suốt Bắc - Nam.
Mới đây, địa phương tiếp tục xâu dựng đề án quy hoạch phát triển giao thông - vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm tăng tính kết nối với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là với TP.HCM. Theo đó, hàng loạt công trình giao thông quan trọng đã và đang được triển khai như: Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đường vành đai 3 Tân Vạn - Nhơn Trạch,... Tỉnh cũng mở nhiều tuyến đường liên tỉnh tạo sự thuận tiện, đồng nhất trong sinh hoạt và kinh doanh.
 |
Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh uỷ đọc diễn văn ôn lại truyền thống 320 năm Biên Hoà - Đồng Nai. |
Là tỉnh có dân cư đông đúc, Đồng Nai còn có thế mạnh bởi có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới 65,54%. Lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư, lãnh đạo và các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều chính sách hiệu quả như cải cách hành chính, ban hành nhiều chế độ, chủ trương phù hợp.
Trong các năm 2017, 2018 tình hình phát triển kinh tế của Đồng Nai tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8.35%. Giá trị sản xuất xây dựng tăng 9,61%. Dịch vụ - thương mại, tín dụng - ngân hàng, xuất - nhập khẩu đều gia tăng đáng kể.
 |
Đoàn đại biểu Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ tỉnh và TP.Biên Hoà đến dâng hương tại Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh |
Tưng bừng lễ hội kỷ niệm 320 năm hình thành và phát triển
Dưới sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND tỉnh, ngày từ đầu năm 2018, nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực đã được thực hiện. Thông qua các phương tiện truyền thông, công tác tuyên truyền, quảng bá về lễ kỷ niệm được tiến hành thường xuyên liên tục. Treo băng rôn, khẩu hiệu tại các tuyến phố. Cùng với đó là tuyên truyền chính trị, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh.
 |
Gs AHLĐ Vũ Khiêu thăm Văn Miếu Trấn Biên, cạnh văn bia do chính GS đề tặng. |
Bên cạnh đó, hoạt động văn hoá - du lịch đã được tổ chức và được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận như: triển lãm ảnh, hiện vật về văn hoá, con người Đồng Nai; tổ chức cuộc thi bình chọn 10 cảnh đẹp du lịch Đồng Nai và 10 sản vật tiêu biểu Đồng Nai năm 2018; phát hành nhiều đầu sách lớn; cải tạo, nâng cấp một số di tích lịch sử quan trọng; cải tạo, chỉnh trang lại tuyến phố đi bộ Nguyễn Văn Trị và xây dựng phố sách tại khu vực này; tổ chức triển lãm chủ đề "Biên Hoà xưa và nay" với những làng nghề thủ công; thi trang trí đèn lồng trong các trường học; phát hành đặc san chào mừng,...
 |
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái đón tiếp các đại biểu về dự lễ |
Trọng tâm lễ kỷ niệm diễn ra vào tối 28/12/2018 tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Bên cạnh những hoạt động nghệ thuật truyền thống, đa dạng của Nam Bộ, đặc biệt có chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Nam Định. Chương trình gồm một số tiết múc ca múa nhạc cùng hai trích đoạn vui: Nghêu Sò Ốc Hến, Thị Mầu lên chùa và ba giá hầu đồng tiểu biểu (Cô Đôi Thượng Ngàn, Chúa Thác Bờ và Cô Bé).
Qua các sự kiện này, "Hào khí Đồng Nai" đã được tái hiện, trở thành động lực để Đảng bộ, nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng địa phương thành một điểm sáng kinh tế - xã hội trong cả nước.
Lệ Thanh
" alt=""/>Đồng Nai 320 tuổi