Theo báo cáo từ Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô Việt Nam trong tháng cuối năm 2016 vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt so với tháng trước đó và cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong tháng 12, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 33.295 xe, tăng 17% so với tháng 11/2016 và tăng 13% so với tháng 12/2015.
Thống kê chi tiết, người Việt đã mua 22.838 xe du lịch; 9.372xe thương mại và 1.085 xe chuyên dụng. Với doanh số này, phân khúc xe du lịch tăng 27%; xe thương mại tăng 1% và xe chuyên dụng giảm 4% so với tháng trước.
Đáng chú ý, lượng xe nhập khẩu bán ra thị trường tăng trưởng tốt trong tháng 12 khi tiêu thụ 9.730, tăng 50% so với tháng trước. Trong khi đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 23.565 xe, tăng 7,3% so với tháng trước.
" alt=""/>Thị trường ô tô Việt Nam vượt mốc 300.000 xeVivo cho biết chiếc máy dùng cảm biến ảnh Sony IMX376 cho camera độ phân giải 20MP. Máy cũng sử dụng đèn flash hiệu ứng ánh trăng (moonlight selfie) như phiên bản V5 trước, cho phép chụp ảnh tự sướng tốt hơn trong điều kiện sáng yếu. Camera này cũng có khả năng chụp trước lấy nét sau, để sau khi chụp người dùng có thể chọn khu vực nét, khu vực mờ nhòe tùy ý.
![]() |
Bên cạnh cụm camera kép phía trước đạt 20MP, camera sau của V5Plus có độ phân giải 16MP. Camera này được trang bị chế độ chụp thể thao, ghép các tấm ảnh lại với nhau để cho ra một ảnh không bị mờ nhòe; ngoài ra còn chế độ chụp đêm giúp tăng cường ánh sáng khi chụp buổi tối.
![]() |
Vivo V5Plus có màn hình kích thước 5,5 inch độ phân giải FullHD, được bảo vệ bởi kính Gorilla Glass thế hệ 5. Máy dùng vi xử lý Qualcomm Snapdragon 625 64 bit 8 nhân, RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB (không có khe cắm thẻ nhớ).
Smartphone mới nhất của Vivo cũng được trang bị cảm biến vân tay với tốc độ 0,2 giây, dùng để bảo mật máy hoặc mở nhanh các ứng dụng. Pin V5Plus dung lượng 3.160mAh với tính năng sạc nhanh. Máy trang bị hai SIM, chạy hệ điều hành Funtouch 3.0 (nền tảng Android 6.0.1), với chip xử lý âm thanh AK4376.
![]() |
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh tiếp tục là đại sứ của sản phẩm Vivo V5Plus. Trước đó ca sĩ này đã là đại sứ của Vivo V5.
![]() |
Khi nhắc đến một chiến dịch truyền thông, mọi người thường nghĩ ngay tới chiến dịch cho sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng với sinh viên khoa Truyền thông & Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, chiến dịch truyền thông có thể mang ý nghĩa lớn hơn.
Đề xuất dự án truyền thông cho quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) do nhóm sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp hiện đang học tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT Việt Nam thực hiện là một dự án như thế. Đây là chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho giới trẻ về giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của trường đại học đầu tiên của Việt Nam này.
Giảng viên khoa Truyền thông & Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Phượng cho biết: “Giá trị của các di sản trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện đang bị mai một vì các bạn trẻ đến đây thường chỉ cầu may trước mỗi kỳ thi và “bỏ sót” những giá trị văn hoá và lịch sử của di sản này. Trong đề xuất Chiến dịch truyền thông, nhóm sinh viên RMIT Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp: Văn Miếu là nơi có thể tìm hiểu về lịch sử văn hoá, về truyền thống hiếu học từ các bậc tiền nhân chứ không đơn thuần là nơi để cầu may. Kết quả tốt chỉ có được bằng cách bạn nỗ lực học tập”.
Đề xuất dự án của nhóm sinh viên RMIT Việt Nam đã giới thiệu đến các bạn trẻ những giá trị lịch sử và văn hoá của Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông được giới trẻ yêu thích như Facebook, YouTube, Instagram, website và nhất là thông qua video ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
Nhóm sinh viên đã đề xuất mỗi tuần đăng trên Facebook một câu chuyện về một danh nhân khoa bảng được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
![]() |