Theo Tổng biên tập Vincent Garcia, việc có nhiều đồng đội tại Real cùng thi đấu tốt vô tình khiến Vinicius gặp bất lợi, bởi những người bỏ phiếu sẽ chia bớt điểm cho các cầu thủ khác thay vì tập trung vào tiền đạo người Brazil. "Rõ ràng, Vinicius chịu thiệt thòi với sự có mặt của Bellingham và Carvajal trong top 5, vì về mặt toán học, điều đó lấy đi một số điểm của cậu ấy", Garcia nói thêm. "Khi có ba hay bốn cầu thủ Real, người bỏ phiếu sẽ chia sẻ số điểm giữa nhóm này nên Rodri hưởng lợi".
Hiện,France Footballchưa công bố số điểm từng cầu thủ và chi tiết từng phiếu bầu.
Tháng 7/2019 Liu Lina rời quê lên Bắc Kinh với ước mơ tìm được một công việc tốt, kiếm được nhiều tiền. Khi đang tìm việc trên mạng, cô nhìn thấy thông tin tuyển dụng trợ lý với mức lương 80.000 tệ (khoảng 280 triệu đồng)/tháng.
Mẩu tin này khiến Liu Lina sáng mắt. Cô lập tức nộp hồ sơ và cũng nhanh chóng nhận được phản hồi.
![]() |
Ảnh minh họa của Sohu. |
Một người đàn ông tên Jin đã mời cô phỏng vấn và cuộc gặp gỡ của họ diễn ra trên chiếc ô tô S-Class Mercedes-Benz đậu ở bãi đỗ xe của một tòa nhà cao tầng.
Ông Jin - tự xưng là chủ tịch tỏ ra rất hài lòng về cuộc trò chuyện với Liu Lina nhưng ông có một vài nghi ngại về ngoại hình của cô.
Ông nói với Liu Lina rằng, cô có thể được trả 80.000 tệ/tháng nhưng với tư cách là trợ lý riêng của chủ tịch, hình ảnh của Liu phải nổi bật, nếu không cô sẽ không thể cạnh tranh được với những ứng viên khác.
Ông Jin gợi ý Liu phẫu thuật thẩm mỹ. Ông còn nói, khoản tiền chi phí phẫu thuật sẽ được trừ vào lương của cô và đây cũng chính là phúc lợi mà công ty dành cho nhân viên của mình. Vì vậy, Liu Lina không nghĩ ngợi nhiều. Cô chấp nhận đề nghị vay 100.000 tệ để lập tức phẫu thuật thẩm mỹ.
Sau đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Jin, Liu Lina đã được thực hiện mở rộng mắt, cắt đuôi mắt, tạo mắt 2 mí, hút mỡ hai mí, nâng môi, làm đầy khuôn mặt… tại một trung tâm thẩm mỹ và ký khoản vay trực tuyến với hình thức trả góp.
Sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, Liu Lina đã nhiều lần gọi cho ông Jin để thảo luận về việc sắp xếp công việc tiếp theo. Nhưng ông Jin luôn tránh mặt với các lý do khác nhau. Cuối cùng, ông Jin nói đã từ chức. Liu Lina thấy nghi ngờ nên gọi báo cảnh sát.
Sau khi vào cuộc điều tra, phía cảnh sát đã phát hiện, có 2 người đàn ông tham gia vụ việc này là Jin và Wang Zong. Hai người chỉ là những kẻ thất nghiệp, dùng chiêu bài tuyển trợ lý với mức lương cao để thu hút phụ nữ. Sau đó, 2 người này mồi chài, giới thiệu khách đến các cơ sở y tế và thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình. Mỗi đơn đặt hàng, hai người nhận được 20.000 - 30.000 tệ.
Tính đến thời điểm bị bắt, cả hai đã lừa được 9 phụ nữ, người trẻ nhất năm nay 19 tuổi, người lớn tuổi nhất là 33 tuổi.
Tuy nhiên, cả 9 người này đều không báo cảnh sát, chấp nhận mình xui xẻo.
Mặc dù hiện tại, hai kẻ chủ mưu này đã phải nhận hình phạt thích đáng nhưng chỉ cần có những người cả tin như Liu Lina, những chiêu lừa tương tự sẽ xuất hiện.
Vì vậy, khi đòi hỏi mức lương cao, mỗi người hãy tự hỏi xem năng lực của mình đến đâu, vì sao công việc lương cao lại được tuyển dụng một cách dễ dàng đến như vậy.
Linh Giang(Theo Sohu)
“Sau 30 năm tìm kiếm, chờ đợi, cuối cùng bố cũng gặp được con...”, Peng Xinghui, 69 tuổi vừa khóc vừa ôm chặt con trai. Vậy là, giấc mơ đoàn tụ mà ông mong đợi suốt 30 năm cuối cùng cũng được hiện thực hóa.
" alt=""/>Cô gái trẻ nhận kết đắng sau buổi phỏng vấn xin việc trên ô tô sangHôm nghe dì tôi kể, những ngày này gia đình anh họ ngày nào cũng cãi vã suốt khiến ai cũng bất ngờ. Bởi lâu nay, gia đình anh có tiếng nề nếp, là kiểu mẫu để anh em trong nhà noi theo. Vợ chồng anh đều có học thức, khéo léo cư xử mà con cái cũng ngoan hiền, lễ phép.
Vậy mà mọi thứ bị đảo lộn đến không ngờ từ lúc tụi nhỏ được nghỉ hè sớm do năm học phải rút ngắn lại vì dịch Covid-19. Nhưng đỉnh điểm của rối rắm khi chung cư anh ở bị phong tỏa do có ca lây nhiễm. Anh chuyên về thiết kế đồ họa nên có thể làm việc tại nhà.
Khổ nỗi, máy móc ở nhà cấu hình đã yếu lại thêm tốc độ đường truyền internet chậm nên cứ trục trặc đủ thứ. Có hôm xuất file 2-3 lần vẫn không xong vì rớt mạng lại gặp hai thằng nhóc giành giật đồ chơi khiến anh nổi cáu đét vào mông mỗi đứa một phát, tụi nhỏ khóc la càng làm anh bực.
Chị là giảng viên đại học nên vẫn có thể lên tiết, họp hành online nhưng nhiều lúc vừa dạy vừa phải ngắt ngang để phân xử hai đứa cãi cọ gây ồn. Căn hộ 55 m2 với 2 phòng ngủ lúc nào cũng bừa bộn và ầm ĩ tiếng trẻ con. Vợ chồng đi ra đi vô đều nhìn thấy nhau nhưng thường xuyên là trong tình trạng nhăn nhó, khó chịu.
![]() |
Ngày thường chỉ cần gửi tụi nhỏ xuống sân chung cư, anh ra quán cà phê để làm việc còn chị lên văn phòng khoa soạn bài là mọi thứ ổn thỏa. Nhưng trong lúc này đó là chuyện xa vời khi các lối ra vào chung cư đều đã giăng dây.
Mỗi chuyện hằng ngày phải lo cơm nướ 3 bữa cho cả nhà đã khiến chị đầu tắt mặt tối chưa kể giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Còn anh xong việc chỉ biết ôm điện thoại hoặc ti vi nên cư lời ra tiếng vào, rồi đâm ra mặt nặng mày nhẹ. Hết thời gian phong tỏa cũng là lúc cả nhà đều mệt mỏi và chán chường như thể vừa trải qua một cơn bạo bệnh.
Vậy mà đi làm lại chưa được 1 tuần, anh chị tôi lại tiếp tục quay về làm việc tại nhà vừa phải phân xử cho hai đứa nhóc do thành phố áp dụng giãn cách triệt để theo chỉ thị 16, chỉ được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Đâu là nguyên nhân?
Bên cạnh áp lực điều chỉnh thói quen chi tiêu, là những thử thách trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khi trường học đóng cửa, trẻ chỉ quanh quẩn ở nhà. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải vì vừa phải ở nhà làm việc online, vừa phải lo việc nhà, nấu nuớng và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cùng với đó là hàng loạt những nỗi ám ảnh, lo sợ về dịch bệnh làm sao để bảo vệ mình và gia đình được an toàn… khiến nhiều người cảm thấy áp lực, căng thẳng cực độ.
Trước khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, cuộc sống hiện đại làm mỗi người luôn bận rộn với công việc bên ngoài. Họ gần như bỏ qua những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong mối quan hệ vợ chồng.
Lệnh phong tỏa, cách ly xã hội được thực hiện nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, khi phải đối diện với nhau 24/7 trong 4 bức tường ngột ngạt, mỗi người càng nhận ra những thay đổi, khác biệt về lối sống, suy nghĩ của người kia.
Đó còn là nỗi lo sợ, ám ảnh bởi dịch bệnh, áp lực tài chính, việc nhà phân chia không công bằng, trách nhiệm đối với con trẻ và việc thiếu hụt không gian riêng tư đã trở thành giọt nước tràn ly khiến cho những bất đồng, mâu thuẫn lớn dẫn theo thời gian.
Nếu không có cách tích cực giải quyết, nhiều người chỉ biết giải tỏa căng thẳng bằng cách trút giận lên các thành viên khác trong gia đình.
Giãn cách xã hội là lúc giúp chúng ta biết cách sống chậm và tận hưởng cuộc sống; có thời gian để thảnh thơi, suy nghĩ lại những gì đã qua, hành trình đã đi để nhìn nhận thấu đáo và cả thêm những ý tưởng, kế hoạch rồi sắp xếp cho tương lai. Vậy tại sao không tận dụng và trân trọng điều giá trị nhất đối với mình, với những giây phút ở bên những người thân yêu trong gia đình.
Thay đổi để sống vui
Để thích ứng với dịch bệnh Covid-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan. Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành lại phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào địa vị của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế đó là dịch Covid-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 là trách nhiệm chung không của riêng ai.
Tuy nhiên ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng liêng và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Những việc vốn bình dị nhưng trong ngày thường bận rộn, không phải ai cũng có thể làm được.
Vẫn biết “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tuy nhiên luôn có cách để mỗi người thu xếp lại bản thân, cuộc sống gia đình mình trong những ngày giãn cách. Cần hạn chế đọc những tin tức tiêu cực, độc hại về dịch bệnh và cùng nhau thiết kế thời gian biểu cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch. Các thành viên trong gia đình cần bình tĩnh ngồi lại trao đổi với nhau bằng thái độ cảm thông và chia sẻ.
Nói cách khác, áp lực của dịch bệnh nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi cũng là lúc mỗi người nhìn nhận lại bản thân mình là ai, muốn gì trong cuộc sống và đánh giá lại con đường mà họ muốn dành cho nhau trong phần còn lại của cuộc đời.
Vì lẽ đó, đây là lúc mỗi người có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, thu xếp lại lòng mình để thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu thương và gắn bó nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Đây cũng là lúc mỗi gia đình bộc lộ ra những bất ổn cần được điều chỉnh, đổi thay để mỗi người được bình an và hạnh phúc hơn.
Độc giảChung Thanh Huy
Việc tìm ra những phương pháp khác nhau như tạo không gian riêng biệt, học cách san sẻ và quan tâm nhau chính là cách để mỗi người cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.
" alt=""/>Dựng lại nếp nhà trong những ngày giãn cách