Trái ngược hoàn toàn với hầu hết đồng loại gặm nhấm nhanh nhẹn và lém lỉnh của chúng, Lophiomys imhausi thường lừ đừ, uể oải giống loài nhím.
Loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới
Khi con vật bị dồn vào thế bí, phần lông dọc lưng nó sẽ dựng đứng lên nhọn hoắt giống như kiểu đầu mohawk, để lộ các hàng lông đen trắng chạy dọc hai bên sườn, với trung tâm là một mảng lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong.
![]() |
Chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Ảnh: NY Times. |
Những sợi lông xốp đó chứa một chất độc đủ mạnh để đánh gục cả một con voi. Đây chính là trọng tâm nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Weinstein về tập tính và cách tự vệ của loài chuột này.
Chuột có mào châu Phi thường gặm nhấm các cành cây có độc, nhưng không phải để lấy chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, chúng sẽ nhai kỹ những mẩu thân cây và nhổ lên lông của mình, tạo thành một dạng “áo giáp hóa học” để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi như linh cẩu và chó hoang. Tập tính này đã biến loài chuột có mào châu Phi thành loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới và một trong số ít các loài động vật có vú mượn chất độc từ thực vật.
Hành vi kỳ lạ
Nghiên cứu của tiến sĩ Weinstein, được xuất bản trung tuần tháng 11 trên tạp chí Mammalogy, không phải là nghiên cứu đầu tiên ghi lại hành vi kỳ lạ của loài chuột có mào này. Thế nhưng, nó đã củng cố vững chắc hơn một giả thuyết đã được đưa ra gần một thập kỷ trước và cung cấp cái nhìn tổng quát về đời sống xã hội của động vật.
Kwasi Wrensford, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học California, Berkeley, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết từ khi được mô tả lần đầu trong các tài liệu khoa học vào năm 1867, loài chuột có mào châu Phi hiếm gặp này “đã thu hút được rất nhiều sự chú ý”.
“Bây giờ chúng ta mới chỉ bắt đầu lý giải tại sao con vật này lại có những hành vi như vậy”, ông nói.
![]() |
Sợi lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống như tổ ong của chuột có mào châu Phi nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: NY Times. |
Người dân ở Đông Phi từ lâu đã biết về sự kịch độc của loài chuột có mào. Con vật này đã nhiều lần hạ gục những chú chó tò mò. Những con vật may mắn sống sót sau cuộc đụng độ loài chuột độc có xu hướng tránh xa chúng.
Vào năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ghi nhận chất độc của những con chuột này được tiết ra từ Acokanthera schimperi, một loại cây thường được các thợ săn thu hoạch ép nước để tẩm độc mũi tên của họ.
Trong nghiên cứu năm 2011, chỉ có một con chuột mào được nuôi nhốt đã có hành vi “tai quái” này khiến những nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ là ngẫu hứng.
Trở lại với nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Weinstein và nhóm của cô đã bắt được 25 con chuột và theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm. Khi được cho những cành cây Acokanthera, một số con đã gặm vỏ cây sau đó chải bã lên bộ lông sọc của mình.
Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về tần suất “tẩm độc” của chuột, hay cả cách chúng chịu được chất độc này, đặc biệt là trong trường hợp chúng vô tình nuốt phải. (Giống như tất cả loài gặm nhấm khác, chúng không có khả năng nôn ra).
Tuy nhiên, nhờ sự lợi hại của mình, những con chuột dường như được tận hưởng cuộc sống riêng tư ấm áp đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chuột đực và chuột cái có thể chung sống ổn định, thậm chí cùng chăm sóc con non kể cả khi bị nuôi nhốt.
Ricardo Mallarino, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Princeton, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Sự chung thủy rất hiếm gặp ở động vật có vú. Nếu điều đó tồn tại những con chuột này, điều đó sẽ rất thú vị. Nhưng sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận “sự chung thủy” trong gia đình của loài chuột”, ông nói.
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.
" alt=""/>Loài chuột mang chất độc có thể hạ gục cả voiNếu bạn chỉ muốn học những gì có thể kiếm ra tiền được thì hãy đến trường nghề. Còn mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo ra những con người có kiến thức bao quát về khoa học và xã hội. Với tiêu chuẩn như vậy việc dạy đạo hàm và tích phân rõ ràng là không sai. Có chăng là người ra đề thi quá khó đến mức không cần thiết.
Một số ý kiến làm cho tôi có cảm giác mọi người nghĩ rằng đạo hàm và tích phân là cái gì đó cao siêu lắm. Thậm chí, có người còn cho rằng chỉ có "giáo sư biết tuốt" mới cần học đạo hàm và tích phân. Theo quan điểm của tôi, đây là những kiến thức Toán học rất cơ bản.
Có thể bạn không sử dụng đến chúng trong đời sống hàng ngày, nhưng những ai từng đọc các báo cáo khoa học sẽ thấy, nếu không biết đạo hàm và tích phân thì không thể đọc được, càng không thể nghiên cứu khoa học. Có thể nói, đối với người làm khoa học, đạo hàm và tích phân giống như cái búa, cái đinh của người thợ mộc vậy.
Điều làm tôi buồn là đến cả những người có trình độ Đại học, trên Đại học cũng có suy nghĩ "không biết sử dụng đạo hàm, tích phân vào việc gì?". Bản thân tôi cũng chỉ là một cử nhân, chưa từng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì công việc, tôi vẫn ít nhiều tiếp xúc với các nghiên cứu và giới học thuật. Điều khác biệt giữa tôi và rất nhiều người Việt khác, đó là tôi làm việc với các công ty nước ngoài, tiếp cận với công nghệ nước ngoài, giới tinh hoa học thuật mà tôi tiếp cận cũng là người nước ngoài.
>> 'Học đạo hàm, tích phân không để đi chùi bugi'
Dường như, rào cản ngôn ngữ đã đưa đến cho tôi cái nhìn khác so với nhiều người cùng có trình độ Đại học. Đối với tôi đây là dấu hiệu cho thấy rất nhiều người Việt đang quay lưng lại với khoa học. Nhiều người trong giới học thuật chưa có vị trí xã hội tương xứng. Đó là một sai lầm mang tính hệ thống của giáo dục trong một thời gian dài.
Xã hội ta vẫn luôn tập trung vào các yếu kém của các bậc học tiền Đại học. Tuy nhiên theo tôi, chính bậc Đại học và sau Đại học mới là những mảng chưa tốt. Có gì ngạc nhiên đâu khi mà một tiến sĩ nọ làm luận án về cầu lông? Nó cho tôi thấy những điều mình quan sát khi còn học Đại học vẫn còn đúng: nhà trường chỉ đặt nặng về thành tích, không hề quan tâm đến chất lượng giảng dạy; giảng viên cố "chạy sô" thật nhiều trường để kiếm thêm thu nhập; việc giảng dạy thì qua loa cho có; thậm chí tình trạng mua bằng.
Trường đại học lẽ ra phải là nơi phục vụ nghiên cứu khoa học là chính, giảng dạy chỉ là phụ. Vậy mà hãy nhìn xem, hàng năm Việt Nam đăng được bao nhiêu bài trên tạp chí khoa học quốc tế? Rồi hàng năm các có bao nhiêu nghiên cứu nào giúp ích được cho xã hội? Hay là chỉ lấy bằng Tiến sĩ để ra ngoài xin việc được dễ dàng hơn?
Vậy mà còn có người còn cổ súy bỏ đạo hàm và tích phân khỏi chương trình giảng dạy phổ thông. Nếu vậy thì nền tảng khoa học trong giáo dục sẽ ra sao?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Học đạo hàm, tích phân dù không sử dụng ngoài đời'