Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người. Tổng kinh phí ước tính khoảng 25.200 tỉ đồng, trong đó kinh phí mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí vận chuyển, bảo quản, phân phối và tổ chức tiêm chủng khoảng 4.200 tỉ đồng.Trong đó, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỉ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức là 9.200 tỉ đồng. Đặc biệt, nhu cầu vắc xin hằng năm tăng cao khi dịch kéo dài, kinh phí sẽ mua vắc xin lớn. Nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.
 |
Tổng kinh phí tiêm phòng cho 75 triệu người ước tính khoảng 25.200 tỉ đồng |
Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Việc thành lập quỹ để đảm bảo cơ chế tài chính trong tiếp cận vắc xin, để người dân Việt Nam đều được tiếp cận vắc xin.
Ngay khi có chủ trương thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ủng hộ hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng để Chính phủ có kinh phí mua vắc xin phòng chống Covid-19.
Tập đoàn Vingroup đã trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, cùng tham gia đóng góp chương trình tiêm vắc xin Covid-19 cho người Việt. Trước đó, tập đoàn này đã tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng ngừa Covid-19 "Made in Vietnam" COVIVAC cho Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất, tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19 ; tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch... với số tiền lên tới trên 1.277 tỷ đồng trong năm 2020.
 |
Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 |
Hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã trao hàng trăm tỷ đồng để Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid-19 cho người dân. Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trao tặng 100 tỉ đồng (mỗi ngân hàng 25 tỉ đồng) để mua vắc xin phòng Covid-19.
 |
Các ngân hàng BIDV, Viettinbank, Vietcombank, Agribank tặng tổng 100 tỷ đồng mua vắc xin phòng Covid-19 |
Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cũng thay mặt Tập đoàn Sovico Group và cán bộ, viên chức của Ngân hàng HDBank trao 60 tỷ đồng ủng hộ việc mua vắc xin.
Ngày 25/5/2021, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã trao 15 tỷ đồng làm kinh phí mua vắc xin phòng Covid-19. Kể từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay, SHB đã ủng hộ gần 30 tỷ đồng cùng cả nước chống dịch. Trước đó, trong năm 2020, SHB đã ủng hộ hơn 42 tỷ đồng cho công tác phòng chống Covid-19 và các hoạt động an sinh xã hội trên cả nước.
Chủ tịch HĐQT SHB - ông Đỗ Quang Hiển cho biết: “Bên cạnh phát triển kinh doanh, SHB luôn quan tâm chú trọng tới các hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt là công tác phòng chống Covid-19. Với những hành động thiết thực và đóng góp của mình, SHB tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có được nguồn lực dồi dào để phòng, chống và từng bước đẩy lùi dịch bệnh”.
 |
Ngân hàng SHB tặng 15 tỷ đồng mua vắc xin phòng Covid-19 |
Tập đoàn T&T Group cũng đã ủng hộ 1 triệu liều vắc xin phòng Covid -19.
Cùng ngày, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã trao tặng 50 tỷ đồng vào Quỹ mua vắc xin phòng chống Covid-19 của Chính phủ.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã quyết định hỗ trợ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 30 tỷ đồng.
Petrovietnam đã quyết định hỗ trợ Quỹ vắc-xin kinh phí 30 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn hỗ trợ 5 tỷ đồng; Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) hỗ trợ 10 tỷ đồng; Liên doanh Việt - Nga (Vietsopetro) hỗ trợ 5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hỗ trợ 5 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) hỗ trợ 5 tỷ đồng. Ngoài các đơn vị nêu trên, Petrovietnam đang tiếp tục kêu gọi các đơn vị thành viên tiếp tục tham gia hỗ trợ Quỹ vắc-xin.
Ngoài ra, cũng trong sáng 25/5, Tập đoàn Ecopark đã trao 1 triệu USD vào quỹ Vắc xin Covid-19 của Chính phủ. Ecopark còn là chủ đầu tư đầu tiên tại Việt Nam công bố tài trợ 100% chi phí tiêm vaccine Covid-19 cho tất cả cư dân của khu đô thị.
Ngày 28/05/2021, tại trụ sở Bộ Y tế, Đại diện Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã trao tặng 30 tỷ đồng tài trợ kinh phí mua vắc xin cho cuộc chiến phòng chống Covid-19 của Chính phủ nhằm giúp cho người dân sớm được tiêm ngừa, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Đồng hành cùng ngành Y tế và cả nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, GELEX đã tham gia và triển khai nhiều hoạt động, mang lại kết quả thiết thực. Năm 2020, GELEX đã trao tặng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương số tiền 5 tỷ đồng để bổ sung thêm các trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
 |
Đại diện Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã trao tặng 30 tỷ đồng tài trợ kinh phí mua vắc xin |
Tiếp tục ngày 4/6, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu Đào Hồng Tuyển vừa chuyển 100 tỷ đồng đến số tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, trích 70 tỷ đồng chuyển cho quỹ vắc-xin phòng Covid-19, 30 tỷ đồng còn lại sẽ chuyển vào quỹ vắc-xin phòng Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh.
Cũng trong cùng ngày, tập đoàn Vingroup thông báo đã nhập về Việt Nam 30 máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở từ Singapore và 2 triệu mẫu test, tổng trị giá hơn 460 tỷ đồng. Tính đến nay, tập đoàn đã tài trợ hơn 2.287 tỷ đồng trong cuộc chiến chống Covid-19.
 |
Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu Đào Hồng Tuyển vừa ủng hộ 30 tỷ đồng đến Quỹ vắc xin phòng Covid-19 của tỉnh Quảng Ninh |
Đó chỉ là một trong số những doanh nghiệp đang tiên phong ủng hộ kinh phí để Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid-19. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để thực hiện những chiến lược tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 nhanh nhất, rộng nhất, yếu tố rất quan trọng là cần nguồn tài chính đảm bảo, do đó việc huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng góp tài chính cho Quỹ vắc xin là rất cần thiết.
“Thực tế cho thấy sự hỗ trợ quý báu của các tập đoàn, doanh nghiệp thực sự hiệu quả, góp phần vào thành công của cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta. Chúng tôi mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành với ngành y tế và cả nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.
Nhiều người dân, doanh nghiệp cho biết sẽ sẵn sàng ủng hộ kinh phí để Chính phủ thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho toàn dân. Danh sách sẽ còn nối dài và sức mạnh đoàn kết của toàn thể dân tộc trong lúc này sẽ là chìa khóa để Việt Nam nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định sản xuất, sinh hoạt.
Thu Hiền

Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ Quỹ vắc xin của Chính phủ
Sáng nay, thông qua Bộ Y tế, đại diện 8 doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam đã trao 125 tỷ đồng, 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng) và 1 triệu liều vắc xin Covid-19 cho công tác phòng, chống dịch.
" alt=""/>Người dân, doanh nghiệp chung tay ủng hộ Chính phủ mua vắc xin phòng chống Covid

 |
Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán. |
Sở dĩ chứng khoán tăng mạnh trong hai phiên vừa qua là do dòng tiền đổ vào sau khi VN-Index vượt ngưỡng cản quan trọng 1.245 điểm. Sự hưng phấn lên cao khiến các nhà đầu tư, trong đó có khoảng nửa triệu tài khoản mới, tiếp tục đổ tiền vào kênh đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong năm 2020 và đầu 2021.
Cổ phiếu Vinhomes (VHM) và Masan (MSN) là điểm sáng trong hai phiên thị trường lập kỷ lục. Vinhomes tăng mạnh lên đỉnh cao lịch sử: 108.600 đồng/cp sau khi Vingroup công bố thông tin sẽ phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm với quyền chọn nhận cổ phiếu VHM giá 123.000 đồng/cp (xác định bằng 120% giá đóng cửa cổ phiếu VHM vào ngày phát hành 13/4/2021).
Trong phiên trước đó, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dẫn đầu đà tăng với sắc tím đẩy giá lên 107.100 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng và bất động sản cũng góp phần đẩy thị trường đi lên trong dịp này. Tỷ phú Trần Đình Long có thêm cả tỷ USD trong thời gian ngắn, trong khi các đại gia như Lê Phước Vũ, Hồ Minh Quang,... cũng giàu lên nhanh chóng nhờ giá thép tăng chóng mặt.
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa phát tăng hơn 3 lần trong vòng một năm qua, qua đó giúp túi tiền của ông Trần Đình Long tăng thêm khoảng 2 tỷ USD. Chỉ tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu HPG đã tăng khoảng 50% lên mức trên 58.000 đồng/cp như hiện tại. Theo Forbes, tính tới hết ngày 19/4, khối tài sản của ông Trần Đình Long đạt 2,8 tỷ USD, cao hơn so với mức 2,6 tỷ USD của bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Ông Hồ Hùng Anh đứng thứ 3 với 1,8 tỷ USD.
Vua thép Hòa Phát ghi nhận doanh thu 2020 tăng 41%, lên trên 91 nghìn tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 13,5 nghìn tỷ, tăng 78% so với năm trước. HPG đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 18 nghìn tỷ đồng trong 2021.
Thị trường rung lắc, áp lực chốt lời gia tăng
Theo MBS, thị trường đã khá viên mãn sau khi bứt phá mạnh mẽ và vượt qua mốc 1.260 điểm. Điểm khác biệt ở phiên này so với lần trước thị trường không thành công là sự hưởng ứng của khắp các nhóm cổ phiếu, bên cạnh đó có nhóm dẫn dắt như ngân hàng đã quay trở lại cùng sự góp mặt của nhóm Vingroup.
Về kỹ thuật, VN-Index đã có phiên break thành công khỏi các mô hình kỹ thuật để xác nhận xu hướng tăng tiếp diễn, khởi đầu cho một con sóng lớn. Với mức thanh khoản như hiện nay, thị trường hoàn toàn có thể vượt đỉnh 1.300 điểm.
Dù vậy, những diễn biến trong nửa cuối phiên 20/4 với áp lực chốt lời tăng mạnh trên các sàn và sự rơi nhanh của chứng khoán phái sinh là một tín hiệu không mấy tích cực.
 |
Chứng khoán vọt lên đỉnh mới. |
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), chỉ số VN-Index dự báo sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, VN-Index có cơ hội vượt vùng cao điểm 1.268 trong thời gian gần tới nhưng vẫn lưu ý áp lực chốt lời tiềm ẩn khi thị trường áp sát vùng cản 1.300 điểm.
Thị trường tăng mạnh trong thời gian vừa qua nhờ dòng tiền lớn đổ vào từ cả triệu tài khoản cũ và mới với kỳ vọng vào triển vọng tích cực và sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trụ cột trong nước như Vingroup, Masan, VietinBank, Hòa Phát,...
Tuy nhiên, thị trường cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng theo xu hướng chung trên thị trường mà không có thông tin hỗ trợ thực sự. CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC) vừa công bố lỗ ròng quý thứ 6 liên tiếp nhưng đây lại là một trong những cổ phiếu tăng vũ bão, lên gấp 10 lần trong hai tháng đầu năm rồi giảm 50% trong hơn một tháng qua.
Không ít doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm trong 2021. Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HQC) đặt kế hoạch doanh thu thấp nhất trong 3 năm. Dù kinh doanh chưa ghi nhận chuyển biến đáng kể nhưng cổ phiếu HQC tăng mạnh trong những tháng gần đây, tăng gấp 2,2 lần so với hồi đầu năm.
Nhiều dự báo cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng sủa. Chứng khoán Việt Nam vẫn khá hấp dẫn với chỉ số giá trên thu nhập (P/E) thấp nhất trong khu vực và chỉ số này sẽ còn thấp hơn nữa khi mà dự báo tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán có thể đạt mức 20% trong 2021.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,3% năm 2021 nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô và làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại.
Dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự mất cân đối tài khoản, đầu tư công chậm (nhất là khi giá vật liệu xây dựng tăng cao), hiệu quả quản lý thấp... Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khối FDI và thiếu tự chủ về công nghệ cũng như nguyên liệu trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Chính sách tiền tệ nới lỏng mang lại cú hích đáng kể cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nó tiềm ần nguy cơ bong bóng tài sản, có thể trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Một khi chính sách thay đổi, tác động tới các thị trường là rất lớn.
Trên thế giới, nhiều thị trường chứng khoán như Mỹ cũng được cho là đã hình thành bong bóng, nhưng khảo sát cho thấy các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng đi lên và không muốn bỏ qua kênh đầu tư này.
M. Hà
" alt=""/>Chứng khoán vọt lên đỉnh mới
Tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2020: “Giáo dục bền vững trong Kỷ nguyên số” (Vietnam Educamp 2020) do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, TS Lê Thống Nhất cho rằng, xã hội hóa làm sách giáo khoa có quá nhiều rủi ro. |
TS Lê Thống Nhất |
“Sau khi thẩm định 2 vòng của đợt 1 thì cả 3 quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 không quyển nào Đạt. Ngày 15/11 bắt đầu nộp đợt 2, nhưng nếu trường hợp tiếp tục vẫn không có quyển sách nào “Đạt” thì sao? Nếu vậy, sang năm học sinh của chúng ta học sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 nào?”.
Chưa nói đến thẩm định, thì thực tế với riêng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm trước có 4 quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 1. Nhưng lần này họ chỉ làm 2 cuốn, như vậy sẽ có những quyển mà lớp 1 được chọn dùng nhưng không có ở lớp 2.
“Rồi mai kia, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc nhà xuất bản còn lại quyết định không làm một số môn vì không ăn thua thì những môn đó chúng ta lấy đâu ra sách giáo khoa để dạy học”, ông Nhất nói và cho rằng phải xem chừng khi để cho khối tư nhân đảm nhận việc này.
 |
PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. |
Về vấn đề này, PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng Bộ luôn quan tâm đến.
"Ngay từ năm 2018, khi chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đến Việt Nam làm việc. Trong 2 tuần, họ đi thăm tất cả các nhà xuất bản và chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra 4 kịch bản. Và tất cả những chuyện đang diễn ra này đều đã được tính trước và họ đã phân tích cho chúng tôi, kể cả những phương án tối ưu nhất.
Họ tư vấn giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện làm một bộ sách giáo khoa. Nhưng đó có thể không hẳn là phương án tối ưu. Chúng ta nhìn thấy hiện nay, chương trình lớp 1 có 5 bộ sách đảm bảo đáp ứng được cho tất cả các nhà trường - điều có thể nói là kỳ tích của Việt Nam khiến tất cả các nước đều ngạc nhiên. Họ nói đây là một nỗ lực phi thường", ông Vinh nói.
Hội đồng thẩm định làm việc nghiêm túc, khắt khe hơn
Trước lo ngại của dư luận, chia sẻ với VietNamNet, đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, ở đợt thẩm định lần 1, có 5 môn có bản thảo sách giáo khoa chưa Đạt. Song, môn Tiếng Việt đặc biệt hơn cả khi cả 3 bản mẫu sách được đề nghị thẩm định thì đều chưa Đạt.
Lý giải về điều này, vị này cho rằng đến từ nhiều nguyên nhân. “Nguyên nhân thứ nhất là bởi Tiếng Việt là môn được thiết kế có số tiết nhiều nhất. Ví dụ các môn khác khoảng 35 tiết thì trong cùng khoảng thời gian chuẩn bị, sẽ được là chỉn chu hơn; trong khi sách Tiếng Việt đến 350 tiết, gấp đến 10 lần sách của một số môn khác.
Rút kinh nghiệm của sách giáo khoa lớp 1, chúng ta phải làm tỉ mỉ hơn. Cho dù những chi tiết hơi “gợn”, hội đồng thẩm định vẫn yêu cầu tác giả điều chỉnh. Đó là lý do chính.
Nếu như năm vừa rồi, có thể có những sách có “gợn” nhỏ đó nhưng vẫn qua được. Còn lần này hội đồng thẩm định xác định thà vất vả thêm nhưng đảm bảo chất lượng hơn. Còn nếu nói chất lượng bản thảo sách giáo khoa lớp 2 thấp là không phải”.
Vị này cho rằng, điều đó là dấu hiệu cho thấy hội đồng thẩm định đã làm việc nghiêm túc, thậm chí khắt khe hơn. Song cũng vì vậy mà khoảng thời gian 1 tháng để sửa các sách này ở đợt là gấp gáp.
Đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay, về mặt lý thuyết vẫn có thể xảy ra chuyện không có sách nào vượt qua thẩm định sau cả 2 đợt. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm hoàn thiện của các tác giả, khả năng có sách là hoàn toàn khả thi.
Chưa kể, theo vị này, có rất nhiều cuốn sách chưa kịp nộp để thẩm định vào đợt 1 và bắt đầu tham gia ở đợt 2.
“Như vậy, ở đợt thẩm định lần 2 có 2 đối tượng: thứ nhất là số sách chưa kịp tham dự đợt 1; thứ hai là những cuốn sách tham dự đợt 1 vừa qua nhưng chưa Đạt. Đương nhiên những cuốn sách tham gia thẩm định lần đầu từ đợt 2 thì sẽ phải chịu áp lực rất lớn về thời gian bởi để kịp năm học”.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp nhận hồ sơ bản thảo sách giáo khoa đề nghị thẩm định vào đợt 2 đến hết ngày 30/11. Sau đó sẽ tiến hành vòng 1 của đợt thẩm định thứ 2 trong 15 ngày, vòng 2 diễn ra trong 15 ngày cuối của tháng 12.
Thanh Hùng

Sau 2 vòng thẩm định, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt 2 nào đạt
Tới nay, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá Đạt. Được biết, có 3 bản mẫu gửi thẩm định gồm 2 bản thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản còn lại thuộc bộ Cánh diều.
" alt=""/>Nếu không có SGK Tiếng Việt 2 vượt qua thẩm định, học sinh sẽ học sách gì?