Tai nạn xe thảm khốc ở Malaysia khiến 3 phụ nữ người Việt thiệt mạng
2025-04-25 08:01:24 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:688lượt xem
Ảnh: NST
Theo NST, cả 4 nạn nhân đều ngồi trên chiếc BMW khi nó va chạm với xe tải ở gần Pagoh, bang Johor của Malaysia vào khoảng 20h15.
Ba trong số 4 nạn nhân là người đàn ông địa phương và hai phụ nữ Việt Nam đã tử vong tại chỗ. Nạn nhân thứ 4 cũng là một phụ nữ Việt đã tử vong khi đang được điều trị tại bệnh viện Sultanah Nora Ismail.
Tuy nhiên, danh tính của tất cả các nạn nhân vẫn chưa được công bố. Cảnh sát cho biết sẽ sớm đưa ra tuyên bố về vụ việc.
Ảnh: NST
Trước đó, Trung tâm Điều hành Cứu hỏa và Cứu hộ cho biết họ nhận được cuộc gọi cấp cứu lúc 20h23. Sáu người từ Trạm cứu hỏa và cứu hộ Pagoh đã đến địa điểm xảy ra tai nạn vào khoảng 20h40 tối cùng với máy móc để đưa các nạn nhân ra ngoài.
Những người cứu hộ cho hay: "4 nạn nhân bị mắc kẹt trong xe nhưng 3 người trong số họ đã tử vong ngay tại chỗ. Việc cứu hộ kết thúc lúc 21h59 và các nạn nhân thiệt mạng đã được bàn giao cho cảnh sát để xử lý tiếp".
Tàu chiến Malaysia chìm sau khi va chạm vật thể dưới nước
Tàu chiến KD Pendekar thuộc biên chế Hải quân Malaysia chiều 25/8 đã chìm ngoài khơi bang Johor sau khi va chạm với vật thể dưới nước.
5 phương thức lừa đảo chủ yếu diễn ra trên không gian mạng Việt Nam thời gian qua, theo tổng hợp của A05, lần lượt là: Tuyển cộng tác viên tham gia kinh doanh, buôn bán, giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, chiếm 44,7%; Phát tán các mã độc, tấn công chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo (17,3%); Tạo lập các sàn giao dịch, kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, chứng khoán (13,2%); Gọi điện giả danh lực lượng chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên ngân hàng, nhân viên viễn thông (11,6%); Giả danh công ty tài chính, ứng dụng vay tiền (8,5%).
2 mục tiêu phát triển phần mềm miễn phí giúp người dân phòng chống lừa đảo
Ngoài việc là công cụ hỗ trợ người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên không gian mạng, phần mềm phòng chống lừa đảo cũng được phát triển nhằm góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho người dùng." alt=""/>Tội phạm lừa đảo trên mạng ‘phân vai cụ thể, xây kịch bản chi tiết’
Biển quảng cáo bên ngoài khu nhà của chủ đầu tư vẫn ghi địa chỉ 177 phố Trung Kính.
Theo đó, trong Hợp đồng mua bán căn hộ ký kết với các khách hàng chủ đầu tư đều lấy địa chỉ là 177 Trung Kính, tổ 51, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội làm địa chỉ chính thức. Song, từ khi bàn giao nhà cho cư dân, chủ đầu tư đã cho bảo vệ chặn lối đi này, yêu cầu tất cả cư dân phải đi lối ra đường Nguyễn Chánh.
Ông Phạm Đình Tuân – Đại diện cư dân cho biết: “Hiện chúng tôi phải đi lại bằng một lối phụ trên đường Nguyễn Chánh, không có địa chỉ rõ ràng, không có nhận diện chung cư trên cổng, cổng vào tạm bợ, khuất tầm nhìn. Xét về giá trị chung cư xây dựng trên 2 con đường thì người mua nhà chúng tôi như bị chủ đầu tư lừa. Có cư dân mua căn hộ với giá 35 triệu đồng/m2. Nếu dự án rao bán tọa lạc trên đường Nguyễn Chánh thì giá sẽ mềm hơn. Văn Phú đã bán căn hộ tại vị trí 'đắc địa' nhưng lối đi tại vị trí “hãm địa”.
Trong khi đó, phía chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính cho biết, theo quyết định phê duyệt của thành phố, địa chỉ khu đất thực hiện dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và trường tiểu học có địa chỉ tổ 51 phố Trung Kính. Trong các hợp đồng với khách hàng, cũng nói rõ lô đất thuộc ô quy hoạch theo địa chỉ nói trên.
Cũng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hạng mục, trường tiểu học sẽ đi theo cổng đường Trung Kính (177 Trung Kính), còn công trình dự án khu nhà ở cao tầng sẽ đi theo đường quy hoạch 21m (theo lối Nguyễn Chánh). Hiện tuyến đường 21m nói trên đã được chủ đầu tư hoàn thiện và đang được cư dân sử dụng.
Lối đi vào Home City từ đường Nguyễn Chánh. Hai đầu đường quy hoạch 21m hiện nay vẫn chưa được thông.
Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, cư dân Home City cho biết chủ đầu tư đã có sự bất nhất khi trả lời về tính pháp lý của con đường quy hoạch 21m. Cụ thể, tại biên bản cuộc họp vào lúc 9h ngày 8/1/2017 giữa Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Trung Kính và cư dân, đại diện chủ đầu tư đã giải thích với cư dân rằng: “Phía trước dự án là Công viên hồ điều hòa, đây là dự án của một đơn vị khác. Tuy nhiên, tính chất pháp lý của con đường này (đường quy hoạch 21m) đang phụ thuộc vào 1 dự án khác đã được phê duyệt”.
Cũng theo cư dân, thực tế hiện nay đường 21m mới chỉ có một đoạn, hai đầu thông ra hai bên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông vẫn chưa được triển khai, nếu muốn triển khai phải giải tỏa 1 đầu đang là khu dân cư đi ra phía chung cư Thăng Long Yên Hòa, một đầu là nghĩa trang.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 3/1/2017, Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND Quận Cầu Giấy về việc làm đường vào khu chung cư Home City.
Văn bản nêu: “Căn cứ bản đồ quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy, hiện nay, dự án Home City do công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú Trung Kính làm chủ đầu tư, tại địa chỉ tổ 51, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đã hoàn thành và cư dân đã chuyển về sinh sống.
Tuy nhiên đường vào dự án theo quy hoạch từ đường Nguyễn Chánh – Mạc Thái Tổ chưa được triển khai thi công, gây khó khăn cho cư dân trong việc đi lại và sinh hoạt tại khu chung cư Home City”.
Văn bản này cũng nêu rõ: “Để tạo điều kiện cho cư dân sinh sống tại khu chung cư Home City được tốt hơn, đồng thời giảm bức xúc từ phía người dân. Công ty kính đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy nghiên cứu, tạo điều kiện để dự án vào đường khu chung cư từ phía đường Nguyễn Chánh và Mạc Thái Tổ được triển khai thi công sớm theo quy hoạch đã được TP phê duyệt”.
Hợp đồng đã ký, tiền đã đóng, dự án đã xong, dân đã vào ở nhưng đường chưa thông? Đến nay, chủ đầu tư và cư dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng?
Chưa xây nhà cao tầng khi giao thông chưa có lối ra
Dự án đón đầu con đường sẽ được quy hoạch chạy qua những tưởng được hưởng lợi khi hoàn thiện hạ tầng. Việc xây dựng nhà ở đón đầu quy hoạch trong tương lai, khi đó dự án sẽ “hô biến” ra mặt đường. Nhưng đến khi dự án xây xong, dân về ở vẫn chưa thấy đường không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội.
Trên tuyến phố Triều Khúc, bán kính khoảng 1km đang phải “cõng” 2 đại công trường: Công trình hỗn hợp Pandora (53 Triều Khúc) và dự án chung cư cao cấp Blue Diamond (69 Triều Khúc). Trong đó, dự án biệt thự liền kề, chung cư Pandora 53 Triều Khúc được chủ đầu tư, Công ty liên doanh ôtô Hòa Bình, giới thiệu là dự án trọng điểm của quận Thanh Xuân trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng được quy hoạch của thành phố Hà Nội.
Dự án Pandora (53 Triều Khúc) nằm trên con phố Triều Khúc chỉ rộng khoảng 4m.
Tổng diện tích xây dựng dự án là 41.700 m2, khởi công tháng 6/2015 và dự kiến hoàn thành vào quý IV/2019. Một số thông tin cho biết, để đảm bảo thỏa mãn điều kiện về hạ tầng giao thông, tương lai, dự án sẽ có quy hoạch tuyến đường mở rộng tới 40m chạy qua. Nhưng thực tế, con phố nhỏ chỉ rộng khoảng 4m Triều Khúc vẫn đang là lối vào duy nhất của công trình này.
Trong khi đó, dự án chung cư Diamon Blue nằm ngay cạnh Pandora khởi công từ đầu 2015. Với quy mô được giới thiệu cũng thuộc dạng “khủng”, dự án này góp phần làm trầm trọng thêm sự quá tải của khu vực này.
Công trình xây xong, giá chào bán cao ngất ngưởng nhưng đường thì chưa chắc đã mở. Thực tế, nhiều công trình nội đô vẫn trong tình trạng mắc kẹt, chờ mở cổng. Đó là thực tế đã được nhiều chuyên gia đưa ra lời cảnh báo. Điều này cũng dẫn tới hệ quả là tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng tại các trục đường chính.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội và các bộ ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông đã yêu cầu cần quản lý tốt quy hoạch của Hà Nội, “chưa xây dựng nhà cao tầng khi phương án giao thông chưa có lối ra”, “tập trung mật độ cao quá ở trung tâm thì dứt khoát ùn tắc”.
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Chưa xây nhà cao tầng khi giao thông chưa có lối ra
Trước dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, trước vấn đề ùn tắc giao thông gây bức xúc cho người dân thủ đô, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội và các bộ, ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông. Tại cuộc họp này, Thủ tướng nhấn mạnh Hà Nội cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển Thủ đô bền vững. Thủ tướng yêu cầu cần quản lý tốt quy hoạch của Hà Nội, “chưa xây dựng nhà cao tầng khi phương án giao thông chưa có lối ra”, “tập trung mật độ cao quá ở trung tâm thì dứt khoát ùn tắc”.
Hồng Khanh
Tranh chấp nhà chung cư nhìn từ dự án Home City Trung Kính
Cho rằng sau cơn suy thoái, các doanh nghiệp chủ đầu tư đều minh bạch hơn trong việc bán hàng và công bố thông tin liên quan đến dự án. Thế nhưng, tại nhiều dự án, chỉ đến khi nhận bàn giao nhà, khách hàng mới tá hỏa...
" alt=""/>Dự án tranh chấp vì xây xong chưa có đường vào
Dự án Trung tâm thương mại Apex Tower (địa chỉ tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Tòa tháp Apex Tower (địa chỉ tại lô HH3, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 27/1/2008 có tổng mức đầu tư khoảng 13 triệu USD, do Công ty Cổ phần Tòa nhà Cavico Việt Nam làm chủ đầu tư và Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP).
Apex Tower có tổng diện tích khuôn viên là 2.780 m2, diện tích sàn xây dựng là 44.000 m2, chiều cao tòa nhà khoảng 100 m, số tầng cao là 27 tầng + 3 tầng hầm. Công trình được dự kiến hoàn thành vào năm 2012.
Khi đi vào hoạt động, APEX Tower được kỳ vọng sẽ cung cấp khoảng trên 24.300m2 văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tiện nghi, hiện đại và đạt tiêu chuẩn cao tạo ra một điểm nhấn kiến trúc ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, góp phần làm đẹp cảnh quan khu đô thị mới năng động nói riêng và quy hoạch tổng thể của Thủ đô Hà Nội nói chung trong thời gian tới.
Thế nhưng hiện nay sau 8 năm xây dựng, công trình chỉ mới được xây xong phần thô và nằm đắp chiếu. Hiện nay, công trình đang bị biến tượng nghiêm trọng khi phía sảnh trước, sảnh sau và phần tầng hầm bị đem ra xẻ thịt làm bãi để xe, không những thế xung quanh bên dưới toà còn bị bủa vây bởi rất nhiều các cửa hàng ăn uống.
Bủa vây Cổng vào công trường của Apex Tower là các cửa hàng ăn uống.
Công trình chỉ mới được xây xong phần thô và nằm đắp chiếu.
Ở một diễn biến khác, mới đây Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã ra phán quyết buộc chủ đầu tư Apex Tower là Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà (CTP) phải bồi thường 4,3 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thiết kế tư vấn đầu tư (Devyt) do chậm bàn giao nhà.
Theo đó, năm 2010, CTP và Duyệtt ký hợp đồng chuyển nhượng văn phòng số 09, quy mô 937,3 m2 (tầng 18 và 19) với giá trị hơn 1,1 triệu USD, thuộc dự án Trung tâm thương mại Apex Tower. Thực hiện hợp đồng, Devyt chuyển qua tài khoản đợt 1 số tiền là 14,7 tỷ đồng (tương ứng khoảng 70% giá trị hợp đồng). 12 tỷ đồng trong số đó là do Devyt vay ngân hàng.
Nhưng quá thời hạn đặt ra 4 năm mà CTP không có văn phòng để bàn giao cho khách hàng. Vì vậy, Devyt đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đòi số tiền gốc 14,7 tỷ đồng và khoản lãi ngân hàng mà khách hàng chịu thiệt khi vay vốn để đầu tư vào dự án.
Theo người dân số gần công trình cho biết: “Do thiếu vốn nên công trình đã dừng thi công gần 3 năm nay, từ đó quanh đây thấy xuất hiện các bãi kinh doanh xe và các hàng quán”.
Theo tìm hiểu của PV Pháp luật Plusđược biết, phần diện tích sảnh trước và sảnh sau của toà nhà được chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê với mức giá hàng chục triệu đồng/tháng để là bãi trông xe và bãi đỗ xe của các doanh nghiệp kinh doanh ôtô.
Một chủ bãi xe ở đây cho biết: Giá thuê sảnh sau và khu tầng hầm của toà nhà là 40 triệu đồng/tháng, còn đối với khu khuôn viên sảnh trước (mặt đường Phạm Hùng) mức giá thuê là 60 triệu đồng/tháng.
Khu vực sảnh sau, tầng hầm biến thành điểm trông giữ xe.
Dự án Apex Tower vẫn chưa hoàn thiện nhưng mặt bằng được cho thuê để kinh doanh ô tô.
Chủ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân thuê với mức giá hàng chục triệu đồng/tháng để là bãi trông xe và bãi đỗ xe của các doanh nghiệp kinh doanh ôtô.
Quán ăn cũng xuất hiện bên trong khuôn viên dự án.
Đối với dịch vụ trông giữ xe thì mức giá trông là 800 nghìn đồng/tháng đối với ô tô và 80 nghìn đồng/tháng đối với xe máy.
Theo quan sát của PV, khu vực khuôn viên sảnh trước có từ 4 đến 5 doanh nghiệp dựng biển hiệu và sử dụng phần diện tích sảnh làm bãi xe như: Bãi xe Sunrise Auto, Nguyễn Thái Auto, Minh Tâm… Ngoài ra còn có nhiều quán ăn bủa vây xung quanh.
Trước sự việc trên dư luận đặt nhiều câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự chậm trễ thi công dự án trong thời gian dài như vậy? Ai là người phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trên?, các cơ quan chức năng (quận Nam Từ Liêm, phường Mỹ Đình 1) ở đâu khi để khuôn viên công trình biến tướng thành các bãi xe kinh doanh các cửa hàng?
Rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc giải quyết để đảm bảo an ninh trật tự cũng như an toàn cho người dân, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Theo Pháp luật plus
Save" alt=""/>Dự án Apex Tower trăm tỷ chậm tiến độ nguyên nhân do đâu?