Đó là cách công ty đối phó để vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật cho người nước ngoài cư trú hợp pháp, vừa giảm thiểu ảnh hưởng tới công việc nhà máy. Nhưng việc này tốn nhiều chi phí, như tiền vé máy bay cùng các khoản đi lại, ăn ở; và rất nhiều thời gian, công sức lo thủ tục.
Chuyên gia người Italy đã làm việc ở công ty tôi được bảy năm, có thẻ tạm trú hai năm. Bộ phận hành chính - nhân sự bắt đầu các thủ tục xin giấy phép gia hạn cho ông cách đây hơn hai tháng, nhưng vẫn không kịp, khiến ông phải về nước trong cơn giận dữ của sếp. Trước đây, chỉ cần khoảng một tháng là chúng tôi có thể hoàn thành tất cả thủ tục, nhưng gần đây, thời gian kéo dài gấp đôi khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Đầu tiên, doanh nghiệp phải làm "mẫu 01" về lý do sử dụng người nước ngoài, trình sở Lao động. Sở tập hợp danh sách, trình UBND cấp tỉnh xin chủ trương và phê duyệt. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt và trả lời công văn cho sở, sở ban hành thông báo chấp thuận gửi công ty. Có thông báo này, doanh nghiệp mới xin thủ tục cấp giấy phép lao động.
Sau khi gửi "mẫu 01" lên sở Lao động qua mạng (nộp hồ sơ online) theo hướng dẫn, chúng tôi chờ thông báo kết quả. Một tuần sau có thông báo, hồ sơ thiếu giấy đăng tuyển công khai vị trí này ở trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, vì theo quy định, khi nào không tuyển được người Việt Nam, mới tuyển người nước ngoài. Sở yêu cầu giấy tuyển dụng phải có xác nhận của trung tâm giới thiệu việc làm. Chúng tôi biết quy định này nên trước đó đã đăng tuyển thông tin tại trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Trung tâm hướng dẫn, chỉ cần đăng tuyển công khai trên website rồi gửi đường dẫn vào hồ sơ. Giải thích, năn nỉ mãi, hồ sơ mới được chấp thuận và hẹn thêm hai tuần nữa.
Sau hai tuần, không thấy kết quả như lịch hẹn, chúng tôi gọi điện hỏi, họ báo hồ sơ vẫn đang chờ phê duyệt từ UBND tỉnh, chúng tôi thắc mắc, họ chỉ ngắn gọn: "Khi nào có sẽ được thông báo". Chúng tôi đành chờ trong sợ hãi bởi nếu không kịp làm thủ tục xin giấy phép lao động để xin thẻ tạm trú hoặc visa, người nước ngoài của chúng tôi buộc phải về nước hoặc doanh nghiệp bị phạt.
Chúng tôi ngóng tin hàng ngày và phải đến hơn một tháng sau nữa mới nhận được thông báo chấp thuận cho bước đầu tiên. Thời gian nhận kết quả chậm hơn lịch hẹn 32 ngày.
Khâu xin giấy phép lao động cũng tương tự - phải trừ hao ba tuần đến một tháng, kể từ khi có giấy hẹn. Nghĩa là cái giấy hẹn trả kết quả, có tính chất như một sự cam kết của cơ quan nhà nước khi làm việc với doanh nghiệp, đã không có nhiều giá trị.
Nhưng điều đó chẳng thấm vào đâu so với việc đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm giấy tờ. Nhiều người phải đi từ 4-5 giờ sáng để lấy số và xếp hàng. Sáng sớm đến nơi đã thấy đoàn người rồng rắn đội nắng đứng hàng dài, di chuyển chậm rãi. Có công ty phải đi 2-3 người để luân phiên nhau xếp hàng vì một người không đủ sức chịu đựng.
Tôi được giải thích rằng tình trạng khó khăn vì vừa qua cơ quan chức năng rà soát lại các sai phạm về quản lý và kiểm soát người nước ngoài ở các địa phương. Nhưng rà soát là một phần nhiệm vụ của cơ quan chức năng; trong khi rà soát, vẫn cần đảm bảo các công việc khác vận hành bình thường, không thể bắt doanh nghiệp chịu vạ lây như vậy.
Các doanh nghiệp, những người nước ngoài làm ăn chân chính, làm lợi cho đất nước cần được trân quý và tạo điều kiện. Thực tế, bất đắc dĩ doanh nghiệp mới phải thuê lao động người ngoài, bởi chi phí rất cao - cả về nhân công, nơi ăn ở, thủ tục. Nhưng phải thuê, nghĩa là doanh nghiệp cần họ.
Để giải quyết tình trạng trên, theo tôi có thể thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Một là tăng tính cam kết của cơ quan chức năng với người dân, doanh nghiệp, giữ đúng thời hạn đã hẹn, để doanh nghiệp - người dân chủ động phần việc của họ. Không thể sử dụng cách trả lời "Chưa có, khi nào có sẽ được thông báo" một cách tùy hứng bất chấp ngày giờ đã ấn định trên lịch hẹn.
Hai là cần quản lý, sử dụng và truy cứu một cách hiệu quả dữ liệu đang có về doanh nghiệp. Những doanh nghiệp, người nước ngoài có lịch sử chấp hành tốt quy định của nhà nước cần được giải quyết nhanh, đúng hẹn. Doanh nghiệp nào cần điều tra, rà soát thêm thì có thể gia hạn thời gian, nhưng phải báo trước để họ biết.
Ba là thay đổi triệt để cách thức đăng ký. Doanh nghiệp có thể đăng ký trước qua nền tảng số. Họ sẽ căn cứ vào thời gian đó để đến cơ quan nhà nước làm thủ tục. Việc này giúp giảm bớt thời gian đi lại cho doanh nghiệp, hạn chế tình trạng xếp hàng, ùn tắc, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của các cơ quan hành chính nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi, nhưng chặt chẽ trong thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến lao động, chắc chắn là khâu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Đặng Quỳnh Giang
" alt=""/>Nỗi sợ xin giấy phépĐại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã công bố một nghiên cứu được thực hiện với 263 sinh viên, tuổi từ 19 đến 37, để xem hành vi của đàn ông và phụ nữ bị ảnh hưởng như thế nào sau hành vi quan hệ tình dục với người lạ.
Họ đã tiến hành đánh giá trong khoảng thời gian 4,5 tháng và kết quả nhận được rất đáng ngạc nhiên.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng cảm thấy hối tiếc hơn sau tình một đêm, với 35% thừa nhận cảm giác tội lỗi.
Còn đàn ông thì sao? Con số thấp hơn một chút, chỉ 20% cảm thấy hối hận sau khi qua đêm với người lạ.
Nhưng tại sao lại có sự khác biệt này? Theo nghiên cứu, phụ nữ có nhiều lo lắng hơn về việc mang thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Họ cũng có nhiều khả năng thất vọng về chất lượng “cuộc yêu” với đối tác.
Mức độ hối tiếc này sẽ thấp hơn nếu người đó cảm thấy hài lòng hoặc đối tác của họ là người gợi cảm. Và nếu có, thì sự hối hận phổ biến thường là cảm giác “ghê tởm” sau đó.
Nhưng cảm giác hối tiếc có mạnh đến đâu vẫn không đủ để chế ngự ham muốn cơ bản của con người. Vì vậy, có ích gì khi hối tiếc về một điều mà bạn nhất định phải làm? Đó chính xác là toàn bộ kết luận của nghiên cứu.
Hầu hết các cảm xúc tiêu cực được sinh ra để bảo vệ chúng ta. Chúng ta cảm thấy sợ hãi để giữ chúng ta tránh khỏi những mối nguy hiểm. Nhưng sự hối tiếc, theo nghiên cứu này, không có mục đích gì cả. Bạn đi chơi, quan hệ với một người lạ, cảm thấy tồi tệ về điều đó. Nhưng lần sau, rất có thể bạn lại tiếp tục làm điều đó.
Và vấn đề là chúng ta cũng hối tiếc nếu bỏ qua cơ hội tình một đêm.
Trong khi 80% phụ nữ cảm thấy từ chối một cơ hội quan hệ tình dục là bình thường, thì chỉ 40% đàn ông cảm thấy như vậy.
Xem thêm video: Tục đám cưới kỳ lạ: Cô dâu phải khóc thảm thiết trong 1 tháng trước đến khi lên xe hoa
Đăng Dương(Theo Guardian)
Tôi - một single mom (mẹ đơn thân) chán ngán cuộc sống hôn nhân đầy mệt mỏi và cạn kiệt tình yêu - đã tự dưng ngã oạch vào vòng tay ấm sực của một người bạn cũ, để rồi "tình một đêm" kéo dài đến mấy ngàn đêm.
" alt=""/>Tại sao phụ nữ cảm thấy hối hận sau tình một đêm hơn đàn ông?