![]() |
Tài xế tụ tập tại văn phòng của Ahamove - Ảnh: FB |
Một số tài xế giăng biểu ngữ với nội dung “Công ty Ahamove lừa đảo anh em tài xế” phía trước một trung tâm mua sắm, cũng là nơi đặt văn phòng của Ahamove.
![]() |
Một số tài xế giăng biểu ngữ phản đối - Ảnh: FB |
Trong clip, đại diện Ahamove đã đưa các tài xế vào văn phòng, giải thích, đồng thời kêu gọi từng người một lên để giải quyết từng trường hợp.
Trả lời ICTnews, ông Trần Đức Huy, Giám đốc tiếp thị Ahamove, xác nhận có việc tài xế tụ tập phản đối tại công ty. Lý giải việc này, ông Huy cho biết thời điểm cận Tết các tài xế thường về quê, nghỉ làm, do đó công ty có chính sách thưởng thêm để giữ chân tài xế. Tuy vậy, theo ông Huy, có nhiều tài xế đã “cheating” - gian lận - nhằm nhận được tiền thưởng.
Để đối phó, Ahamove cắt thưởng một số tài xế nhưng việc này bị phản đối dữ dội.
" alt=""/>Tài xế tố Ahamove tự ý cắt thưởng, khoá tài khoản, Ahamove nói có 'gian lận'Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Phiên họp.
Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gần của quá trình chuyển đổi số. Đây thực sự là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng chỉ ra những lợi ích to lớn mà kinh tế số mang lại cho quốc gia, cho doanh nghiệp và người dân. Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng này là bền vững vì sử dụng tri thức nhiều hơn tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người tham gia hơn.
Công nghệ số là không biên giới, sẽ góp phần làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số đem lại cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách.
Chuyển đổi số - cần sự dẫn dắt của Chính phủ
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, kinh tế số xuất hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 với sự xuất hiện của máy tính cá nhân; bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi có Internet vào cuối những năm 1990 và trở nên phổ cập khi mật độ smartphone đạt trên 50% vào cuối những năm 2000. Đặc biệt nền kinh tế số tại Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ khi xuất hiện CMCN 4.0 vào cuối những năm 2010.
Để kinh tế số thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam rất cần sự dẫn dắt của Chính phủ, cần một chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Bộ TT&TT đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và Đề án sẽ được trình Thủ tướng ngay trong năm 2019. Đề án xác định rõ ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên cả nước trên phạm vi cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số, từ đó thay đổi cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta đang làm việc không ai khác chính là các doanh nghiệp số Việt Nam. Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Chuyển đổi số - cuộc cách mạng về chính sách
Bên cạnh việc đem lại những vận hội mới, công nghệ số sẽ hình thành những mô hình kinh doanh mới, thay thế mô hình kinh doanh cũ và tạo ra những thách thức mới. Uber đang thách thức taxi truyền thống, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngành ngân hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở, vấn đề của Chính phủ là có chấp nhận những mô hình kinh doanh mới này hay không. Do vậy, nhiều người nói rằng: Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ.
" alt=""/>Chuyển đổi số là cơ hội hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cườngCô bé Molly Russell, 14 tuổi, đã tự tử sau khi tìm kiếm các nội dung liên quan tới trầm cảm, rối loạn lo âu, ngược đãi bản thân và tự tử trên mạng xã hội (Nguồn: Internet)
Bộ trưởng Bộ Y tế Anh, Matt Hancock, cho biết: "Nếu chúng tôi nghĩ các mạng xã hội cần phải hành động trong những việc mà họ từ chối, chúng tôi sẽ phải đưa ra biện pháp mạnh bằng luật pháp. Nhưng đó không phải hoàn toàn là điều chúng tôi muốn". Bộ Y tế Anh trước đó đã đưa yêu cầu các mạng xã hội lớn phải thanh lọc các nội dung quảng bá hành vi tự hành xác bản thân và tự tử sau vụ việc của một thiếu niên tự tử vào cuối năm 2017 sau khi xem các hình ảnh có liên quan tới chủ đề trên.
" alt=""/>Vương quốc Anh xem xét cấm vận mạng xã hội do ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ