
Thay cho bụi phấn với bảng đen, thế hệ học sinh và giáo viên ở Nhật sẽ được tiếp cận với công nghệ số ngay trong mỗi buổi lên lớp với bảng điện tử PX-Duo-50.
" alt=""/>Hitachi mang bảng điện tử vào trường họcCuốn sách "Nhà nước khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của nhà nước và khu vực tư nhân" (tác giả Mariana Mazzucato) được gửi tặng lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị quản lý. Hai cuốn sách "Cường quốc trong tương lai - Vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030" (tác giả Hamada Kazuyuki) và "Ikigai - Đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng" (tác giả: Hector Garcia, Francesc Miralles)được lựa chọn để tặng các cán bộ công nhân viên, người lao động còn lại trong Bộ.
Bộ trưởng cũng đề nghị trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ nhưng không nằm ở trụ sở 18 Nguyễn Du tổ chức hình thức chào năm mới phù hợp với giãn cách phòng dịch Covid-19, cân nhắc lựa chọn "lì xì" trong nội bộ đơn vị bằng cách chọn sách phù hợp để tặng cho nhân viên.
Đây là năm thứ ba, người đứng đầu ngành TT&TT duy trì hoạt động "lì xì" sách đầu năm mới. Năm 2019, vào dịp giao ban cán bộ quản lý nhà nước của Bộ giáp Tết Kỷ Hợi, Bộ trưởng đã tặng cuốn sách "Phụng sự để dẫn đầu". Năm 2020, trong buổi đi làm đầu tiên sau Tết Canh Tí, Bộ trưởng cũng đã gửi 3 đầu sách về dạy con và khoa học thường thức để tặng các cán bộ công nhân viên. Theo đó, mỗi người có thể chọn cuốn sách mình thích nhất và trao đổi cho nhau cùng đọc.
Lan tỏa văn hóa đọc ở "đầu não" thông tin - truyền thông
Anh Nguyễn Tiến Đức - Bí thư đoàn Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, vài năm trở lại đây, đơn vị này thường xuyên duy trì truyền thống tặng sách cho các công nhân viên chức, người lao động trong Cục.
Việc tặng sách thường diễn ra vào các dịp đặc biệt như ngày đầu năm mới, ngày thành lập Cục hoặc khi có anh em trong đơn vị chuyển công tác. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Cục đã có khoảng 5, 6 đợt tặng sách cho cán bộ công nhân viên. Đơn vị này cũng hình thành những tủ sách chung ở cơ quan để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ.
Theo anh Đức, do tính chất đặc thù của đơn vị, lãnh đạo Cục thường khuyến khích anh em đọc các đầu sách giúp nắm được những xu hướng mới của công nghệ. Sống sao trong thời đại số, Vũ khí hoàn hảo,... là một số đầu sách như vậy.
Hàng tháng, lãnh đạo Cục cũng yêu cầu bộ phận vận hành trang tập san phải có bài đánh giá một quyển sách hay để tất cả mọi người cùng biết, anh Đức nói.
Cục Tin học hóa là một trong những đơn vị có phong trào phát triển văn hóa đọc khá mạnh trong Bộ TT&TT. Cục này đã thành lập các tủ sách tại tất cả các tầng nhà của cơ quan. Đơn vị cũng đã trao tặng rất nhiều cuốn sách về Cẩm nang chuyển đổi sốcho các hội nghị của Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành khác.
![]() |
Cuốn sách “Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của Nhà nước và khu vực tư nhân” của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London). |
![]() |
Thế giới đã trải qua một thời gian dài trải nghiệm, thử sai các mô hình kinh tế khác nhau để tìm ra một mô hình phát triển tối ưu nhất. Trong quá trình này, luôn tồn tại tranh luận lớn về vai trò trong nền kinh tế giữa nhà nước và khu vực tư nhân. Các nhà kinh tế tự do cho rằng, nhà nước nên loại bỏ hoàn toàn can thiệp của mình vào nền kinh tế và để thị trường tự hoạt động. Còn với những nhà kinh tế ở phía đối lập, nhà nước cần đóng vai trò là người dẫn dắt và chỉ huy hoạt động của kinh tế thị trường. Việt Nam đang cần một chính sách kinh tế khéo léo, một con đường có tính sáng tạo, phù hợp với thời cuộc để vừa giữ vững được vai trò của nhà nước, đồng thời vẫn phát triển được một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Cuốn sách “Nhà nước Khởi tạo: Giải những huyền thoại về vai trò của nhà nước và khu vực tư nhân” của Giáo sư Mariana Mazzucato (Đại học Tổng hợp London – UCL) đem tới những góc nhìn mới mẻ về vai trò của nhà nước trong việc kiến tạo cho công cuộc phát triển. Vai trò này không chỉ dừng ở việc kiến tạo hệ sinh thái tương sinh giữa nhà nước - doanh nghiệp mà còn gợi mở việc nắm bắt các đổi thay cách mạng để đẩy nhanh hành trình đi tới tương lai. Cuốn sách được xem là những gợi ý quan trọng, giúp các cán bộ, công chức Nhà nước mở rộng tầm nhìn để xây dựng nên một nhà nước kiến tạo, biến giấc mơ Việt Nam hùng cường trở thành hiện thực. |
Trọng Đạt
Sự việc xảy ra vào tối 19/12 ở ngã tư đường Lê Quang Đạo giao với Mễ Trì (Hà Nội). Theo đó, chiếc Honda City do một phụ nữ điều khiển đã bật xi-nhan bên trái và tạt đầu xe ben ở bên cạnh để vượt.
Tuy nhiên, do chiếc ô tô con này di chuyển vào vùng điểm mù của xe ben (sát đầu bên phải), nên có lẽ tài xế xe ben không nhìn thấy nên không nhường đường. Hậu quả là đã xảy ra va chạm, chiếc ô tô con bị xe ben đẩy văng về phía trước vài mét.
Cố vượt xe đầu kéo, Toyota Camry bị tông xoay ngang
(Nguồn video: Duy Thanh)
Tình huống trên xảy ra vào sáng 16/12 trên quốc lộ 5, đoạn qua phường Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Theo camera hành trình gắn trên chiếc xe đầu kéo ghi lại, tài xế xe Camry đã cố đạp ga để vượt chiếc xe đầu kéo từ phía bên phải.
Tuy nhiên, cú vượt ẩu gần như tạt đầu đã rơi vào điểm mù của xe đầu kéo khiến chiếc xe va chạm với phần đầu xe này. Hậu quả, chiếc xe Camry bị xe đầu kéo đẩy về phía trước một đoạn rồi quay 180 độ ngang trước đầu xe. Được biết trên xe Camry có hai người, may mắn là không làm ai bị thương. Chiếc xe hư hỏng nặng phần sườn xe bên lái.
Tài xế thản nhiên đậu ô tô giữa đường để đi chợ
(Nguồn video: Dân trí)
Pha đỗ xe vô cùng khó hiểu được camera hành trình ghi lại vào trưa 18/12 tại một tuyến phố sầm uất thuộc TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Khi nhận thấy 2 bên đường không có chỗ đậu xe, nam tài xế chiếc ô tô Toyota Corolla Cross đã thản nhiên đỗ ngay giữa đường như chỗ không người, sau đó rời xe để đi vào chợ.
Trước pha đậu xe "hồn nhiên" nói trên, tài xế lái ô tô có gắn camera hành trình chỉ biết đánh lái sang 1 bên để tránh. Còn những người chứng kiến thì lắc đầu ngao ngán.
Ô tô chạy vào làn khẩn cấp trên Vành đai 3 và cái kết khiến nhiều người hả hê
(Nguồn video: Otofun)
Sự việc diễn ra vào chiều 15/12 ở đường Vành đai 3 trên cao, hướng từ Linh Đàm về Mai Dịch, đoạn gần lối ra ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển (Hà Nội), và được camera hành trình của xe phía sau ghi lại.
Theo đó, dù đường không quá đông nhưng chiếc xe tải nhỏ vẫn đi vào làn dừng khẩn cấp để cố lách lên trên các xe khác. Ngay sau khi đi xuống dưới đường Nguyển Xiển, một chiến sĩ cảnh sát giao thông đã đứng chờ sẵn ở ngã tư để "tuýt còi" xử lý xe tải vi phạm.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nghị quyết số 148 xác định đến năm 2030, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế hóa chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Chất lượng sống tại khu vực đô thị ở mức cao, đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị...
Và tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á, xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện địa với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn…
Đánh giá về quá trình phát triển đô thị tại TP.HCM, lãnh đạo thành phố thừa nhận thời gian qua, thành phố còn tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục sớm, như: tình trạng kẹt xe, ngập nước, các vấn đề hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch; quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành. Các bài toán, giải pháp để triển khai thực hiện các chương trình về nhà ở (nhà ở xã hội, nhà dành cho công nhân thuê, nhà ở ven kênh rạch, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ…) còn chậm, chưa đạt được kết quả theo chủ trương, kế hoạch.
"Đổi mới phương pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch theo hướng quy hoạch phải gắn với giải pháp huy động nguồn lực và các thể chế chính sách có tính liên ngành, liên cấp, liên vùng, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị. Lấy nguyên tắc phát triển bền vững làm cơ sở cho quá trình lập và thực thi quy hoạch", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nêu ý kiến.
Quản trị đô thị truyền thống sang mô hình đô thị thông minh
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tô Dũng Thái cho rằng, theo mục tiêu đề ra trong nghị quyết 06 dự kiến toàn quốc sẽ có 950-1000 đô thị và đạt 1200 đô thị vào năm 2030. Với mức tăng trưởng kinh tế cao hơn từ 2-2,5 lần so với mặt bằng chung, khu vực đô thị sẽ tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Việc gia tăng dân số cơ học nhanh chóng đang đặt gánh nặng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của các đô thị vốn đã đạt đến ngưỡng hoặc vượt xa tuổi thọ thiết kế. Sự quá tải về cơ sở hạ tầng cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục...
“Để giải quyết được vấn đề này, chuyển đổi số trong quản lý và vận hành đô thị là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của các đô thị trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây chính là quá trình dịch chuyển từ quản trị đô thị truyền thống sang mô hình đô thị thông minh sáng tạo và bền vững”, ông Thái nói.
Vị Chủ tịch Tập đoàn VNPT đề xuất các địa phương thực hiện chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh cần xác định quy hoạch đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt về hạ tầng số, nền tảng số của các đô thị phải đi trước một bước, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án chuyển đổi số, có các cơ chế thu hút nhân sự CNTT trình độ cao…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đô thị hóa là xu thế tất yếu khách quan của thế giới, nhưng nếu phát triển đô thị không đúng hướng, không chuẩn mực, không bài bản sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.
"Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch lúng túng, chậm chạp, không được đầu tư ngang tầm thì lãng phí nguồn lực, phát triển không bền vững, phát triển không đột phá. Quy hoạch tổng thể nhưng thực hiện có thể phân kỳ phù hợp với nguồn lực. Chúng ta có thể kiên trì thực hiện trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí hàng trăm năm… và nếu tôn trọng, làm theo quy hoạch hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ có một đô thị trật tự và phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung phát triển hạ tầng chiến lược theo 3 đột phá chiến lược đã được xác định, nhất là hạ tầng giao thông, từ đó tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, dịch vụ mới, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.