Hiện tại, Nokia đang thực hiện một chiến lược mang tên U-turn với trọng tâm là phát triển một mẫu di động cảm ứng sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Android của Google dành riêng cho các thị trường đang phát triển. Dự kiến, mẫu “vũ khí mới” này của Nokia sẽ ra mắt người dùng vào tháng 9 năm nay tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Nokia.
Đây được cho là con bài chiến lược của hãng sản xuất di động lớn nhất thế giới. Trong khi cứ 10 chiếc di động được bán ra trên khắp thế giới, có tới hơn 4 chiếc mang nhãn hiệu Nokia nhưng trong mảng sản phẩm có khả năng lướt web, tải và cài đặt ứng dụng của một bên thứ 3... Nokia lại đang tỏ ra hụt hơi trước các đối thủ.
Theo các lãnh đạo của Nokia, nền tảng di động Android sẽ ngày càng phổ biến với minh chứng là một loạt các hãng di động khác nhau dự tính ra mắt các mẫu sản phẩm sử dụng hệ điều hành này từ nay đến cuối năm 2009.
Các chuyên gia phân tích của HSBC cho biết, năm 2007 Nokia chiếm 47% thị phần của thị trường smartphone toàn cầu, năm 2008 họ chỉ còn 35% và dự kiến đến cuối năm nay chỉ còn chưa đến 31%.
" alt=""/>Nokia mang smartphone Android ra trậnChia sẻ với VietNamNet, NSƯT Thoại Mỹ kể vừa về Việt Nam được một tháng sau thời gian sang Mỹ chữa bệnh. Ngoài niềm vui sum họp gia đình, chị nóng lòng trở lại sân khấu biểu diễn. Các mùng Tết vừa qua, chị tham gia vở Mạnh lệ quân, diễn cùng NSƯT Vũ Linh, Hữu Quốc, Bình Tinh,… Niềm vui được tái ngộ khán giả, đồng nghiệp khiến nữ nghệ sĩ xúc động nghẹn ngào.
![]() |
Thoại Mỹ vui vì được trở lại sân khấu biểu diễn sau điều trị bệnh. |
Thoại Mỹ bảo cải lương gắn liền như hơi thở nên dù ở quê hương hay xứ người, chị vẫn đau đáu nỗi niềm được ca diễn. Trong thời gian ở hải ngoại, chị thực hiện nhiều show diễn cùng các nghệ sĩ cải lương như Phương Hồng Thủy, Ngọc Đáng, Kim Tiểu Long, Linh Tâm, Ngọc Huyền… Các nghệ sĩ cùng nhau tập tuồng, chuẩn bị kỹ càng để những đêm diễn đặc sắc, nuôi dưỡng bộ môn nghệ thuật truyền thống nơi xứ người.
Nữ nghệ sĩ cũng vừa đầu quân về đoàn cải lương Huỳnh Long - nơi giúp tạo tên tuổi chị trong quá khứ. Trước đó, Covid-19 đã cướp đi những nghệ sĩ trụ cột khiến đoàn hát gặp nhiều khó khăn. Thoại Mỹ do đó muốn được góp sức mình cùng Bình Tinh giữ gìn bảng hiệu cho gánh hát. Dẫu ít nhiều có những sự hy sinh về kinh tế tiền cát-xê, lo trang phục,… chị cố gồng gánh để giảm gánh nặng tập thể và đủ tiền lo cho các anh em trong đoàn.
NSƯT Thoại Mỹ trẻ trung khi đã ngoài 50.
Ở tuổi 53, Thoại Mỹ cho hay sức khỏe mình sa sút nhiều sau nhiều năm làm nghề. Ngoài căn bệnh tim bẩm sinh, chị bị khớp nặng do tai nạn biểu diễn trước đây.
“Tôi đã mổ nhiều lần nhưng tuổi đời ngày một lớn nên càng yếu hơn. Mỗi lần diễn nhiều, múa nhiều, tôi rất dễ bị chấn thương. Bác sĩ khuyên tôi nên thay sớm khớp chân, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị liệt. Nhưng lựa chọn này có thể khiến tôi không thể diễn các tuồng cổ được nữa. Tôi chọn phương án uống thuốc, tập luyện để giảm nhẹ và cố gắng để hạn chế tối đa các động tác di chuyển khó. Cứ cố gắng tới đâu hay tới đó, nếu đường cùng tôi phải chấp nhận”, chị tâm sự.
Dù bệnh tình không cho phép nhưng do quá máu nghề, nữ nghệ sĩ đôi lúc quên vấn đề sức khỏe. Trong một buổi diễn gần đây ở Mỹ, khi khán giả yêu cầu, chị lại thực hiện động tác quỳ, đi gối. Đến khi biểu diễn xong, chị mới tá hỏa nhớ yêu cầu của bác sĩ. Sau khi về Việt Nam ăn Tết, Thoại Mỹ sẽ trở lại Mỹ để tái khám trong thời gian tới.
![]() |
Thoại Mỹ dành nhiều thời gian cho công việc thiện nguyện. |
Vài năm qua, nữ nghệ sĩ cũng tích cực tham gia công tác từ thiện. Gần đây nhất, chị hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiền mặt cho một số nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài có hoàn cảnh khó khăn, già yếu, bệnh tật, neo đơn trong dịp đầu năm mới. "Niềm vui được san sẻ tình yêu thương khiến tôi tìm được giá trị cuộc sống. Giúp người nhưng cũng là giúp mình giữa cuộc đời vô thường", chị nói.
Không tái hôn vì sợ lại đổ vỡ
Một đời nổi danh với nghệ thuật nhưng cuộc sống riêng của Thoại Mỹ nhiều lận đận. Nữ nghệ sĩ từng có đám cưới rình rang với chồng cũ nhưng cuối cùng lại đổ vỡ. Sau đó, chị trải qua 2 lần đính hôn vẫn không nên duyên vợ chồng. Vài năm qua, chị may mắn tìm được niềm hạnh phúc tuổi xế chiều với bạn trai Việt kiều.
Thoại Mỹ sống độc thân sau nhiều chuyện buồn tình cảm.
Thoại Mỹ giờ không mong cầu gì hơn một cuộc sống yên bình. Tình yêu với chị vẫn mặn nồng nhưng trên hết thấy thoải mái vì không bị ràng buộc bởi hôn nhân hay nghĩa vụ làm vợ. Bạn trai hiểu và tôn trọng chị nên cả hai bằng lòng với mối quan hệ tình nhân, tri kỷ. Chị cũng không tạo áp lực cho cả hai về chuyện tương lai. Với chị, một người bên cạnh để chăm sóc, động viên, chia sẻ với nhau những nỗi buồn, niềm vui là đủ.
“Tình duyên tôi không may mắn nên không bao giờ nghĩ sẽ lên xe hoa lần nữa. Nếu yêu ai, tôi muốn cả hai xem nhau như tri kỷ vậy mà lại hay. Đến tuổi này rồi có những thứ quan trọng hơn một danh phận”, chị nói.
![]() |
Sau dịch bệnh, Thoại Mỹ cảm nhận rõ sự mong manh của đời người. Nữ nghệ sĩ cũng từ đây thay đổi nhiều trong cách sống. Từ một người sống khép kín, không ưa đám đông và chỉ quanh quẩn trong nhà, chị tập cho mình tâm thế cởi mở, tìm niềm vui từ mọi người xung quanh.
“Ở tuổi nào người ta cũng mong mình được hạnh phúc hơn thôi. Tôi thích mỗi ngày thức dậy được nhìn mình tươi tỉnh, tâm hồn trẻ trung. Giờ tôi biết tận hưởng cuộc sống hơn, thay vì chỉ khép mình mình sau những giông tố cuộc đời”, Thoại Mỹ chia sẻ.
Từng trải lòng việc hối tiếc vì không thể có con, Thoại Mỹ giờ đây không còn quá buồn hay tủi thân. Chị thừa nhận hoàn cảnh không cho phép để suy nghĩ nhiều hơn về chuyện này. Trái lại, niềm vui từ bè bạn, những người cháu dù nhỏ nhoi nhưng khiến chị ấm lòng và thấy cuộc đời thêm ý nghĩa.
Clip Thoại Mỹ hát tân cổ Tình thắm duyên quê'
Thoại Mỹ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, sinh năm 1969, hát cải lương năm 11 tuổi với sự dìu dắt của người chị ruột - Nghệ sĩ Nhân dân Thoại Miêu. Chị thành công ở đa dạng các loại vai, từ đào thương, đào võ, đào lẳng đến đào độc, từ tuồng cổ đến tâm lý xã hội... Những vai diễn gắn liền với tên tuổi của Thoại Mỹ như: nữ soái Hồng Phụng vở Ngọc Kỳ Lân, Võ Tắc Thiên vở Thái Bình công chúa, Phượng vở Rồng Phượng, Thu vở Duyên kiếp,... Năm 1992, chị nhận Huy chương vàng giải Trần Hữu Trang. Năm 2007, Thoại Mỹ nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú." alt=""/>NSƯT Thoại Mỹ: 3 lần lận đận tình duyên, sức khỏe sa sút tuổi 53Hoài Anh không chỉ được bồi dưỡng bằng những giọng hát ngọt ngào mà còn là những điệu múa uyển chuyển trong nghệ thuật chèo, từ chính những người thân trong gia đình bên ngoại. Hoài Anh sớm nhận thức được vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống, trong đó có bộ môn múa.
Biên đạo múa Hoài Anh. |
Năm 11 tuổi, Hoài Anh thi đỗ vào Trường Múa Việt Nam (hệ 7 năm). Trong suốt những năm tháng tuổi thơ được rèn luyện trong môi trường nghệ thuật, Hoài Anh không chỉ “lớn” nhanh trước tuổi bởi những khắc nghiệt trong tập luyện khi tuổi đời còn nhỏ mà cô còn trưởng thành cả về hình thể lẫn tư duy làm nghề. Ra trường, Hoài Anh được tuyển vào làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long. Tại đây, cô bắt đầu phát huy sở trường của mình để vừa múa, vừa tập dàn dựng các tiết mục đơn giản, đặc biệt là những bài múa dân gian hoặc minh họa cho những tiết mục mang tính sử thi.
Năm 2006, Hoài Anh tiếp tục sự nghiệp học hành khi cô thi đỗ vào khoa múa của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Sau 4 năm tu luyện, Hoài Anh tốt nghiệp thủ khoa và được đặc cách vào biên chế Nhà nước và cô đã chọn Nhà hát chèo Hà Nội để về làm việc. Tại đây, Hoài Anh như “cá về với nước”, được sống và làm việc đúng môi trường nghệ thuật truyền thống và được phát huy tối đa thế mạnh của mình.
Cô đã được giao dàn dựng hầu hết phần múa trong các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội như vở Cánh chim trắng trong đêm, Vương nữ Mê Linh, Nàng Thứ phi họ Đặng, Nguyễn Công Trứ, Điều còn lại,…. Và trong các vở diễn ấy, có nhiều vở đã đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại các Hội diễn chèo chuyên nghiệp toàn quốc.
Bên cạnh việc dàn dựng múa cho các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội, Hoài Anh còn tham gia dàn dựng múa cho rất nhiều chương trình lớn như: Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Lễ hội Hoa anh đào, Chương trình kỷ niệm Hà Nội – TP vì hòa bình, Chương trình chào đón Giao thừa hàng năm tại sân khấu ngoài trời khu vực Bờ Hồ…
Với niềm đam mê múa từ bé, được sống trong môi trường nghệ thuật lại được đào tạo bài bản, thế nên những tiết mục múa do Hoài Anh dàn dựng đều đạt chất lượng chuyên môn cao, phù hợp với khung cảnh và hoàn cảnh của các vở diễn cũng như các sự kiện, mang lại nhiều giá trị về thẩm mỹ cũng như cảm xúc cho công chúng.
Hoài Anh tâm sự: “Khi xem múa, mọi người thường nhìn thấy sự cao sang, thanh thoát, lộng lẫy bên ngoài nhưng để đạt được đến cái đẹp đó, người nghệ sỹ phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian rèn luyện, thậm chí bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nhưng thu nhập mang lại từ nghề múa lại chưa được tương xứng, trong khi “tuổi nghề” của nghệ sĩ múa lại rất ngắn.
Nhưng được làm nghề là điều hạnh phúc với tôi, vì được cống hiến mang lại niềm vui, hạnh phúc cho khán giả. Thông qua tác phẩm múa, tôi đã dàn dựng nó, gửi gắm những tâm tư tình cảm, ước vọng, mang tính nhân văn và tính giáo dục trong các tiết mục múa để lan tỏa đến công chúng. Bản thân tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển nghệ thuật múa, đặc biệt là múa truyền thống, dân gian để giữ gìn bản sắc dân tộc không bị mai một”.
Trong những tháng năm làm nghề, Hoài Anh cũng gặt hái được nhiều thành công như giải Biên đạo múa xuất sắc tại cuộc thi Nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2016, Biên đạo múa xuất sắc tại Liên hoan sân khấu Thủ đô năm 2020; các giải tập thể như: Huy chương vàng cho các vở chèo: Vương nữ Mê Linh, Điều còn lại, Nàng thứ phi họ Đặng, Bến nước đời người, Cánh chim trắng trong đêm, Nguyễn Công Trứ, vở kịch nói Những mặt người thấp thoáng.
Trải qua 28 năm làm nghề, Hoài Anh đã biểu diễn hàng chục tiết mục, dàn dựng hàng trăm tác phẩm múa từ sân khấu nhà hát đến các sân khấu quảng trường rộng lớn, ở vị trí nào cô cũng dành hết đam mê và làm việc một cách tận hiến. Vì thế, Hoài Anh trở thành một trong những cái tên “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu cũng như các sự kiện lễ hội lớn các cấp từ địa phương đến trung ương.
Nói về thành công của mình, Hoài Anh không bao giờ quên ơn những người thày đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ cô trên bước đường nghệ thuật. Hoài Anh chia sẻ: “Tôi vô cùng tự hào khi được làm việc cùng NSND Trịnh Thuý Mùi, NSND Quốc Anh – Nhà hát chèo Hà Nội và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở các nhà hát kịch, chèo, cải lương như NSND đạo diễn Lê Hùng, cố NSND Hoàng Dũng, NSND Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Lê Tuấn Cường và nhiều các nghệ sĩ tài năng khác. Đặc biệt tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc tới người thầy là NSND đạo diễn Doãn Hoàng Giang, vì với tôi, thầy chính là tấm gương về sự cống hiến, sáng tạo cũng như đạo đức làm nghề.
Tôi cũng vô cùng biết ơn đến các thầy các cô đã dìu dắt tôi trong những năm tháng qua: PGS.TS.NGND Nguyễn Đình Thi; PGS.TS Đinh Quang Trung; TS. Trần Đình Ngôn; NGND Minh Phương; TS. NSUT Trần Văn Hải; NGƯT Nguyễn Mai Hương; NGƯT Nguyễn Song Thuỷ và nhiều các thầy cô giáo khác nữa đã vun đắp cho tôi được như ngày hôm nay".
Mặc dù nghề múa rất khó khăn và “bạc” nhưng Hoài Anh chưa bao giờ chán nghề, thậm chí ngày một yêu hơn, đắm đuối hơn. Cô cho rằng mỗi khi được đứng trên sân khấu – nơi mà Hoài Anh và các nghệ sĩ gọi là “Thánh đường nghệ thuật” thì cô lại thăng hoa “quên hết sự đời” chỉ có đắm chìm vào không gian lộng lẫy của nghệ thuật múa.
Cô yêu nghề và tâm huyết với nghề không chỉ vì mỗi lần lên sân khấu cô được “là chính mình”, mà còn đau đáu với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống quý báu của dân tộc – những giá trị ấy làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt của người Việt Nam – đó mới chính là điều đáng quý nhất ở biên đạo múa Hoài Anh.
Ngân An
Vào vai một người mẹ kế dành cả tuổi thanh xuân để nuôi 2 đứa con chồng, NSND Lệ Ngọc lấy nước mắt khán giả bởi đức hy sinh và sự nhẫn nhịn của người phụ nữ.
" alt=""/>Biên đạo múa 28 năm đắm đuối với nghệ thuật truyền thốngCó thể nói đây là bộ phim truyền hình mà Nhã Phương hy sinh nhất về tạo hình để tạo sự khác biệt cho vai diễn. Nhã Phương chia sẻ rằng bản thân có niềm tin lớn ở đạo diễn Võ Thạch Thảo nên đã quyết định để cho đạo diễn xây dựng một hình ảnh mới lạ. “Thật sự nếu là Nhã Phương trước đây thì tôi chắc chắn sẽ không bao giờ chịu mặc những bộ đồ giống như trong bộ phim này”, nữ diễn viên chia sẻ.
Sự thay đổi khác lạ của Nhã Phương còn toát lên từ cử chỉ, hành động cùng những lời nói bá đạo của nhân vật Báu, từ cái liếc xéo, cảnh cáo, thả thính người khác đến hành động vừa khóc lóc ăn vạ vừa dũa móng tay, đôi co với chị dâu...