Lewis Ellis, doanh nhân trẻ người Anh, đã có một hành trình khó quên để tìm lại chiếc AirPods bị thất lạc (Ảnh: Jam Press).
Tuy nhiên, sau 4 giờ chờ đợi tại sân bay, Ellis đã rất thất vọng khi nhận được thông báo không có chiếc AirPods nào được tìm thấy trên máy bay. Nhiều khả năng một hành khách đi cùng chuyến bay đã nhặt được chiếc AirPods này và mang đi.
Sau khi trở về nhà, Lewis Ellis đã nảy ra ý tưởng dùng ứng dụng "Find My" để định vị chiếc AirPods thất lạc của mình và anh đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra chiếc tai nghe này đã thực hiện một hành trình rất dài.
"Tôi không biết ai đã lấy chiếc AirPods của tôi, nhưng tôi nhận ra nó đã di chuyển khắp thế giới trong suốt 5 tháng qua", Lewis Ellis chia sẻ.
Thông qua ứng dụng Find My, Ellis phát hiện ra tai nghe AirPods của mình đã bay từ Doha (Qatar) đến Kathmandu (Nepal), trước khi được mang đến một ngôi làng nhỏ nằm trên dãy núi Himalaya ở Nepal. Chiếc AirPods này sau đó tiếp tục được đưa đến Thái Lan một thời gian ngắn rồi quay trở lại Doha.
Lewis Ellis đã kể cho những người bạn của mình về hành trình kỳ lạ của chiếc AirPods bị thất lạc. Một người bạn của Ellis đã nói đùa và đưa ra lời thách thức anh tìm lại chiếc tai nghe này. Do vậy, thay vì bỏ tiền ra mua lại tai nghe AirPods mới để sử dụng, Ellis đã quyết định chấp nhận lời thách thức.
Lewis Ellis bay trở lại Doha, lần theo dấu vết của chiếc AirPods trên ứng dụng Find My và quyết tâm tìm ra tai nghe đã bị thất lạc của mình. Ellis thực hiện chuyến đi cùng với một người bạn tên Tom và thuê một người dân địa phương có tên Karim để giúp dẫn đường cũng như phiên dịch.
"Chúng tôi đã lên đường tìm kiếm chiếc AirPods. Có cảm giác như đây là một bộ phim hành động và chúng tôi đang lên đường tìm kiếm kho báu. Chúng tôi thật sự rất háo hức với chuyến đi", Ellis chia sẻ.
Ellis xác định vị trí của AirPods thông qua ứng dụng Find My trên iPhone (Ảnh: Jam Press).
Ứng dụng Find My đã dẫn nhóm của Ellis đến một khu chung cư ở thành phố Doha. Ellis sau đó đi dọc hành lang của các tầng, sử dụng chiếc iPhone để cố gắng kết nối với AirPods, hy vọng có thể giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
May mắn cuối cùng cũng đã mỉm cười với nỗ lực của Ellis, khi đang đi dọc hành lang của căn chung cư, iPhone của Ellis đã hiện thông báo kết nối với AirPods của anh.
"Chúng tôi biết được chiếc AirPods đang nằm ở ngay phía sau cánh cửa của căn phòng kia và quyết tâm sẽ lấy lại được nó. Tôi mang theo hộp đựng AirPods với dãy số seri được in trên đó nên có thể chứng minh được rằng chiếc AirPods kia là của tôi", Ellis chia sẻ.
Sau khi Ellis quyết định gõ cửa căn phòng mà anh tin rằng chiếc AirPods của mình đang nằm trong đó, mọi chuyện diễn ra không hề căng thẳng như những gì mà anh lo ngại. Sau khi Ellis chứng minh được đây là AirPods của mình, người đang giữ chiếc tai nghe đã hoàn toàn vui vẻ trả lại nó cho anh.
"Chúng tôi đã bắt tay và cảm ơn lẫn nhau. Đó là một cảm giác rất vui và không hề có bất kỳ trở ngại nào", Ellis chia sẻ. "Khi chúng tôi rời đi, người cầm chiếc AirPods đã xin lỗi tôi vì giữ lại nó thay vì giao lại cho các tiếp viên hàng không. Tôi rất hạnh phúc vì cuối cùng đã được hội ngộ với chiếc tai nghe".
Ellis vui mừng sau khi hội ngộ chiếc tai nghe AirPods của mình (Ảnh cắt từ clip).
Để tìm lại chiếc tai nghe bị thất lạc của mình, Ellis đã phải di chuyển quãng đường gần 6.500km và chi ra hơn 2.700 USD, số tiền đủ sức để anh mua được rất nhiều tai nghe AirPods khác để sử dụng. Tuy nhiên, Ellis cho biết không cảm thấy tiếc vì chuyến đi đã giúp mang lại cho anh một trải nghiệm đầy thú vị.
"Mẹ tôi nghĩ rằng tôi đã thật điên rồ khi thực hiện chuyến đi, nhưng nó rất thú vị. Chúng tôi không hề có một kế hoạch thực sự nào và cũng không hề hy vọng sẽ tìm lại được chiếc AirPods bị thất lạc", Ellis chia sẻ. "Việc tìm lại một chiếc tai nghe bé nhỏ ở cách xa hàng ngàn kilômét là điều tưởng chừng như bất khả thi, nhưng cuối cùng chúng tôi đã làm được".
(Theo Dân trí)
Dù iPhone vẫn dùng cổng Lightning, Apple đã chuyển nhiều sản phẩm khác sang cổng USB-C trong các năm gần đây.
" alt=""/>Hành trình tìm lại AirPods bị thất lạc ly kỳ như… phim hành động1 năm ra trường, 4 lần thông báo, thu 950.000 nghìn
Phản ánh tới VietNamNet, sinh viên lớp chính quy - văn bằng hai, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết theo học tại trường khóa học kéo dài 3 năm từ 2012- 2015. Tháng 10/2015 đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp, theo kế hoạch nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp trong lễ tốt nghiệp diễn ra 11/2015 nhưng cho đến nay, tháng 10/2016 sinh viên vẫn chưa nhận được bằng tốt nghiệp.
![]() |
Trường ĐH Luật TP.HCM |
Cũng theo sinh viên, để trì hoãn thời gian phát bằng trong gần 1 năm qua, nhà trường đã 4 lần thông báo dự tính tổ chức lễ tốt nghiệp. Sau kế hoạch cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 11/2015, lần thứ nhất, ngày 20/7/2015 trường thông báo lễ bế giảng và phát bằng dự kiến đầu tháng 12/2015.
Lần thứ hai, ngày 30/10/2015 Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, đồng thời yêu cầu sinh viên kiểm tra kỹ thông tin cá nhân nhưng không thông báo thời gian cấp bằng.
Lần thứ ba, ngày 16/12/2015 trường tiếp tục thông báo sinh viên văn bằng 2 chính quy, bằng tốt nghiệp sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức lễ chính thức nhưng không nêu cụ thể ngày làm lễ.
Lần thứ 4, ngày 29/4/2016 trường tiếp tục thông báo bằng tốt nghiệp sinh viên hệ văn bằng 2 sẽ được phát cho sinh viên khi tổ chức Lễ chính thức
Cũng theo sinh viên, trong kế hoạch cấp và tổ chức lễ tốt nghiệp nhà trường thông báo là chi phí để tổ chức ôn tập, thi tốt nghiệp, làm bằng và lễ tốt nghiệp là 950.000 đồng/ sinh viên. Số tiền này sinh viên phải nộp trực tiếp tại trường.
Nhà trường phân chia trong khoản chi phí này, thì chi phí hướng dẫn ôn tập và tổ chức thi tốt nghiệp là 700.000 đồng/ sinh viên, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp, làm bằng và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000 đồng.
Sinh viên rằng, dù đã liên hệ rất nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng và cho đến nay vẫn chưa nhận được bằng
“Tôi nghĩ rằng bản chất ở đây giống hành vi lừa dối khi chúng tôi ròng rã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức cũng như sự cố gắng, vừa phải đi làm buổi sáng vừa phải có mặt buổi tối thứ 3-5-7- chủ nhật hàng tuần để học, nhưng khi hoàn tất đầy đủ thì nhà trường trì hoãn, kéo dài việc công nhận thành quả của chúng tôi”- sinh viên bức xúc.
Trường ĐH Luật nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Hiển - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM thừa nhận tình trạng này xảy ra với sinh viên thuộc lớp 5A văn bằng 2 hệ chính quy, khóa học 2012-2015.
![]() |
Thông báo lễ bế giảng của Trường ĐH Luật TP.HCM |
Theo ông Hiển, Lớp 5A, VB2 - CQ có 302 sinh viên trúng tuyển khi nhập học, nhưng chỉ có 224 sinh viên theo học đến cuối khóa học và đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Trong đó số sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng trong đợt chính khóa, tháng 12/2015 là 97/224 sinh viên, đạt tỷ lệ 43,3%.
“Do số lượng sinh viên tốt nghiệp chính khóa không nhiều (97/224 sinh viên, tỷ lệ 43,3%) nên Phòng Đào tạo chủ động lùi thời gian tổ chức Lễ tốt nghiệp để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên còn nợ các học phần chuyên môn và nợ chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh có thêm thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo và cùng được vinh danh trong ngày lễ tốt nghiệp này”- ông Hiển cho biết.
Theo ông Hiển, sau 9 tháng lùi thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp đã có thêm 48 sinh đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành luật (48 sinh viên này hoàn thành chương trình đào tạo không trong một thời điểm nhất định mà rải rác ở nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 9 tháng). Tính đến tháng 9/2016 đã có 145/224 sinh viên đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 64,7%.
Ông Hiển khẳng định, “việc lùi ngày tổ chức lễ tốt nghiệp chỉ nhằm mục đích như trên chứ không có thêm một mục đích nào khác. Tuy nhiên, do cán bộ phụ trách lớp học thông tin chưa đầy đủ dẫn đến một số sinh viên chưa nắm bắt được những chủ trương, mục đích này của nhà trường”
Phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, hiện tại, trường đã có kế hoạch tổ chức lễ tốt nghiệp và cách thức trao bằng và đã có thông báo đến lớp cũng như đưa thông tin lên website của trường. Theo đó, thời gian tổ chức lễ bế giảng và trao bằng vào thứ 7 ngày 15/10/2016 tại trường.
Ông Hiển cũng cho biết thêm, mặc dù trường chưa tổ chức lễ tốt nghiệp nhưng những sinh viên có nhu cầu nhận bằng (bản chính hoặc bản sao) để bổ túc hồ sơ cho cơ quan cũng đã được phòng đào tạo phát cho sinh viên.
Hiện tại đã có 45/97 sinh viên ký nhận bản chính văn bằng tại phòng đào tạo. Với những sinh viên này, khi nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp, vẫn tham dự và được vinh danh tại lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng, theo Thông tư của Bộ GD-ĐT về ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân thì không bắt buộc nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp. Việc tổ chức lễ này sẽ theo nguyện vọng của sinh viên khi có số lượng tốt nghiệp đủ lớn (thường trên 80%) thì trường mới tổ chức để cho có nhiều sinh viên trong lớp cùng được vinh danh.
Trong khi đó, liên quan đến việc thu tiền tốt nghiệp, ông Hiển cho biết theo thông báo của trường, chi phí thẩm tra bằng tốt nghiệp đại học, làm bằng cử nhân ngành luật và tổ chức lễ tốt nghiệp là 250.000đồng/ sinh viên. Trong đó, chi phí cho việc tổ chức lễ tốt nghiệp (bao gồm tổ chức lễ, bàn giao và bảo quản lễ phục, giặt ủi lễ phục … được xác định là 70.000đ/ sinh viên; chi phí cho việc đối soát dữ liệu học tập, thẩm tra văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh, mua phôi bằng và làm bằng là 180.000đ/ sinh viên.
Lê Huyền
" alt=""/>Ra trường gần 1 năm, sinh viên vẫn chưa nhận được bằng