
(Nguồn: 9to5mac.com)
Ngày 13/8, Facebook bắt đầu thực hiện mã hóa các cuộc gọi có hoặc không hình ảnh được thực hiện thông qua ứng dụng nhắn tin Messenger nhằm tăng tính bảo mật cho người dùng.
Theo Giám đốc quản lý sản phẩm Messenger Ruth Kricheli, với sự điều chỉnh trên, nội dung tin nhắn và cuộc gọi của người dùng đều sẽ được mã hóa từ đầu đến cuối ngay tại thời điểm nội dung được gửi đi từ thiết bị của người dùng cho đến thời điểm nội dung đến được thiết bị của người nhận.
Điều này có nghĩa là không một ai kể cả Facebook có thể xem và nghe nội dung tin nhắn và hội thoại người dùng thực hiện.
Trên thực tế, mã hóa các cuộc gọi hoặc tin nhắn trên Messenger được thiết lập tùy chọn từ năm 2016. Tuy nhiên, do lưu lượng người sử dụng ứng dụng này để nhắn tin và gọi điện đến nay tăng lên 150 triệu/ngày, do đó, việc Facebook thiết chế độ mặc định này đáp ứng mong đợi của người dùng về ứng dụng tin nhắn của họ được bảo mật và bảo đảm tính riêng tư.
Facebook tiết lộ thêm rằng họ đang thử nghiệm mã hóa các cuộc trò chuyện nhóm và cuộc gọi trên Messenger, cũng như các tin nhắn trực tiếp trên Instagram.
Facebook thực hiện điều chỉnh nêu trên sau khi Apple gần đây đưa ra thông báo hãng này sẽ quét các tin nhắn được mã hóa để thu thập bằng chứng về lạm dụng tình dục trẻ em - thông tin một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về mã hóa trực tuyến và quyền riêng tư, và những lo ngại công nghệ này có thể được sử dụng cho chính phủ giám sát.
Động thái này thể hiện một sự thay đổi lớn của Apple khi lâu nay hãng vẫn luôn kháng cự các cách làm suy yếu mã hóa các loại mã hóa nhằm ngăn chặn các bên thứ ba xem tin nhắn riêng tư.
Apple đã lập luận trong một bài báo kỹ thuật rằng công nghệ được phát triển bởi các chuyên gia mật mã có tính an toàn và được thiết kế rõ ràng để bảo vệ sự riêng tư của người dùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia mã hóa và quyền riêng tư đã cảnh báo rằng công cụ này của Apple có thể được khai thác cho các mục đích khác, có khả năng thúc đẩy hoạt động giám sát hàng loạt.
Trong khi đó, các quan chức Cục Điều tra liên bang (FBI) Mỹ đã cảnh báo hoạt động "mã hóa đầu cuối" cho phép chỉ có người dùng và người nhận mới có thể đọc tin nhắn có thể bảo vệ tội phạm, những kẻ khủng bố trong các cuộc điều tra.
Theo Vietnam+
Chủ tịch cơ quan quản lý cạnh tranh Anh cho biết Facebook có thể rút/bỏ GIF khỏi các nền tảng cạnh tranh hoặc yêu cầu người dùng sử dụng nhiều dữ liệu hơn để mở chúng.
" alt=""/>Facebook bắt đầu thực hiện mã hóa các cuộc gọi trên MessengerBình luận của tài khoản Khánh Toàn nhận nhiều sự đồng tình: "Lúc mới nhìn tựa bài hát, tôi còn tưởng anh viết cho Phật giáo. Niết bàn không phải 'cõi' mà là trạng thái của tâm. 'Cõi niết bàn' trong Phật giáo được ví như cảnh giới tối cao, tâm không còn lậu (phiền não) trong khi ái dục là nguồn gốc khổ đau. Tôi hiểu trong mắt người đang yêu thì không có giáo lý nhưng dùng từ niết bàn trong hoàn cảnh này hoàn toàn không phù hợp".
Phóng viên VietNamNetliên hệ, nhạc sĩ Hamlet Trương cho hay đã đọc toàn bộ bình luận của khán giả. Về tựa bài Bờ vai anh là cõi niết bàn, trong quá trình tìm hiểu, anh bắt gặp từ này trong Ấn Độ giáo có nghĩa 'sự trở về của linh hồn cá nhân vào cái đại ngã lớn'.
"Tình cờ, nghĩa này trùng với ý tưởng thực hiện MV dựa trên 1 truyện ngắn của tôi. Theo đó, chàng trai đã qua đời, cô gái là người ở lại hồi tưởng về tình yêu từng có. Do vậy, tôi viết nên bài hát này", nhạc sĩ cho hay.
Sau khi đọc hết góp ý của khán giả, Hamlet Trương đã lập tức chỉnh sửa. Cụ thể, toàn bộ từ 'niết bàn' trong bài hát được đổi thành 'yên lành'. Tựa đề mới là Bờ vai anh là cõi yên lành.
Hiện bản ghi âm cũ Bờ vai anh là cõi niết bànđã được gỡ bỏ trên tất cả mạng xã hội và nền tảng nghe nhạc trực tuyến. Lịch phát hành MV cũng được dời ngày.
"Trong cách nhìn thiển cận của mình, tôi cho rằng nhân vật trong tác phẩm có thể xem một bờ vai là nơi 'thinh lặng tuyệt đối', tuy nhiên điều này không đúng. Cái gì không đúng thì phải sửa sai ngay, đó là trách nhiệm của nghệ sĩ. Tôi thấy may mắn khi chưa phát hành MV và đĩa vật lý, vẫn còn thời gian chỉnh lại", Hamlet Trương cho hay.
Nhạc sĩ biết ơn những khán giả góp ý để mình có dịp tìm hiểu kỹ hơn và sửa sai.
Trước Hamlet Trương, nhiều nghệ sĩ Việt gây tranh cãi với sản phẩm có yếu tố Phật giáo. Năm 2014, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc bị phản đối vì đọc bàiChú đại bitrên nền nhạc dance xập xình.
Năm 2019, lời Việt bài nhạc Hoa Độ ta không độ nàngbị cho là báng bổ Phật giáo. Thượng tọa Thích Nhật Từ chỉ ra bản lời Việt sử dụng nhiều ngôn từ mang tính cường điệu, nhất là tự ý thêm vào câu: "Phật ở trên kia cao quá/ Mãi mãi không độ tới nàng".
Năm 2021, nhóm Rap Nhà Làm gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích Ca Mâu Chí có nội dung báng bổ đạo Phật, xuyên tạc hình ảnh Đức Phật. Hậu quả, nhóm này bị phạt 45 triệu đồng, buộc tiêu hủy bản ghi âm.
Đưa sản phẩm lên môi trường số
Được thành lập từ năm 2016, đến nay, Công ty cổ phần Tinh dầu và hương liệu FAMILY đã cho ra đời hơn 60 loại sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, phục vụ người tiêu dùng trong nước, quốc tế. Trước đây, các sản phẩm của công ty bán qua hệ thống cửa hàng, kênh phân phối.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, chị Hoàng Thị Tú Oanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tinh dầu và hương liệu FAMILY đã đẩy mạnh việc tận dụng các nền tảng số, như: Zalo, Facebook, Tiktok, Shopee, Lazada... để bán hàng, qua đó giúp doanh thu của công ty tăng qua mỗi năm.
Chị Hoàng Thị Tú Oanh cho biết: “Việc đẩy mạnh bán hàng trực tuyến không chỉ là xu thế mà còn là lợi thế cho người kinh doanh, khởi nghiệp”.
Với nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề, năm 2023, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã thành lập Hợp tác xã Mây tre nón lá Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai). Hiện nay, hợp tác xã đã có 6 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được công nhận 4 sao, xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc tập trung quảng bá sản phẩm, truyền thông, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã đầu tư, cải tạo cơ sở của mình thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm, mua sắm sản phẩm.
Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã… do phụ nữ làm chủ đều chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội. Bằng chứng là nhiều chị em đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, từng bước đưa sản phẩm kinh doanh lên các nền tảng mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.
Đồng hành với hội viên
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế, trong thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp thành phố Hà Nội đã trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu và thương mại điện tử cho hơn 10.000 nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hơn 11.000 phụ nữ khởi nghiệp được kết nối, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số và thương mại điện tử...
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, để thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã chủ động kết nối các chuyên gia công nghệ hỗ trợ 1.200 doanh nhân nữ, phụ nữ mới lập nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, kỹ năng sử dụng hiệu quả các kênh mạng xã hội, tạo banner quảng cáo, tạo mã QR, xây dựng kênh bán hàng trực tuyến...
Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội Nguyễn Thị Hảo, với vai trò tham mưu cho Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, ngoài việc xây dựng mạng lưới chuyên gia công nghệ giúp nữ chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh có kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, trung tâm đã triển khai dự án “Phụ nữ ứng dụng công nghệ số”; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chị em hưởng ứng cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024; đồng thời kết nối hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của phụ nữ…
Ngoài ra, các cơ sở Hội Liên hiệp phụ nữ trên địa bàn thành phố cũng chung tay giúp cán bộ, hội viên phụ nữ, các nữ chủ kinh doanh nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Đơn cử, Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Sơn Tây đã tổ chức tập huấn về công nghệ số cho 200 cán bộ, hội viên phụ nữ và nữ chủ kinh doanh, qua đó giúp chị em có thêm cơ hội phát triển kinh tế, gia tăng doanh số bán hàng.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Lê Kim Anh cho biết thêm, từ nay đến cuối năm 2024, cùng với việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kinh doanh, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử… cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh do phụ nữ làm chủ, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông trực tiếp, trực tuyến đến những nhóm đối tượng phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp; đặc biệt quan tâm tới phụ nữ vùng xa trung tâm, phụ nữ khối chợ; hướng dẫn phụ nữ lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng các dự án, sản phẩm sáng tạo để tìm kiếm cơ hội hiện thực hóa ý tưởng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Các hoạt động này sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
TheoDương Linh (Báo Hànộimới)
" alt=""/>Phụ nữ Thủ đô tham gia chuyển đổi số: Mở ra cơ hội lập nghiệp