
-Cho rằng bị truy tố, xét xử oan sai, ngay sau phiên sơ thẩm 2 ngày, ông Huỳnh Nam Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - MHB) đã làm đơn kháng cáo, kêu oan. ‘Ăn’ gần 500 triệu, cựu chủ tịch ngân hàng MHB dính vòng lao lý
Cựu chủ tịch ngân hàng MHB làm 'bốc hơi' hơn 400 tỉ đồng
Theo đó, ông Huỳnh Nam Dũng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do TAND TP.HCM đã không xem xét vụ án một cách khách quan, toàn diện, không đánh giá các chứng cứ và lập luận của ông Dũng cũng như các luật sư bào chữa một cách đầy đủ, công bằng, đúng pháp luật.
Theo bản án sơ thẩm, trong các năm 2011- 2014, ông Huỳnh Nam Dũng và Nguyễn Phước Hòa, thông qua Hội đồng Quản lý tài sản nợ - Tài sản (ALCO) của MHB, cho Sở Giao dịch MHB chuyển 4.975 tỉ đồng cho Công ty MHBS với lý do là hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Thực tế, MHBS đem số tiền này gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB và mua bán trái phiếu Chính phủ của chính ngân hàng này.
 |
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm |
Bà Lữ Thị Thanh Bình - Tổng giám đốc MHBS lấy 3.357 tỉ đồng gửi có kỳ hạn tại các chi nhánh trong hệ thống MHBS để hưởng lãi suất với tổng số tiền hơn 45 tỉ đồng. Việc làm này gây thiệt hại cho MHB 26,8 tỉ đồng.
Các lãnh đạo MHB lấy 1.558 tỉ đồng để đầu tư trái phiếu. Trong số đó, 966 tỉ đồng được sử dụng trong việc ký các thỏa thuận hợp tác đầu tư môi giới mua, bán trái phiếu Chính phủ.
Việc môi giới, mua bán trái phiếu Chính phủ quay vòng giữa MBH, MHBS và các công ty trung gian để các công ty này và MHBS được hưởng lợi dẫn đến MHB thiệt hại, đồng thời không có khả năng thanh toán 272 tỉ đồng tiền gốc.
Sau nhiều lần trả hồ sơ, ngày 22/11, TAND TP.HCM đã tuyên phạt ông Huỳnh Nam Dũng 13 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
Theo đơn kháng cáo của ông Huỳnh Nam Dũng: đại diện VKS không dựa vào kết quả xét hỏi khi luận tội, dẫn chiếu sai kết quả xét hỏi đối với Giám định viên Ngân hàng Nhà nước; TAND TP.HCM đã không cân nhắc ý kiến của Giám định viên Ngân hàng Nhà nước cũng như Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa khi họ xác định rõ là kết quả giám định không phải là thiệt hại, đó chỉ là khoản nợ khó thu tại thời điểm thực hiện việc kiểm toán và giám định.
Theo ông Dũng, việc quy kết ông phạm tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là không có cơ sở. Ông Dũng nói: “Tôi không có quyền hạn để chỉ đạo, điều hành hoạt động của MHB và MHBS. Mọi hoạt động của ALCO hay HĐQT đều phải được sự nhất trí, thống nhất của các thành viên khác. Do đó, tôi không có và không thể lợi dụng các chức vụ, quyền hạn này”.
Ông Dũng cũng cho rằng, TAND TP.HCM không đưa ra được bất kỳ chứng cứ vật chất và trực tiếp nào thể hiện ông đã có chỉ đạo cho Sở giao dịch chuyển vốn cho MHBS sử dụng sai mục đích mà chỉ dựa vào lời khai của các bị cáo khác là ông Nguyễn Phước Hòa, bà Lữ Thị Thanh Bình và bà Trần Mỹ Linh. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Hòa và bà Linh đã thay đổi lời khai và khẳng định ông Dũng không chỉ đạo ALCO chuyển vốn cho MHBS sử dụng dưới hình thức chờ đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Trong đơn, ông Dũng cũng dẫn chứng kết luận giám định bổ sung của Ngân hàng Nhà nước đã xác định chủ trương của ALCO khi chuyển tiền chờ mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp là hoàn toàn đúng pháp luật.
Ông Dũng khẳng định mình không hề vụ lợi khoản tiền 460 triệu đồng như bản án sơ thẩm đã quy kết. Theo ông Dũng trình bày, không có một chứng cứ khách quan nào để kết luận ông đã nhận số tiền 460 triệu đồng ngoài lời khai của bà Lữ Thị Thanh Bình và ông Huỳnh Việt Thắng và số tiền này bị rút ra từ trước năm 2010, tức là trước khi vụ án xảy ra.
Nhận định về vụ án này, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng vụ án có dấu hiệu hình sự hóa các quan hệ hành chính, kinh tế.
Theo luật sư Nghĩa, trước thời điểm Ngân hàng MHB chính thức sáp nhập vào Ngân hàng BIDV vào tháng 6/2015, MHB đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản phải thu từ MHBS theo quy định của pháp luật.
Vì đã trích lập dự phòng cho các khoản trên, nên vào thời điểm trước khi MHB sáp nhập vào BIDV, những khoản phải thu và đầu tư này đã được tất toán không còn trên bản cân đối kế toán (nội bảng) của MHB. Và vì vậy, đối với BIDV như là người kế thừa quyền lợi và trách nhiệm của MHB, không có khoản nợ khó đòi 272 tỷ của MHBS. Theo quy định kế toán, những khoản này chỉ nằm ở ngoại bảng để theo dõi và nếu thu được thì được hạch toán vào lợi nhuận.
Cũng theo luật sư Nghĩa, trong khi chưa xác định được thiệt hại thực tế, mà đã hình sự mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân, đã buộc trách nhiệm hình sự cho các cá nhân có liên quan gây sẽ ra nhiều hệ lụy nguy hiểm trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay tiền tại BIDV nói riêng và trong ngành ngân hàng nói chung.

Nguyên phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình bị bác kháng cáo
Cho rằng, cấp sơ thẩm truy tố, xét xử các bị cáo là có cơ sở, đúng pháp luật nên đại diện VKS đề nghị bác đơn kháng cáo của cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình và các đồng phạm.
" alt=""/>Cựu chủ tịch ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng kêu oan
Ngày Sở y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế TP Thủ Đức và các quận huyện về việc thí điểm tra kết quả xét nghiệm qua hệ thống khai báo y tế điện tử.Theo Sở Y tế, giải pháp này nhằm phục vụ nhu cầu xét nghiệm SARS- CoV-2 và cấp kết quả xét nghiệm của người dân có nhu cầu ra khỏi TP.HCM, giảm thời gian chờ khi nhận kết quả.
 |
Người dân khai báo y tế điện tử |
Sở Y tế đề nghị các bệnh viện, Trung tâm y tế tiếp nhận người dân có nhu cầu đăng ký xét nghiệm và hướng dẫn khai báo y tế bằng ứng dụng “Y tế HCM’ để có thông tin trả kết quả.
Sau khi thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR, nhập kết quả xét nghiệm của người dân trên phần mềm khai báo y tế tại địa chỉ https://kbyt.khambenh.gov.vn và in mã QR kết quả xét nghiệm cho người dân.
Hướng dẫn người dân tự tra cứu kết quả xét nghiệm trên điện thoại di dộng thông minh, thông tin rõ cho người dân biết kết quả xét nghiệm được xác định bằng mã QR trên hệ thống khai báo Y tế có giá trị tương đương với bản tờ giấy Tờ kết quả xét nghiệm.
Theo Sở y tế, trong ngày 8/7, Sở Y tế đã triển khai thí điểm việc trả kết quả xét nghiệm qua hệ thống khai báo Y tế tại 4 bệnh viện gồm Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Sở Y tế giao HCDC phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông phổ biến cho người dân cài đặt ứng dụng ‘Y tế HCM’ trên điện thoại thông minh để khai báo y tế điện tử, nhận mã QR kết quả xét nghiệm và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Bộ trưởng Y tế: ‘Dịch Covid-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, số ca mắc còn tăng’
Rất nhiều ca bệnh, ổ dịch tại TP.HCM đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư, cảnh báo lây nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp.
" alt=""/>TP.HCM thí điểm trả kết quả xét nghiệm Covid