
Khoảng 6 năm nay, cứ vào Chủ nhật hàng tuần, các tay buôn đá quý từ Yên Bái và các tỉnh thành lại tụ tập về địa chỉ số 456 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) họp chợ. Đây là chợ phiên đá quý duy nhất, mở mỗi tuần 1 lần tại Hà Nội cho đến thời điểm này.
Chợ được giới kim hoàn và người sưu tầm đá quý gọi là ‘Khu chợ triệu đô’. Nhiều viên đá quý từng được bày bán ở đây có giá trị lên tới cả trăm triệu đồng.
![]() |
Chợ phiên đá quý ở Hà Nội. |
8 giờ sáng, người viết có mặt tại chợ. Qua quan sát, có hơn 20 sạp hàng ở chợ. Mỗi tiểu thương chỉ xách một chiếc túi du lịch nhỏ. Nếu gặp họ ngoài đường, chẳng ai nghĩ bên trong chiếc túi đó là cả một ‘gia tài’.
Họ bày biện những viên đá quý hình thù đa dạng, từ thô đến chế tác tinh xảo, đủ màu sắc có giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng lên chiếc bàn gỗ.
Từng tốp khách thăm quan khắp các sạp hàng, chăm chú dùng đèn pin mini soi đường vân đá, độ trong của ngọc.
![]() |
Những viên đá quý từ dạng thô đến chế tác tinh xảo có giá trị được bày bán la liệt. |
Bà Thiết (SN 1964, Yên Bái) - một dân buôn đá quý lâu năm cho hay: ‘Chợ họp mang tính chất kích cầu mua bán, giới thiệu hàng hóa, vừa là câu lạc bộ để gặp gỡ các đồng nghiệp trong nghề, trao đổi kinh nghiệm. Khách đến, dù mua hay không, cũng không bị chủ hàng khó chịu, kể cả vào ngày mùng Một. Người bán chủ yếu đến từ Yên Bái, Hà Nội và Nghệ An’.
Người phụ nữ này cho biết, giá của những viên đá quý tùy thuộc vào chất lượng, màu sắc và tuổi đời của đá.
Nhiều viên đá chỉ bé bằng đầu ngón tay cái nhưng có giá vài chục triệu đồng, trong khi nhiều viên to chỉ có giá vài trăm nghìn là chuyện bình thường. Để chứng minh, bà Thiết chỉ vào viên ngọc trên mặt bàn nói: ‘Viên đá thô này 16 triệu, chưa mài giũa’.
Theo lời người phụ nữ sinh năm 1964, những viên đá được giao dịch ở đây cao nhất chỉ dao động từ vài chục triệu đến trăm triệu. Viên đá có giá trị tiền tỷ thường được giao dịch miệng. Khách ưng, người bán mời đến nhà hoặc địa điểm an toàn nào đó giao dịch, vì sợ bị cướp.
'Tôi vừa bán hàng thô, vừa bán mặt hàng chế tác sẵn. Khách phần lớn là người Việt Nam, du khách nước ngoài cũng đến nhưng họ chủ yếu thăm quan, chụp ảnh là chính', bà Thiết nói.
Bà Thiết rỉ tai, khách đến đây, có nhiều ông chủ buôn giàu có nhưng trông lại rất tuềnh toàng. Đôi khi họ ăn mặc sơ sài, xách chiếc túi bình dân nhưng khi gặp được hàng đẹp, quý hiếm, họ sẵn sàng rút tiền đặt cọc, bất kể viên đá đó có mức giá ra sao.
Bà chia sẻ thêm, khách ưng thì giao tiền, lấy đá về. Mọi thủ tục nhanh gọn, mua bán như mớ rau, không cần phải giấy tờ.
Thú săn đồ của tay buôn đá quý
Ngồi nép trong góc chợ là sạp hàng của người đàn ông có nước da bánh mật, người gầy gò. Anh tên Triệu Khải (SN 1980, người Nam Định), từng làm rất nhiều công việc nhưng sẵn đam mê săn lùng đá quý nên anh ‘chung thủy’ với nghề này ngót nghét hơn chục năm.
![]() |
Anh Khải bày đá lên sạp. |
‘Làm nghề đá quý đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhìn đá, phân loại đá. Tôi thường lên Lục Yên (Yên Bái), sang Mianma, Srilanka… lùng đá quý. Thái Lan tôi cũng hay sang nhưng đất nước này hiện không có mỏ, chỉ là nơi trung chuyển hàng sang các nước Campuchia, Lào, Việt Nam.
Ở đâu người ta mách có nguồn hàng đẹp là tôi xách balô lên đường. Tôi đã đi gần hết các nước châu Á’, anh Khải khẳng định.
Đặc biệt, anh Khải giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Anh cho biết, lăn lộn sang các nước khác, nếu không có ngoại ngữ, sẽ gặp nhiều trở ngại.
Tay buôn đá tiết lộ, đá được bày bán trong chợ phiên này không phải loại nào cũng là đá thật mà còn có cả đá nhân tạo sản xuất ở Trung Quốc. Tất nhiên, giá thành của những loại đá nhân tạo rẻ, giá chỉ vài trăm nghìn đến vài triệu.
‘Nếu tôi muốn kiếm được nhiều tiền, giàu nhanh, tôi lấy hàng đó về bán, vừa lãi, giá thành rẻ, phù hợp túi tiền người mua. Khách không biết, chắc chắn sẽ chọn hàng rẻ, chẳng ai bỏ ra tiền triệu mua viên đá bé xíu về đeo. Đá quý thì không rẻ mà đá rẻ không phải đá quý’, người đàn ông quê Nam Định nhấn mạnh.
Anh chia sẻ, đá thật thường có tì vết, đá nhân tạo bóng và hoàn hảo từng đường nét.
‘Tôi ít buôn đá nhân tạo mà ‘say’ đá thật hơn. Số hàng tôi mang theo người là phần nhỏ, ở nhà trữ số lượng nhiều hơn.
Lúc thị trường bị chững, lượng hàng không lưu thông được, mất vài năm tôi mới bán hết số hàng tồn. Tuy nhiên, mặt hàng này để 10 năm, 20 năm, càng lâu càng có giá. Tiền lãi tích vào, tôi lại lên đường mua hàng mới nên đến giờ tôi vẫn chưa giàu được’, anh Khải mỉm cười nói.
Theo anh Khải, không phải ai buôn ngọc, đá cũng trở nên giàu có. ‘Việc mua đá phụ thuộc vào may rủi. Nhiều người đen đủi, có khi vỡ nợ do buôn đá quý.
Anh Khải tiết lộ, mua được viên đá to nhưng muốn biết giá trị hay không phải xẻ ra mới biết. 'Anh bạn tôi, vào tận rừng, mua được khối đá to, người ta định giá 3 tỷ, vội gom hết tiền lấy. Thực tế khối đá chỉ đáng giá vài chục triệu. Đến giờ anh bạn tôi vẫn cay đắng ôm khoản nợ lớn.
Chưa kể nhiều trường hợp, bị cướp hàng trong rừng, chuyến đó coi như mất trắng’, anh Khải nhớ lại.
Ngôi nhà của anh Nguyễn Đình Tuấn, 45 tuổi, huyện Lai Vung, Đồng Tháp, thuộc hàng hiếm ở miền Tây, bởi trong ngôi nhà này đang chứa hơn 100 'báu vật' cổ.
" alt=""/>Tiết lộ của tay buôn đá quý tại khu chợ triệu đô giữa lòng Hà NộiMột mâm cơm tươm tất, chị ấy chưa bao giờ tự chuẩn bị được để anh hiểu cái cảm giác ấm êm được thưởng thức món ăn tẩm ướp bằng hương vị của tình yêu là như thế nào. Cô giúp việc được mẹ vợ anh gửi theo khi con gái cưng đi lấy chồng đã lo chu tất. Cô ấy xoay xở tất tần tật từ bữa cơm, áo quần, nhà cửa, vườn tược…
Nhiều lúc thấy cô giúp việc bận túi bụi trong khi vợ mình ngồi thảnh thơi, anh bực dọc góp ý thì nhận được cái mím môi của vợ bảo rằng tiền công do mẹ vợ trả và sẽ bảo mẹ tăng lương cho chị ấy. Anh nghẹn lời và lòng trăn trở trước bài học “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” ngày càng lớn hơn, quay quắt hơn.
Nhưng dự định “dạy vợ” của anh có thể sẽ còn dây dưa dài dài bởi chị được người mẹ ruột giàu có làm đồng minh. Cách vài ngày mẹ vợ lại sang nhà, hỏi han chị có thiếu thốn gì không lập tức sắm sửa kẻo lo con gái thiệt thòi so với thiên hạ. Hôm trước chị mè nheo về chuyện việc nhà nhiều mà cô giúp việc dẫu ba đầu sáu tay cũng không kham nổi, thế là mẹ chị cuống quýt gửi sang thêm người giúp việc bán thời gian nữa khiến anh vội vã trả về công ty môi giới việc làm.
Và mọi chuyện thật sự rối tinh lên từ lúc chị có thai, sinh con rồi chăm con. Chưa bao giờ anh thấy hối hận như bây giờ khi cô vợ mà mình yêu thương lộ ra cái bản tính lười biếng đến như thế. Con khóc, chị không biết dỗ. Con đói, chị lười cho bú mớm. Con trây bẩn tã lót, chị biếng thay khiến bé bị hăm cả mảng da lớn.
Mọi chuyện lâu nay đều một tay cô giúp việc lo toan, giờ cô ấy ốm xin nghỉ hai ngày, thế là căn phòng sạch tinh tươm biến thành bãi rác khổng lồ. Nơi nơi là khăn giấy đã dùng lăn lông lốc, tã quần của con vắt vẻo thành giường, bột sữa đổ tung tóe trên mặt bàn còn đàn kiến mon men kéo đàn kéo lũ đến bu kín…
Sau một ngày làm việc trở về nhà, anh tôi biến thành người giúp việc thu dọn bãi chiến trường trong tiếng thở dài ngao ngán. Bên tai anh vẫn văng vẳng lời “sai vặt” của vợ: lấy tã thay cho con, xúc bình sữa con vừa bú, đem áo quần bẩn của con đi ngâm…
Và sau bao nhiêu nỗ lực kiềm chế, anh tôi lần đầu tiên to tiếng với chị. Chị khóc lóc, nửa tiếng sau mẹ vợ sang nhà bênh vực chị, chê anh làm chồng mà chẳng biết phụ vợ chăm con rồi lên tiếng đưa mẹ con chị sang nhà để chăm sóc kẻo “ở đây có ngày đói chết cả hai mẹ con cũng chẳng ai hay…”.
Anh lẳng lặng thu dọn ít đồ dùng cá nhân của vợ và con rồi gửi nhờ mẹ vợ chăm sóc ít hôm chờ cô giúp việc khỏe lại sẽ tính tiếp. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, trong căn nhà im ắng lạ thường, anh bắt đầu thấy nhớ gương mặt hồng hào cùng ánh mắt ngây thơ của con bé, lòng anh tự nhủ sáng mai sẽ sang đón hai mẹ con trở về…
Còn giờ đây, anh phải vật lộn với đống quần áo bẩn, gian bếp bừa bộn cùng căn phòng lộn xộn không thể tả. Và anh thấm thía hơn bao giờ hết nỗi khổ của mấy ông chồng chẳng may vớ phải cô vợ đểnh đoảng, nhõng nhẽo…./.
Cuộc tình trong bóng tối của tôi và người tình bị vợ anh phát giác. Sau lần đó, chị liên tục vào trang cá nhân của tôi làm phiền.
" alt=""/>Lời tâm sự khi có vợ là tiểu thư đểnh đoảngKênh Youtube của cô bé có hơn 3 triệu lượt đăng ký. Nội dung trên kênh của Alyssa gồm có những bài hát tiếng Malaysia và Indonesia được cô bé “cover” lại.
Để ăn mừng thành công này, mới đây cô ca sĩ nhí đã mua một chiếc xe hơi trị giá hơn 1,3 tỷ đồng (81.500 SGD).
Đăng ảnh chiếc xe lên mạng xã hội, Alyssa viết: “Ơn Chúa. Chiếc xe đầu tiên của tôi”.
![]() |
Bức ảnh Alyssa chụp cùng chiếc xe đầu tiên gây tranh cãi. |
Trái lại với sự vui mừng của cô bé, cộng đồng mạng đã có những phản ứng tiêu cực trước việc này. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao một đứa trẻ 12 tuổi lại phải mua một chiếc xe hơi đắt tiền thay vì để số tiền đó đầu tư cho việc học hành trong tương lai.
Một số người nghi ngờ, liệu bố mẹ của Alyssa có đang sử dụng tiền của con gái để phục vụ mong muốn của mình hay không.
Ngay lập tức, chị Suzanne, mẹ của Alyssa đã lên tiếng đáp trả. Chia sẻ với báo chí Malaysia, chị cho biết chính con gái là người muốn mua xe hơi để thuận tiện cho những buổi quay phim và đi lại đường dài.
Chị Suzanne cũng nói thêm rằng, chồng chị là một phi công và anh hoàn toàn có đủ khả năng một chiếc ô tô cho riêng mình.
“Nhiều người nói vợ chồng tôi muốn sử dụng chiếc xe này nhưng thực sự đó là mong muốn của Alyssa. Có thể họ không biết bố con bé là một cơ trưởng. Anh ấy đủ tiền để tự mua xe”.
![]() |
Alyssa chụp cùng bố mẹ và em trai (ảnh phải) |
Bà mẹ này cũng khẳng định, mặc dù Alyssa đang hoạt động tích cực trong ngành giải trí, song vợ chồng chị vẫn ưu tiên số một cho việc học hành của cô bé. Cho đến thời điểm hiện tại, kết quả các bài thi của Alyssa vẫn đang rất tốt.
Alyssa - tên thật là Aryanna Alyssa Dezek bỗng dưng trở thành người nổi tiếng khi mẹ cô bé đăng ảnh con gái hát và chơi đàn ukulele lên mạng. Năm ấy, cô bé mới 4 tuổi.
Với camera luôn mở, Khoa sẵn sàng tạo tranh cãi để có thêm lượt xem trên YouTube.
" alt=""/>Ngôi sao Youtube nhí khoe mua xe hơi 1,3 tỷ, bố mẹ bị dân mạng chỉ trích