ịchthiđấubóngđáhômnayvàngàymaimớinhấgiá vàng hôm nay bao nhiêu
- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và phát sóng trực tiếp bóng đá hôm nay và rạng sáng mai.
ịchthiđấubóngđáhômnayvàngàymaimớinhấgiá vàng hôm nay bao nhiêu
- VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu và phát sóng trực tiếp bóng đá hôm nay và rạng sáng mai.
Chị Hải Ninh đặt niềm tin vào vắc xin Covid-19
Mỗi lần dịch cho các bệnh nhân có câu hỏi về vắc xin Covid-19, tôi muốn nhấn mạnh cho họ hiểu rằng rất nên tiêm ngừa. Tôi thầm nghĩ tất nhiên chúng ta sẽ có thể gặp phản ứng phụ, tất nhiên vắc xin không đảm bảo 100%, tuy nhiên, đây là biện pháp tốt nhất lúc này để giúp đẩy lùi đại dịch.
Tôi là phiên dịch viên làm việc bán thời gian cho bệnh viện tâm thần của tiểu bang Missouri, Mỹ. Tiểu bang này nhận được lô hàng vắc xin Pfizer đầu tiên vào khoảng giữa tháng 12/2020. Ngay sau khi đọc được tin vui về vắc xin của Pfizer năm ngoái, tôi đã mừng thầm và tin rằng bản thân mình sẽ nằm trong nhóm ưu tiên được chích ngừa trước.
Bệnh viện nơi tôi làm việc thuộc quyền quản lý trực tiếp của tiểu bang, đội ngũ nhân viên ở đây được coi là công chức bang. Dù là bệnh viện, thực tế, đây lại giống một trại giam. Nơi này điều trị cho các cá nhân bị cáo buộc những tội không dễ tha thứ như giết người hay ấu dâm.
Thẩm phán “gửi” họ đến đây để được đánh giá về mức độ bệnh tâm thần và nếu được chứng minh vẫn bình thường, họ sẽ được trả lại tòa án để tham gia các thủ tục tố tụng sau 6 tháng hay 1 năm.
Tuy nhiên, có những người ở đây cả đời. Vì tính chất cô lập của bệnh nhân, đội ngũ nhân viên, bác sĩ, y tá, bảo vệ được xếp vào nhóm ưu tiên. Các bệnh nhân cũng là những người đầu tiên được chích ngừa.
Vì không phải nhân viên làm việc toàn thời gian nên đến đầu tháng 1 tôi mới được mời đăng ký. Trong thư mời, anh quản lý cũng rất khéo, nói rằng nếu có nhu cầu thì hãy ghi tên. Lý do là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ FDA mới chỉ đưa ra chứng nhận khẩn cấp dành cho Pfizer và Moderna để cung cấp vắc xin Covid-19.
Thông thường, các hãng dược sẽ mất nhiều năm để nghiên cứu và phát triển thuốc. Trong trường hợp của 2 hãng trên, họ mất chưa đầy một năm để đưa ra vắc xin. Vì đây chưa được coi là vắc xin có cấp phép chính thức, nhân viên của nhiều bệnh viện không bị bắt buộc chích ngừa.
Tính từ thời điểm đăng ký đến lúc nhận được mũi vắc xin Pfizer đầu tiên, tôi phải chờ khoảng 3 tuần. Cứ 15 phút sẽ có 2 nhân viên được tiêm chủng. Thủ tục tiêm vô cùng đơn giản, tôi điền vào đơn khai bệnh lý và sau đó một vị bác sĩ tiêm thuốc cho tôi.
Sau đó, chúng tôi phải ngồi chờ 15 phút để đảm bảo không ai bị phản ứng với thuốc.
Thủ tục này lặp lại sau 2 tuần khi tôi tới nhận mũi tiêm nhắc lại. Lần này, các bác sĩ nói đến phản ứng phụ có thể xảy ra về sau. Phần lớn những người được tiêm cảm thấy đau ê ẩm ở cánh tay, có người bị sốt, có người bị mệt mỏi 1-2 ngày sau đó.
Bản thân tôi chỉ bị đau ê ẩm ở cánh tay bên trái một ngày. Hôm sau, tôi có thể làm tất cả mọi việc như bình thường, thậm chí còn tập được các động tác khó và nặng của yoga.
Hai tháng trước khi lượng vắc xin còn khan hiếm và việc lưu giữ thuốc của Pfizer khá ngặt nghèo (ở tủ đá từ âm 80 độ C tới âm 60 độ C), bệnh viện của tôi còn mời người bên ngoài vào chủng ngừa khi đã tiêm xong cho lượng người đăng ký.
Mãi về sau tôi mới biết, bố mẹ chồng tôi cũng là những người may mắn như vậy. Ông bà dù đã hơn 70 và hơn 80 tuổi, nhưng vào thời điểm đó vẫn chưa thuộc diện được chích ngừa ở tiểu bang Kentucky.
Nhờ một người bạn mách nước, ông bà biết ở bệnh viện gần nhà đang thừa vắc xin và muốn chích cho người dân để không bị lãng phí. Ông bà liền đăng ký và còn được tiêm trước cả những người thuộc diện ưu tiên như tôi.
Có lẽ giờ sẽ không còn tình trạng thừa vắc xin như thế này vì nhiều nghiên cứu ghi nhận thuốc của Pfizer không cần thiết phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh như vậy nữa.
Tôi biết một bệnh viện đã đăng ký mua tủ bảo quản trị giá tới 20.000 USD để lưu thuốc nhưng tủ đến giờ cũng chưa thấy đâu. Có lẽ họ vẫn được hoàn lại tiền. Ở nước Mỹ, chuyện trả lại hàng là bình thường như cơm bữa.
Hiện giờ, tiểu bang Missouri đang tiến hành tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi và những người có bệnh lý nền. Một người bạn của tôi là y tá gần 70 tuổi cũng sắp được tiêm mũi thứ hai. Hy vọng 2 tuần sau đó, chúng tôi sẽ lại được hẹn hò với nhau và trò chuyện như trước.
Hải Ninh
Những ưu điểm của vắc xin Johnson & Johnson sẽ giúp người dân trên khắp thế giới có cơ hội tiêm chủng nhanh hơn nhiều.
" alt=""/>Trải nghiệm của nữ phiên dịch người Việt tiêm đủ 2 mũi vắc xin CovidKimetsu No Yaiba kể về câu chuyện của bộ đôi Tanjirou và Nezuko trong hành trình tiêu diệt Muzan để bảo vệ sự an toàn cho nhân giới và hóa giải lời nguyền của gã chúa quỷ. Mặc dù khai thác cốt truyện tương đối phổ biến nhưng với tài năng của mình, Koyoharu đã khéo léo lồng ghép những câu truyện thần thoại vào bên trong hành trình của các kiếm sĩ để tạo ra điểm độc đáo riêng cho bộ truyện. Đặc biệt kể từ khi được chuyển thể thành TV series, Kimetsu No Yaiba hiển nhiên trở thành bộ truyện được yêu thích nhất mọi thời đại trong tất cả các bảng xếp hạng Nhật Bản và quốc tế.
Thế nhưng, ngay trong đỉnh cao của sự nghiệp Koyoharu đã phải dừng lại quá trình sáng tác với lý do chăm sóc gia đình. Đó cũng là nguyên nhân tại sao bộ truyện kết thúc đột ngột với những tình tiết không mấy thỏa đáng nếu đem so với phần đầu đã được thể hiện quá hoàn hảo từ trước nay. Bên cạnh đó ngay cả khi bộ truyện kết thúc, rất nhiều bí ẩn vẫn chưa thể giải đáp được khiến các fan đoán già, đoán non từ đó xuất hiện những câu chuyện không đúng về Kimetsu No Yaiba cũng như bản thân nữ tác giả.
Tuổi thật của Koyoharu
Nếu nhập trên Google từ khóa "tác giả Kimetsu No Yaiba" kết quả sẽ cho ra Koyoharu Gotoge sinh năm 1998 với biệt danh chị cá sấu. Thế nhưng sự thật lại không phải vậy, đích thân tác giả Koyoharu đã phủ nhận những thông tin này. Không rõ tin đồn xuất phát từ đâu và dần lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội thế nhưng năm sinh thực sự của Koyoharu không phải 1998. Vì nhiều lý do nên cá sấu đã từ chối tiết lộ thông tin về độ tuổi cũng như giới tính của mình.
Bên cạnh đó câu chuyện tác phẩm đã hoàn toàn kết thúc hay sẽ quay trở lại trong tương lai hoàn toàn bị tác giả bỏ ngỏ không trả lời chứ không hề có một thời điểm trở lại rõ ràng như nhiều người vẫn đồn. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về việc không hề có một cô gái sinh năm 1998 nào lại làm ra một tác phẩm kinh điển đến vậy.
Độ tuổi thực của Muzan
Mặc dù trong bộ truyện có nói rất nhiều về việc Muzan đã tồn tại hơn 500 năm khơi mào cho cuộc chiến vĩ đại giữa hai phe phái sát quỷ đoàn và ác quỷ. Thế nhưng đó là vào thời điểm bộ đôi nhật nguyệt Yoriichi, Kokushibou được sinh ra và sáng tạo các loại hơi thở, thứ được dùng để khắc chế ác quỷ sau này. Kỳ thực Muzan đã sinh sống hơn 1000 năm kể từ sau khi trở thành ác quỷ năm 20 tuổi.
Đặc biệt kể từ khi trúng phải lời nguyền lão hóa của Tamayo, độ tuổi của Muzan đã lên đến 10000 chứ không phải con số 500 như chúng ta vẫn nghĩ. Thông tin này đã được xác nhận trực tiếp trên fandom Kimetsu No Yaiba của bộ truyện. Hiện vẫn không rõ vào thời điểm 1000 năm trước, khi các hơi thở chưa xuất hiện con người đã chiến đấu chống lại ác quỷ bằng các nào.
Hơi thở của sấm sét là hơi thở có tốc độ cao nhất
Theo dõi Kimetsu No Yaiba, nhiều người sẽ mặc định rằng hơi thở của sấm chớp chính là hơi thở có tốc độ cao nhất đặc biệt là sau khi chứng kiến phần thể hiện của Zenitsu. Điều này đúng nhưng chỉ với thức thứ 7 Hỏa Lôi Thần biến kiếm sĩ trở thành một tia sét vượt qua cả tốc độ con người.
Còn trong điều kiện bình thường, lôi thức với nhịp điệu tập trung vào đôi chân vẫn thuộc hạng nhanh nhất trong toàn bộ các hơi thở. Thế nhưng vẫn còn một loại hơi thở khác, hay chính xác hơn là một loại bí thuật khác có thể sánh ngang với hơi thở của sấm chớp chính là thức cuối cùng, bỉ ngạn chu nhãn trong hơi thở muôn hoa.
Bằng việc kích hoạt các mao mạch trong mắt hoạt động đến mức tối đa, mọi chuyển động của thế giới xung quanh đều sẽ trở nên chậm lại trong mắt người sử dụng bỉ ngạn chu nhãn. Nhờ đó mà kiếm sĩ sử dụng thức này có thể kết thúc kẻ thù với một tốc độ kinh hoàng. Nhược điểm duy nhất của bỉ ngạn chu nhãn là cái giá phải trả quá đắt khi hao tổn thị lực hay thậm chí là mù lòa khi thi triển bí thuật.
Nhìn chung, mặc dù có kết thúc không mấy được lòng fan hâm mộ thế nhưng Kimetsu No Yaiba với những thành tựu của mình vẫn xứng đáng trở thành một trong những bộ truyện hay nhất mọi thời đại. Không biết liệu sau này, khi đã giải quyết được những vấn đề cá nhân tác giả Koyoharu liệu có quay trở lại để bắt đầu cho những sáng tác mới còn hay hơn cả Kimetsu No Yaiba?
Theo GameK
" alt=""/>Hóa ra tất cả những gì chúng ta biết về Kimetsu No Yaiba khoảng thời gian qua đều là sai lầmTS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hải
Theo TS Park, trên toàn thế giới, vắc xin ngừa Covid-19 đang không đủ cung ứng, dù tất cả các quốc gia đều muốn mọi người dân được tiêm nhưng số lượng vắc xin vẫn còn rất hạn chế.
“Trong bối cảnh vắc xin còn hạn chế, WHO rất hoan nghênh định hướng của Chính phủ Việt Nam khi ưu tiên tiêm dựa trên đánh giá nguy cơ”, ông Park nói.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, dù vắc xin đã được thử nghiệm, đáp ứng tiêm chủng an toàn nhưng đây là lần đầu tiên thế giới sản xuất một loại vắc xin trong thời gian chỉ 1 năm.
“Vì vậy chúng tôi nhấn mạnh cần phải có sự theo dõi sát, kiểm tra sau khi tiêm vắc xin 48 giờ cũng như tiếp tục theo dõi sau tiêm tại nhà để quá trình tiêm vắc xin đảm bảo an toàn”, TS Park lưu ý.
Ông Park đánh giá cao trong buổi tiêm đầu tiên, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, người tiêm được cung cấp thông tin đầy đủ và quy trình tiêm an toàn. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng an toàn trong thời gian tới.
WHO mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Y tế trong quá trình tiêm vắc xin để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra khuyến nghị cho người dân.
Việt Nam có thêm 4 triệu liều vắc xin trong 2 tháng tới
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết, cơ quan này đã liên hệ 10 hãng hàng không quốc tế để có thể vận chuyển miễn phí vắc xin đến 92 quốc gia nghèo và thu nhập thấp tham gia cơ chế vắc xin COVAX. Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên của COVAX.
Khi Việt Nam đáp ứng đủ các quy định, COVAX sẽ chuyển 1,2 triệu liều AstraZeneca trong tháng 3 và 2,8 triệu liều trong tháng 4. Theo kế hoạch, trong năm 2021, COVAX sẽ chuyển cho Việt Nam 30 triệu liều vắc xin.
“Mục tiêu làm sao đưa vắc xin một cách nhanh chóng, an toàn về mặt y tế sức khoẻ để Việt Nam có thể khôi phục và phát triển kinh tế”, bà Rana Flowers nhấn mạnh.
Bà chia sẻ thêm, bản thân rất tự hào khi chứng kiến những mũi tiêm ngừa Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam.
Tại họp báo, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc.
Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
“Bộ Y tế kêu gọi người dân trên cả nước đến lượt mình hãy đi tiêm phòng Covid-19 để bảo vệ cho cá nhân, người thân, vì một cộng đồng khỏe mạnh, để đất nước sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn
Thứ trưởng đề nghị Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các đơn vị thực hiện tiêm chủng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về sử dụng vắc xin phòng Covid-19, giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh giám sát để phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai tiêm chủng, kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình chuẩn tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng Thuấn, Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cụ thể đến 13 tỉnh và 21 bệnh viện có điều trị bệnh nhân Covid-19. Vì vậy, kế hoạch tiêm những ngày tiếp theo sẽ do từng tỉnh phê duyệt, sắp xếp các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi trong và sau tiêm chủng, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá.
Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Hiện Bộ Y tế đang đàm phán thêm với hãng dược Pfizer, Moderna, Sputnik V để có thêm vắc xin.
“Nguyên tắc là đàm phán hết sức khéo léo, đảm bảo chặt chẽ để có được vắc xin chất lượng, an toàn, hiệu quả với giá cả hợp lý nhất”, Thứ trưởng nói rõ.
Song song, Bộ Y tế cũng chỉ đạo quyết liệt các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin của Việt Nam tích cực nghiên cứu, thử nghiệm để sớm có vắc xin sản xuất trong nước nhằm chủ động nguồn vắc xin phục vụ tiêm chủng.
Hiện tại, vắc xin Nanocovax của Nanogen đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, vắc xin Covivac của IVAC chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1. Nếu thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, dự kiến cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid-19 trong nước sản xuất.
Sẽ có khung tiêu chí để các đơn vị chủ động mua vắc xin
Trước câu hỏi của báo chí quốc tế về việc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi nào được tiêm vắc xin, Thứ trưởng Thuấn cho biết, trong đợt đầu, lượng vắc xin không có nhiều nên Việt Nam ưu tiên các tỉnh có dịch trước.
Sau đó tùy theo lượng cung ứng sẽ triển khai tiêm mở rộng cho các đối tượng khác theo từng bước, theo đúng tinh thần Nghị quyết 21, cố gắng làm sao bao phủ vắc xin cho toàn bộ người dân có chỉ định trong năm 2021-2022.
“Đối với người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ sẽ cùng bàn bạc với đại sứ các nước. Nhóm cán bộ ngoại giao, cán bộ tiếp xúc với nhiều người cũng nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên trong Nghị quyết 21”, Thứ trưởng Thuấn thông tin.
Bên lề họp báo, Thứ trưởng Thuấn cho biết thêm, hiện nhiều đơn vị, cá nhân muốn mua vắc xin cho người lao động, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 rất hoanh nghênh sự tham hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân muốn mua vắc xin tiêm cho cán bộ nhân viên.
“Tuy nhiên việc nhập vắc xin nào, tiêm như thế nào nhất thiết phải có sự đồng thuận, đồng ý của Bộ Y tế để xem xét những loại vắc xin nào đủ tiêu chuẩn, an toàn cho người tiêm, đặc biệt giá cả cũng phải hợp lý theo đúng quy trình, quy phạm. Bộ có thể sẽ đưa ra khung tiêu chí, tiêu chuẩn sau đó giao cho các đơn vị chuyên môn để cùng xem xét, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức nếu có nhu cầu”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Thúy Hạnh
Sáng 8/3, Việt Nam triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho những người đầu tiên. Ba Thứ trưởng Y tế sẽ trực tiếp có mặt để giám sát.
" alt=""/>Vắc xin Covid