Trong cuốn sách mới của cô - “Presence”, Cuddy cho biết mọi người thường trả lời rất nhanh 2 câu hỏi trong lần đầu tiên họ gặp bạn. Đó là:
- Tôi có thể tin tưởng người này được không?
- Tôi có thể tôn trọng người này được không?
Các nhà tâm lý học cho rằng 2 câu hỏi này tương ứng lần lượt với “sự ấm áp” và “năng lực” của bạn. Lý tưởng nhất là khi bạn có cả hai yếu tố này.
Cuddy nói rằng hầu hết mọi người, đặc biệt là trong công việc, tin rằng yếu tố năng lực là quan trọng hơn. Vậy nên, họ luôn muốn chứng minh rằng họ thông minh và đủ tài năng để làm ăn với bạn.
Tuy nhiên, thực tế thì yếu tố “ấm áp” – tương đương với lòng tin – mới là yếu tố quan trọng hơn khi người ta đánh giá bạn.
Giáo sư Cuddy đã sử dụng lịch sử tiến hóa của loài người để giải thích vấn đề này: Trong thời kỳ "ăn lông ở lỗ", thì việc một người có xứng đáng với lòng tin của chúng ta hay không đóng vai trò quyết định tới sự sống còn của chúng ta. Việc một người có giết bạn hay ăn cắp của cải của bạn hay không sẽ quan trọng hơn việc người đó có đủ khả năng để tạo ra một ngọn lửa hay không.
Năng lực cũng được đánh giá cao, tuy nhiên chỉ sau khi đã gây dựng được niềm tin. Và tập trung quá nhiều vào việc thể hiện ưu điểm của mình cũng có thể gây phản tác dụng.
Cuddy cho biết, các thực tập sinh MBA thường quan tâm đến việc tỏ ra thông minh và có năng lực đến mức đôi khi họ không tham gia các sự kiện xã hội, không đề nghị được giúp đỡ và thường tỏ ra khó tiếp cận.
Những người này rồi sẽ bừng tỉnh khi không nhận được lời mời làm việc bởi vì không ai hiểu và tin tưởng họ.
“Nếu có ai đó mà bạn đang cố gắng gây ấn tượng không tin tưởng bạn, bạn sẽ không đi được xa cho lắm. Thậm chí bạn có thể gợi ra những nghi ngờ khi bạn tỏ ra nguy hiểm” – Cuddy nói.
“Một người ấm áp và đáng tin sẽ khiến ưu điểm của mình trở thành một món quà, thay vì một mối đe dọa”.
Xem thêm:
7 lý do người lười biếng dễ thành công hơn" alt=""/>Giáo sư Harvard tiết lộ yếu tố bất ngờ lấy lòng người đối diệnTrường Tiểu học số 2 Thượng Trạch có 1 điểm trung tâm và 9 khu vực lẻ với 212 học sinh. Hai điểm trường bị xuống cấp ở bản 51 và Nồông cũ.
Lớp học ở bản 51 đã bị xuống cấp |
Cách đây gần 15 năm, thấy thầy trò ở bản 51 quá cực nên Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Bình đã tặng cho bản một phòng nhỏ khoảng gần 30m2 lợp mái tôn, tường là những thanh gỗ ghép lại với nhau.
Phòng chia đôi, một nửa thầy ở, một nửa dạy trò. Hiện nay, lớp nhỏ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, những thanh gỗ bị mối mọt ăn gần hết, nền đất lồi lõm, mùa nắng còn đỡ, đến mùa đông từng cơn gió thổi thông thốc, rét buốt.
Ngồi học trong gió rét |
Phải mất gần cả tiếng đi bộ mới vào được hai bản Nồông |
“Nếu có mưa kèm gió mạnh, cả thầy và trò không ai dám đến lớp vì sợ…bị sập” - thầy Đỗ Hồng Thái, một trong hai thầy giáo cắm bản cho biết.
Bản 51 có 17 hộ với 64 khẩu. Năm học này ở đây có tất cả 12 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 4. Trước giờ, năm nay có nhiều học sinh nhất.
“Mọi năm thì các thầy cắm bản phải ngăn lớp học ra để làm chỗ ở, năm nay mượn được một nhà dân nên các thầy đã có “nhà riêng”, buổi sáng thấy Thái dạy lớp ghép 3+4, buổi chiều tôi dạy lớp 1+2”, thầy Hồ Văn Minh cho hay.
“Mặc dù còn rất nhiều thiếu thốn nhưng các em ở đây học hành chăm chỉ, chữ đẹp và rất chăm học” - thầy Thái nói thêm.
Thầy Nguyễn Văn Thăng đang hướng dẫn học sinh ở bản Nồông mới |
Từ bản 51, mất gần 1 tiếng đi bộ men theo bờ suối chúng tôi mới đến được hai bản Nồông mới và Nồông cũ.
Hai bản Nồông có 3 lớp ghép tiểu học và 4 thầy giáo, trong đó một thầy phụ trách dạy những môn chuyên biệt. Bản này cách bản kia chừng 200 mét, nhưng ngày nào thầy Nguyễn Trọng Diềm (giáo viên dạy chuyên biệt) cũng phải đi bộ từ bản này sang bản khác để dạy cho các học sinh.
“Vì đường đến hai bản này phải men theo suối, đá lởm chởm lên các thầy phải gửi xe máy ở bản 51 rồi đi bộ lên. Đường đi trời khô ráo đã khó khăn như thế, chỉ cần một trận mưa lớn nữa là không thể đi được, khổ nhất là khi đau ốm”, thầy Nguyễn Văn Thăng, giáo viên dạy ở bản Nồông mới tâm sự.
Từ Nồông mới, phải trèo qua một con dốc dựng đứng mới đến bản Nồông cũ Bản này chỉ có 10 hộ dân và 30 khẩu. Cả bản có 7 em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Ngôi nhà bỏ không được người dân cho mượn rộng hơn 25 m2 vừa làm lớp học vừa là nơi làm chỗ ở cho thầy.
“Vừa ngăn tấm bảng ra làm đôi, thầy Nguyễn Văn Lai vừa trò chuyện: “Mỗi buổi học tôi phải dạy từ lớp 2 cho đến lớp 5. Một bên bảng là 4 em từ lớp 2 đến 4, một bên là dạy cho 3 em lớp 5. Dạy một lúc nhiều trình độ nên rất khó, việc tiếp thu của các em vì thế cũng hạn chế hơn những nơi khác”.
Lớp học nho nhỏ nằm bên triền dốc, mỗi khi mưa xuống, mái tôn cũ kĩ không đủ che mưa. Sách vở bỏ trên bàn đều bị ướt, nắng thì nóng như thiêu như đốt.
Ngôi nhà ở bản Nồông cũ được ngăn đôi, một bên là lớp học, một bên làm chỗ ở cho thầy |
Thầy Lai cho biết: “Các em học sinh ở đây chăm học, sáng sáng thầy đánh kẻng là cắp sách đến lớp. Chỉ khổ là vào những mùa nương rẫy, một số em phải ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm hoặc có em phải lên rẫy nên sự học có gián đoạn”.
“Do đặc thù về địa bàn nên trường có tất cả 21 lớp thì đã có 20 lớp ghép. Trong đó có 1 lớp ghép 4 trình độ, 6 lớp ghép 3 trình độ. Là xã đặc biệt khó khăn, chưa có điện thắp sáng, có những bản không có cả sóng điện thoại. mùa hè thiếu nước trầm trọng, cơ sở vật chất cũng vô cùng thiếu thốn nên đời sống của thầy và trò vẫn còn rất nhiều khó khăn”, thầy Võ Anh Tuân, hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch nói.
>> Xót lòng trẻ em Thượng Trạch môi tím bầm trong rét
Gần đây, hình ảnh của Nguyễn Hải Dương (sinh năm 1992, sinh viên năm cuối khoa Báo chí Truyền thông - ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương), phát thanh viên Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội (hơn 4.000 lượt like). Facebook của chàng trai này cũng thu hút hơn 20.000 người theo dõi.
![]() |
Hải Dương - phát thanh viên của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước. |
Từ chàng trai nhút nhát đến phát thanh viên
Hải Dương cho biết, từ nhỏ đã yêu thích các chương trình truyền hình, nhưng vì nhút nhát nên còn đôi chút băn khoăn khi đến với nghề.
“Lúc bé thấy người dẫn chương trình trên truyền hình, mình rất ngưỡng mộ và ước mơ sau này cũng được như vậy. Nhưng vì nhút nhát, lúc thi tuyển làm người dẫn chương trình cho đài, mình không dám bước vào phòng thi. Được người thân động viên mãi, mình mới hoàn thành phần thi hôm đó và đã trúng tuyển”, 9X chia sẻ.
Chàng sinh viên báo chí kể, ngoài việc chú ý về ngoại hình, mỗi ngày 9X còn phải tập phát âm cho tròn vành rõ chữ, cách nhấn nhá câu từ sao cho khán giả tiếp nhận thông tin tốt nhất.
Đến nay, Dương đã gắn bó lĩnh vực truyền hình 3 năm. Anh bảo, đây là nghề làm dâu trăm họ. Những niềm vui, nỗi buồn, kinh nghiệm nghề nghiệp mang lại cho anh sự tự tin và nhanh nhẹn trong giao tiếp.
Chia sẻ về danh hiệu “Phát thanh viên truyền hình điển trai nhất Việt Nam” do mạng xã hội phong tặng, Dương tâm sự, “rất vui và cảm ơn mọi người đã ưu ái. Tuy nhiên, mình còn phải phấn đấu, học hỏi nhiều hơn nữa, chứ chưa xứng đáng với danh hiệu này”.
Bất ngờ nổi tiếng, chàng trai đến từ Bình Phước nhận được sự yêu mến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, anh cũng không ít lần gặp rắc rối với một số người quá khích. Hải Dương bảo, đây là đặc thù của truyền hình, có người khen, kẻ chê, nên anh vui vẻ ghi nhận để hoàn thiện bản thân.
Anh chàng điển trai, nhiều tài lẻ
![]() |
Hải Dương mơ ước trở thành phát thanh viên truyền hình từ nhỏ. |
![]() |
Hải Dương là người năng nổ trong các hoạt động từ thiện. |
Không những cuốn hút bởi vẻ ngoài điển trai, Hải Dương còn có nhiều tài lẻ và ham học hỏi. Ngoài truyền hình, nam sinh thích vẽ tranh, viết thư pháp, chụp ảnh, chơi một số thể thao…Hiện tại, Dương làm việc tại một phòng tranh ở Đồng Xoài và thỉnh thoảng làm người mẫu cho một số shop hàng thời trang.
Làm nhiều công việc một lúc, Hải Dương tâm sự không thấy mệt mà ngược lại, được thỏa sức sáng tạo với sở thích và đam mê. Đây cũng là cách chàng trai này kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Dương cũng thường xuyên tham gia công tác Đoàn, các hoạt động từ thiện, trao quà cho người nghèo, thiếu nhi vùng sâu, xa…
Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục rèn luyện các kỹ năng về truyền hình, 9X mong muốn tìm hiểu, học hỏi về nghề nhiếp ảnh.
* Đỗ Thị Diệu Hiền - phát thanh viên Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước: Những ai từng tiếp xúc Dương đều cảm thấy chàng trai này sống rất vô tư và lạc quan. Điều khiến mọi người yêu quý Dương nhất chính là nụ cười lúc nào cũng hiện diện trên môi. Trong công tác truyền hình, Dương là người chăm chỉ, ham học hỏi đồng nghiệp đi trước. Dù tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ nhưng Dương đã khẳng định được năng lực, cũng như sức sáng tạo của bản thân. Mình nghĩ trong tương lai, Dương sẽ còn tiến xa hơn nữa". * Nick name Nana Trần: Từ ngày biết anh chàng này là phát thanh viên Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, mình siêng xem truyền hình hẳn. Không chỉ đẹp trai, Dương còn có chất giọng khá truyền cảm. Thật bất ngờ khi cậu ấy còn là sinh viên mà đã trở thành phát thanh viên truyền hình rồi. * Facebooker Hạ Anh: Đây là chàng phát thanh viên đẹp trai nhất Việt Nam rồi. Hy vọng, công việc của anh sẽ phát triển nhiều hơn trong thời gian tới. |
(Theo An Viên/ Zing)
" alt=""/>Phát thanh viên điển trai được cư dân mạng yêu mến