Năm nay, nhóm cổ phiếu các công ty công nghệ bao gồm Facebook, Apple, Netflix và Alphabet (công ty mẹ của Google) hoạt động kém hơn năm ngoái.
Apple được dự báo là khó trở lại ngôi dẫn đầu trong thời gian tới, do những lo ngại của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng của Táo khuyết thời gian gần đây. Tuần trước, CEO Tim Cook hạ dự báo doanh thu từ mức 89 - 93 tỷ USD xuống 84 tỷ USD đã đẩy cổ phiếu Apple lao dốc gần 10%.
Năm 2018 cũng được coi là năm tệ hại đối với Facebook khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh liên tục bị vướng vào các scandal làm lộ thông tin người dùng. Cổ phiếu Facebook giảm 25% trong vòng một năm, vốn hóa thị trường giảm mạnh xuống còn 396,50 tỷ USD. Dự báo năm 2019 tình hình của Facebook vẫn chưa thể sáng sủa hơn.
Khả năng bám đuổi Amazon sẽ là Microsoft và Google - Alphabet, trong khi Apple dường như đã hụt hơi kể từ khi để mất vị trí công ty nghìn tỷ USD hồi đầu tháng 11/2018.
H.N. (tổng hợp)
" alt=""/>Amazon vượt Microsoft thành công ty có vốn hóa lớn nhất thế giớiBan An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 78 triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý 4/2017.
Theo đó, Thường trực Ban ATGT thành phố Hà Nội đề nghị công an thành phố tiếp tục chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện, sớm chấm dứt tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục tăng cường lực lượng hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao thông tránh ùn tắc giao thông tại các tuyến đường, nút giao có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân năm 2018.
" alt=""/>Hà Nội thắt chặt kiểm tra thiết bị giám sát hành trình để xử lý vi phạm tốc độNguy cơ trẻ bị bắt nạt trên mạng gia tăng. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Theo kết quả nghiên cứu vừa được nhóm chuyên gia Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố, có tới gần 31% tổng số học sinh THCS và THPT tại Việt Nam là nạn nhân của vấn nán bắt nạt trực tuyến bởi ít nhất 1 hành vi từ hai lần trở lên; 26,7% học sinh từng có hành vi bắt nạt người khác trực tuyến từ hai lần trở lên.
Nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do hùa theo bạn bè, trả thù lại do có mâu thuẫn từ trước, muốn được mọi người chú ý...
Cũng theo nhóm nghiên cứu, hiện nay hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều lập một nhóm riêng trên mạng xã hội.
Bên cạnh những hiệu quả tích cực như thông tin những hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các nhóm trên mạng cũng trở thành chỗ để học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm, công khai thóa mạ.
Hậu quả của tình trạng này là học sinh càng bị bắt nạt nhiều càng cảm thấy stress, lo âu và thậm chí là có triệu chứng của trầm cảm.
" alt=""/>Báo động vấn nạn học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội