Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu mở ra nhiều cơ hội, tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết đã xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Công văn chỉ đạo triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
“Việc ra mắt trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn là phù hợp với xu thế, yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số, phục vụ công tác quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và để các cơ quan báo chí, người dân có công cụ dễ dàng tra cứu thông tin liên quan đến chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
Giao diện trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn. |
Trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn được thiết kế tăng cường lượng thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, bản chất, nội dung, tầm quan trọng của chuyển đổi số; nội dung cơ bản về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số, hạ tầng số… đến cán bộ, đảng viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong xã hội và hệ thống chính trị.
Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin chính thống cung cấp thông tin về chuyển đổi số trên địa bàn cho các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
Giao diện của trang được thiết kế với các mục, chuyên mục chuyển tải thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, đường lối chính sách của tỉnh; duy trì các thông tin được quy định tại Nghị định 43 ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Nội dung thông tin chủ đạo của trang thông tin điện tử này là tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số với 6 module chức năng: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số, Cửa khẩu số, Hạ tầng số, Phòng chống dịch Covid-19.
Song song đó, trang web chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn còn được tạo liên kết, bổ sung thêm một số mục, chuyên mục tiện ích như video về chuyển đổi số; tài liệu hướng dẫn, cẩm nang điện tử về chuyển đổi số; hướng dẫn cài đặt ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử; cập nhật tiến độ triển khai kinh tế số, cửa khẩu số.
Vân Anh
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
" alt=""/>Ra mắt trang thông tin điện tử Chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn
![]() |
Bắt đầu một ngày với cà phê có thể thúc đẩy sự trao đổi chất. Hiệu quả thúc đẩy chuyển hóa có thể là do caffeine trong cà phê, do đó phản ứng tương tự có thể xảy ra với thực phẩm có chứa caffein khác. |
![]() |
Thức ăn cay, đặc biệt là gia vị cay, được biết đến là chất tăng cường sự trao đổi chất. Ớt có chứa một hợp chất gọi là capsaicin hoạt động bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể và do đó tăng cường sự trao đổi chất. Nó cũng có thể làm tăng cảm giác no sau bữa ăn để bạn ăn ít hơn trong ngày và sẽ dễ dàng hơn để cắt giảm calo. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy 2.56 mg capsaicin làm tăng sự trao đổi chất 20,5% và cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. |
![]() |
Sữa: Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy sữa trong danh sách này, nhưng sữa bò thực sự có nhiều thành phần có thể giúp đốt cháy chất béo và tăng tốc quá trình trao đổi chất. Sự trao đổi chất là do canxi có trong sữa giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả hơn. Các nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ canxi thích hợp có thể làm giảm nguy cơ béo phì tới 70%. |
![]() |
Đậu: Đậu có chứa nhiều carbohydrate và chất xơ không thể tiêu hoá được trong ruột non. Do đó nó chuyển vào ruột già nguyên vẹn. Khi đến ruột già, nó được lên men bởi vi khuẩn trong đại tràng, một quá trình đã làm tăng sự trao đổi chất, cải thiện sự nhạy cảm insulin. Nó cũng có thể giúp giảm lưu trữ chất béo. |
![]() |
Dầu dừa: Các axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa được chuyển hoá thành năng lượng dễ dàng hơn, thay vì được lưu giữ dưới dạng chất béo. Khi cơ thể sử dụng bất kỳ chất dinh dưỡng cho năng lượng, nó đều đốt cháy calo và đẩy mạnh sự trao đổi chất. |
![]() |
Quế không chỉ là gia vị thơm ngon mà nó còn được chứng minh là có lợi cho việc tăng cường sự trao đổi chất. Quế ảnh hưởng đến sự trao đổi chất thông qua ảnh hưởng của nó đối với việc cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Trong một nghiên cứu của Mỹ, Hiệp hội Tiểu đường, quế có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lên đến 30% sau 40 ngày. |
Giảm cân hiệu quả từ củ gừng đang là phương pháp được rất nhiều người truyền tai nhau. Nhưng thực tế đây có phải là cách giảm cân an toàn?
" alt=""/>Những thực phẩm và đồ uống tăng cường trao đổi chất một cách khó tin![]() |
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Thắng Quang. |
Vị đại biểu phân tích, nếu sau này, Quốc hội chuẩn bị có động thái phê duyệt, thông qua Luật Đặc khu thì điều chỉnh lại quy hoạch cũ vẫn không có ảnh hưởng vấn đề gì.
Nói về việc các nhà đầu tư lo ngại bị ảnh hưởng bởi cơ chế khi chưa có Luật Đặc khu, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định hoàn toàn không ảnh hưởng tới nhà đầu tư.
Theo lý giải của ông, hiện, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các tỉnh đang rất trân trọng đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, để đầu tư ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực.
"Ở Phú Quốc thì phải nói rằng là Trung ương và địa phương rất quan tâm vấn đề quy hoạch đặc khu cũng như đầu tư. Đây chỉ là tạm "xóa" quy hoạch đặc khu thôi, còn có các quy hoạch khác vẫn tạo lợi thế cho Phú Quốc", đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.
Ông lấy dẫn chứng nếu áp dụng quy định cũ thì trường hợp đặc biệt vẫn được cho thuê đất 70 năm, trong khi dự thảo Luật Đặc khu 99 năm. Theo ông, khoảng cách này không xa lắm.
"Các nhà đầu tư đã đầu tư ở Phú Quốc rồi, hoặc ai chưa đầu tư thì thấy Phú Quốc sẽ như hiện giờ và mai sau vẫn thế. Chế độ ưu đãi đầu tư vẫn thế, luật hiện hành quy định rất cụ thể rồi. Kiên Giang xin thêm quy hoạch khu kinh tế để quản lý, vận hành ổn định thì tốt lên thôi", đại biểu đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh.
Tạo động lực phát triển, trảnh rủi ro an ninh quốc phòng
Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng mô hình đặc khu đã có từ lâu rồi, có những thử nhiệm thành công cũng như không thành công trên thế giới.
"Kiên Giang xin quy hoạch của cơ chế riêng khi Luật Đặc khu chưa được thông qua là điều hợp lý. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM vẫn đang làm. Chính phủ cân nhắc gỡ vướng tạo cơ chế cho một Phú Quốc có tiềm năng phát triển là rất tốt, cần thiết. Quan trọng nhất, người ta quan tâm đến cái đặc quyền như thế nào, để tạo động lực phát triển, tránh rủi ro an ninh quốc phòng về kinh tế", đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai). Ảnh: Thắng Quang. |
Nói về việc này, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng khắng định việc lập quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc không ảnh hưởng gì đến nội dung định hướng huyện đảo này trở thành đặc khu trong tương lai.
Lãnh đạo Kiên Giang cho biết Phú Quốc vẫn giữ nguyên định hướng trở thành đặc khu, không có gì thay đổi cả. Ông nói: "Một số dư luận lo lắng, nhất là giới đầu tư bất động sản. Tôi khẳng định rằng việc này chỉ là tạm dừng lập quy hoạch theo hướng đặc khu, gần như chỉ đổi tên chứ không hề thay đổi tính chất, nội dung quy hoạch theo tinh thần Quyết định 178 và Quyết định 633 của Chính phủ".
Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang có tờ trình Thủ tướng xin tạm dừng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế cho tới khi Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua.
UBND tỉnh Kiên Giang cho biết “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2004 đến nay đã không còn phù hợp với thực tế phát triển của đảo Phú Quốc.
Tháng 8/2018, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng trở thành đặc khu kinh tế. Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số thủ tục lập quy hoạch. Tuy nhiên đến nay, dự thảo luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vẫn chưa được Quốc hội thông qua.
Vì vậy, việc lập quy hoạch đảo Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch và thành lập hội đồng thẩm định.
"Căn cứ theo các nội dung tại Khoản 4 Điều 16 của Luật Quy hoạch thì việc xây dựng quy hoạch của cấp huyện sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong khi nhiều mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của Phú Quốc đã vượt so với các mục tiêu được phê duyệt tại quyết định 178 nêu trên Chỉnh phủ.
Nếu chờ đến quy hoạch tỉnh được lập và phê duyệt thì sẽ khó khăn cho Phú Quốc trong việc định hướng tiếp các mục tiêu, phương hướng phát triển đồng thời sẽ vướng mắc trong quá trình thu hút, kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tư", UBND tỉnh Kiên Giang cho biết.
Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Thủ tướng cho phép tỉnh được tổ chức triển khai lập mới Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo hướng quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc. Nguồn kinh phí quy hoạch từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định thuê đơn vị tư vấn nước ngoài lập quy hoạch và được thực hiện cơ chế tự thỏa thuận khi xem xét giá trị hợp đồng và thực hiện thanh toán với tư vấn nước ngoài. UBND tỉnh Kiên Giang cam kết chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tư vấn đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, uy tín để lập quy hoạch.
Đề án phát triển 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc của Chính phủ, đảo Phú Quốc được định hướng phát triển không gian các khu chức năng, vùng phát triển đô thị, không gian vùng phát triển khu phức hợp du lịch, dịch vụ và dân cư, không gian vùng phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, không gian vùng đặc biệt với sân bay, cảng biển, khu phi thuế quan.
Đề án này ước tính đầu tư toàn xã hội để phát triển các lĩnh vực theo quy hoạch khoảng 40 tỷ USD, tương đương 900.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2030, trong đó vốn nhà nước 59%, tư nhân 41%.
Theo nhadautu
Hoãn thông qua đặc khu giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong bị đóng băng hoàn toàn bất động sản Phú Quốc bị ảnh hưởng ít hơn
" alt=""/>Đại biểu Quốc hội nói gì về việc Kiên Giang xin tạm dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế?