Ngày 12/1, trên Facebook cá nhân của mình, ông Trần Đăng Tuấn-nguyên Phó TGĐ Đài THVN cũng là người khởi xướng dự án “Cơm có thịt” có chia sẻ câu chuyện hiệu trưởng một trường mầm non vùng cao ở Bát Xát, Lào Cai vất vả đi vận động học sinh mang cặp lồng đi ăn trưa. Có em có, có em không, phải nhịn đói do chế độ trợ cấp bữa ăn bị cắt, các cô không có tiền lo bữa cơm hàng ngày cho trò.
![]() |
Bức ảnh "cơm có thịt" và chia sẻ về nỗi lo học sinh nghỉ học khi chưa có chế độ chính sách hỗ trỡ của ông Trần Đăng Tuấn nhận được đồng cảm của nhiều người. (Ảnh: FBNV) |
Dù đã được giải thích rằng Chính phủ đã có quyết định kéo dài chế độ cho trẻ và giáo viên mầm non từ 4/1 nhưng theo ông Tuấn, giáo viên vẫn kêu khó do cấp trên chưa có hướng dẫn thực hiện.
Cách duy nhất là chuyển sang vận động phụ huynh tự túc. Điều đó khiến giáo viên và nhiều người lo lắng các em sẽ nghỉ học.
“Ngắt một tháng thôi rồi khôi phục là khó lắm. Trên vùng cao mỗi thay đổi tốt đều phải gây dựng lâu, rất lâu” – ông Tuấn tâm sự.
Đến chiều tối ngày 15/1, Bộ GD-ĐT phát đi công văn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký, gửi giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện kéo dài chính sách đối với trẻ và GVMN.
Theo văn bản này, ngày 31/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 2417/TTg-KGVX về việc kéo dài việc thực hiện một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non.
Để không bị gián đoạn trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, ảnh hưởng tới đời sống giáo viên và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT yêu cầu Giám đốc sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai việc chủ trì, phối hợp với sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh, tiếp tục triển khai thực hiện chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non theo quy định.
Về đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, trình tự thủ tục và nguồn kinh phí hỗ trợ, thực hiện theo hướng tại Thông tư liên tịch số 29 năm 2011 của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non theo quy định tại Quyết định số 239 và Thông tư liên tịch số 09 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Bộ yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT nghiêm túc thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần thông tin về Bộ GD-ĐT.
Tôi lấy làm mừng, vì lúc ấy vừa sợ vừa run. Thấy bộ đồng phục xanh lét, không thấy "mùi binh đao", tôi phần nào đã vững dạ.
Thế nên, tôi bảo: "Chú chạy theo anh, anh đổ xăng cho. Xe anh cũng hết xăng, cần đổ".
Thằng bé đi theo, vì rõ ràng cây xăng cách chỗ tôi dừng lại chừng 300m.
Tôi, đương nhiên, nói là làm. Túi còn 200.000 đồng, tôi dừng xe đúng cái ống bơm xăng, bảo: "Bơm xe anh đầy, xe sau cũng đầy!".
Tôi không nhìn cậu em kia, cũng chả nhìn mặt. Nhưng, từ lúc cậu ta nói, xong tôi nói, cậu ta vẫn răm rắp theo.
Tôi đứng trước, bơm xăng trước rồi bình tĩnh dắt xe ra khỏi cây bơm, đóng nắp bình, chẳng vội vã.
Cậu ta bơm xong, cũng ngay và luôn dắt xe theo sát. Tôi quay lại trả tiền. Hai xe nối bơm, 170.000 đồng, vẫn còn dư 30.000 đồng.
Thấy đã xong xuôi, cậu em kia bảo: "Anh cho em xin số điện thoại, mai em chuyển khoản gửi anh tiền".
Tôi tin, mà dù cậu ta không nói gì, tôi vẫn tin. Nhìn biển số xe, thấy mã vùng 18. Tôi hỏi câu thứ 2, từ lúc cậu ta ngỏ lời: "Em ở đâu Nam Định?".
Cậu ta thoáng chút giật mình: "Em ở Trực Ninh, xã Trực Phú". Tôi vỗ vai, bảo: "Anh rể cầu Vòi, thịt chó. Anh bơm cho em bình xăng này, mai mốt em bơm cho người khác một bình tương tự".
Xong, tôi chạy trước cậu em.
Tôi biết, chẳng ai muốn mở mồm đi nhờ vả cả, nhất là những người thành thật, và có lòng tự trọng!
Viết xong mấy dòng này, tôi mới nhớ, có một bận xe bị hỏng, đang dắt bộ thì có một thanh niên, hình như ở khu đô thị Định Công, gần Bệnh viện Bưu điện, tiến đến đẩy xe cho tôi đến tận chỗ sửa xe.
Tôi bảo, cho gửi tiền, cậu bảo: "Em không lấy, nhưng em gửi anh, mai này có ai như vậy, anh đẩy lại cho người ấy!".
Dạy nhau rất khó, vì ai cũng muốn làm thầy. Nhưng, một câu nói mà mình thấy bỗng muốn trở thành học trò, thì không phải ai cũng nói được!
Cuộc đời, là vậy!
Rể cầu Vòi