
Dù quá đỗi đau đớn, anh Cường vẫn cố động viên vợ đưa con đi điều trị. Ròng rã 5 năm trời, bé Phương Anh trải qua nhiều đợt hóa trị, xạ trị đến mức suy kiệt cơ thể.
Chưa hết phiền muộn vì con gái lớn, tháng 6/2022 vừa qua, con trai thứ của anh chị là bé Lê Mạnh Hùng (12 tuổi) cũng có triệu chứng lạ, khó thở đến không ngủ được. Đưa con đi khám nhiều nơi, chị Phượng rụng rời khi nghe kết luận con cũng bị ung thư vòm họng.
Kể từ ngày các con mắc bệnh, vợ chồng anh Minh phải theo con đi khắp nơi chữa bệnh, tiền không làm ra, cuộc sống càng thêm vất vả.
Để có tiền lo cho con, gia đình phải đi vay mượn khắp nơi hơn 300 triệu đồng. Số tiền như muối bỏ bể vì chi phí chữa bệnh quá lớn. Trong lúc gia đình rơi vào cảnh khốn đốn nhất thì may mắn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc Báo VietNamNet.
Nhận được tiền bạn đọc ủng hộ, anh Minh xúc động: “Vợ chồng em không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến Quý báo cũng như các nhà hảo tâm. Số tiền đối với gia đình lúc này là món quá quý giá, động viên chúng em cả về tinh thần lần vật chất, cho các con em có thêm cơ hội chữa trị".
" alt=""/>Trao hơn 37 triệu đồng đến gia đình có 2 con mắc bệnh ung thưCon trai chị Thu là Vũ Công Thuận (18 tuổi) nhiều năm nay nằm trên giường, mọi sinh hoạt đều dựa vào mẹ. Năm 3 tuổi, một cơn sốt ập đến khiến Thuận bị biến chứng vào não gây co giật. Từ đó, đứa trẻ cứ yếu cơ dần rồi không đi lại bình thường được nữa.
Đưa con vào Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, bác sĩ cho biết Thuận bị chứng teo cơ do rối loạn thần kinh. Đây là chứng bệnh nan y không thể khỏi được, chỉ dùng thuốc duy trì, cầm cự qua ngày.
Từ lúc con phát bệnh đến nay, gia đình chị Thu càng thêm vất vả, kinh tế hết sức chật vật. Mong mỏi có chỗ dựa về già sau này, vợ chồng chị sinh thêm 3 người con.
Sau khi sinh con thứ tư là Vũ Công Tài năm 2015, chỉ 1 năm sau đó, anh Vũ Công Hải, chồng chị bị điện giật trong lúc bơm nước vào ruộng. Nguồn điện quá cao, lại đang đi chân trần va phải dây điện hở, anh Hải không kịp phản ứng, ngã xuống tử vong tại chỗ.
Đồng lương công nhân ít ỏi không đủ trang trải chi phí điều trị cho con, chị Thu đành vay ngân hàng số tiền 50 triệu đồng theo diện hộ nghèo. Tuy nhiên, khoản tiền tưởng to lớn đối với gia đình nghèo đó lại chỉ như "muối bỏ bể". Quá trình điều trị cho Thuận phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh đắt tiền. Chưa kể, mỗi đợt thuốc điều trị teo cơ cho Thuận tốn đến 300.000 đồng, trong khi chỉ kéo dài vài ngày.
Sau khi hoàn cảnh của gia đình chị Thu được báo VietNamNet chia sẻ đã lay động nhiều trái tim của bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhận được món quà giúp đỡ kịp thời từ bạn đọc đỡ, chị Thu vô cùng xúc động. "Những tấm lòng vàng gửi đến gia đình khiến tôi rất biết ơn, đây là tình cảm không gì sánh bằng” chị nói.
" alt=""/>Trao hơn 25 triệu đồng đến người mẹ 15 năm nuôi con liệt giườngViệt Nam đặt mục tiêu hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, phía nam và miền trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển đô thị thông minh cũng nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.
Đến nay, trên cả nước đã có 41 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án về đô thị thông minh. Trong đó, có đề án ban hành cho toàn tỉnh và cả đề án ban hành cho đô thị trực thuộc tỉnh.
![]() |
Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, giao thông là một trong số những hạng mục quan trọng của thành phố thông minh. |
Tuy vậy, theo ông Nguyễn Thành Phong, việc phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn do nhận thức về đô thị thông minh từ góc độ nhà quản lý ở cấp độ địa phương, nhu cầu cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp và cả nhu cầu thụ hưởng của người dân.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề của Việt Nam là tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ. Việc tham gia của các thành phần kinh tế trong quá trình này cũng còn hạn chế.
Việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam còn riêng lẻ, manh mún, thiếu tính đặc thù cho mỗi đô thị. Nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh, bao gồm cả nguồn vốn và nguồn lực con người cũng có hạn.
Những gợi mở về cách phát triển đô thị thông minh Việt
Theo ông Dương Công Đức - Giám đốc Giải pháp đô thị thông minh (Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel), một trong những yếu tố mấu chốt giúp các địa phương triển khai thành công một dự án đô thị thông minh là lựa chọn đúng đối tác triển khai.
Đến nay, đã có 30 tỉnh, thành phố ký kết thỏa thuận hợp tác với Viettel để xây dựng thành phố thông minh. Sở dĩ doanh nghiệp này kết nối được với nhiều tỉnh, thành phố như vậy bởi Viettel có thể “may đo”, tư vấn mô hình thành phố thông minh phù hợp với văn hóa, kinh tế và nguồn lực của địa phương. Nhờ đó, các tỉnh vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tránh được rủi ro khi sử dụng các giải pháp đóng gói sẵn tốn kém nhưng không phù hợp với nhu cầu. Đây là một trong những mô hình được đánh giá cao trên thế giới về hiệu quả và tính sáng tạo.
![]() |
Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thái Nguyên. |
Theo ông Dương Công Đức, thuận lợi của Việt Nam là chưa khi nào chúng ta có sự đồng thuận như vậy về việc phát triển thành phố thông minh từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là câu chuyện đầu tư, tiếp cận những công nghệ mới nhất và làm sao để tìm, giải quyết các bài toán Việt Nam. Đó là những bài toán đặc thù, ví dụ như phát hiện người lấn chiếm vỉa hè, đổ rác thải trộm.
Để xây dựng thành phố thông minh một cách tiết kiệm, hiệu quả, các tỉnh, thành phố nên sử dụng nguồn lực địa phương một cách tối ưu nhất, áp dụng công nghệ để đưa ra các phân tích chính xác, phù hợp, từ đó đáp ứng và giải quyết nhu cầu của từng người dân.
Các địa phương nên dành từ 1-2% nguồn chi đầu tư của tỉnh để xây dựng hạ tầng thành phố thông minh. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc đào tạo người dân để họ có đủ năng lực thụ hưởng các thành quả mà việc phát triển thành phố thông minh mang lại, vị chuyên gia này chia sẻ.
![]() |
TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc Chiến lược sản phẩm Tập đoàn VNPT. |
Theo TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc Chiến lược sản phẩm Tập đoàn VNPT, các trung tâm điều hành thông minh sẽ thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Điều này là bởi, trong từng lĩnh vực, bộ ngành, địa phương, các thông tin được cập nhật liên tục về trung tâm điều hành thông minh sẽ tạo ra động lực buộc phải chuyển đổi số.
Lý giải cho điều này, Phó Giám đốc Chiến lược Tập đoàn VNPT cho rằng, khi các chỉ số mới nhất liên tục được gửi đến lãnh đạo, điều này sẽ tạo nên một sức ép vô hình buộc các cán bộ cấp dưới phải thực thi tốt hơn.
Theo đại diện Tập đoàn VNPT, trong quá trình xây dựng các thành phố thông minh tại Việt Nam, điều kiện cần là phải có sự quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp, bên cạnh đó, điều kiện đủ là phải đảm bảo sự liên tục của dòng chảy dữ liệu.
Trọng Đạt
Nếu áp dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, các đô thị của Việt Nam sẽ đảm bảo chiếu sáng tốt và có thể tiết kiệm từ 40 - 70% điện năng tiêu thụ.
" alt=""/>41/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đang xây dựng đô thị thông minh