“Hà Nội 18h” ra đời trong bối cảnh bùng nổ trên sóng hàng loạt các kênh truyền hình, tạo ra những thách thức trong tác nghiệp đối với Đài PT-TH Hà Nội. Vì vậy, “Hà Nội 18h” được xây dựng là một sản phẩm truyền hình mang tính tương tác cao, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thưởng thức các chương trình mang đậm bản sắc Hà Nội của khán giả cả nước.
![]() |
Chương trình Hà Nội 18h được kỳ vọng sẽ phản ánh sinh động đời sống thủ đô. |
20 phút mỗi ngày, “Hà Nội 18h” là bức tranh toàn cảnh về sự vận động của Hà Nội trong ngày, cập nhật những thông tin gần gũi nhất với người dân Thủ đô, phản ánh những bất cập trong cuộc sống đô thị hối hả, nhưng cũng là những giây phút lắng lại cùng những câu chuyện dung dị, những con người đầy tình yêu thương và trách nhiệm - đã và đang gắn bó với mảnh đất này... Đồng thời phản ánh những tin tức, sự kiện, vấn đề gần với đời sống người dân, được người dân quan tâm hàng ngày.
Trong mỗi chương trình, “Hà Nội 18h” hàng ngày sẽ mang đến cho khán giả những nội dung như: "Tin 18h": Bản tin trong nước và quốc tế, tin tức nổi bật của thành phố; "Camera cận cảnh": Phản ánh sự việc còn tồn tại đang diễn ra thường ngày xung quanh bạn một cách chân thực nhất thông qua phản ánh của ống kính phóng viên, và đặc biệt từ chính clip của khán giả ghi lại; "Sống ở Hà Nội: Hình ảnh Hà Nội đầy hào hoa với những câu chuyện thú vị rất đời thường; "Vì sức khỏe mỗi ngày": Cập nhật kiến thức ý tế vừa khoa học vừa đơn giản gần gũi; "Quà tặng âm nhạc": theo yêu cầu vào mỗi ngày thứ Bẩy hàng tuần; "Góc gia đình": Bí kíp cho một không gian sống đầy gắn kết; "Sách cuối tuần": Giới thiệu những cuốn sách không thể bỏ qua; "Vị khách 18h": Khách mời vào Chủ nhật hàng tuần – Cùng khán giả trò chuyện với người nổi tiếng.
T.Lê
" alt=""/>Hà Nội 18hVụng về đến nỗi... nấu ăn làm cháy cả trần nhà
Phạm Giang (18 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khi chưa lên thành phố, Giang hầu như không cần "động tay" vào việc nhà vì chuyện học hành là việc duy nhất bố mẹ Giang yêu cầu cô phải làm tốt. Tuy nhiên, cô cũng muốn thử sức với một số việc bếp núc nên đã tự mày mò và thực hành, nhưng rất nhiều lần thất bại.
"Vo gạo và cắm cơm thì không thành cháo cũng bị sống, rán trứng thì thành trứng "bóng đêm". Thậm chí, việc dễ nhất là luộc trứng, mình cũng làm nó vỡ tan tành. Mẹ mình còn bảo: "May chưa đốt nhà, nấu thế này chắc có ngày gọi cứu hỏa gấp". Thế là từ đó, mẹ mình càng không muốn mình làm việc nhà nữa", Giang tâm sự.
Dẫu sao, khi bước vào cuộc sống đại học, Giang cũng phải ra khỏi sự chở che của bố mẹ để bắt đầu sống tự lập. Vậy nên, thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân đã khiến Giang gặp phải những tình huống bi hài.
Mới đầu, Giang thường xuyên mua đồ ăn sẵn về hoặc ra ngoài ăn hàng quán. Nhưng ăn như vậy mãi cũng khiến cô cảm thấy chán ngán và đặt ra quyết tâm học nấu ăn bằng được.
"Không biết do mình không có duyên với chuyện bếp núc hay do mình quá vụng về mà để xảy ra rất nhiều "tai nạn ngoài ý muốn". Đỉnh điểm là có một lần, mình bật bếp và cho chảo lên để rán trứng xong lại vội đi vệ sinh nên quên mất. Lúc quay ra thì thấy chảo nghi ngút khói, lửa cháy bùng lên, lan lên bên trên và cháy đen cả trần nhà. Chắc cả đời này mình sẽ không bao giờ quên cảm giác sợ hãi lúc đấy kinh khủng đến nhường nào", Giang kể lại.
Sau đó, Giang cũng tự nhủ phải cẩn trọng và chú ý hơn. Mỗi lần đi chợ mua đồ gì, nấu ăn như thế nào, nêm nếm gia vị ra sao... Giang đều gọi điện nhờ mẹ hướng dẫn. Dần dần, cô đã có thể nấu được những món cơ bản mà không gây ra những "tai nạn" nghiêm trọng nào nữa (Ảnh: NVCC).
"Mình muốn học nấu ăn và đã học nấu ăn là để tự phục vụ nhu cầu cá nhân của mình. Tự nấu cho mình ăn, tuy là không quá ngon nhưng đảm bảo đỡ ngán và vệ sinh hơn ăn hàng quán", cô nói.
Giang cũng tự nhận thấy việc nấu ăn là bản năng sinh tồn cơ bản của con người trong xã hội hiện đại này. Việc đó không quá cao siêu như việc đi rừng phải biết bắt lửa, biết săn bắt, biết hái lượm. Tự nấu ăn chỉ đơn thuần là việc nêm nếm chế biến đồ ăn theo cách đơn giản nhất có thể và tự phục vụ cho nhu cầu cần thiết của bản thân.
Bất kể ở nhà hay đi chơi, con gái "cưng" liên tục bị mẹ gọi video kiểm tra
Theo chia sẻ của Giang, kể từ khi cô mới bắt đầu cuộc sống sinh viên xa nhà, hầu như tối nào mẹ cô cũng gọi điện để hỏi thăm tình hình. "Mới lên thành phố còn lạ lẫm và nhớ nhà nên mỗi tối mẹ gọi điện, mình đều cảm thấy có gia đình ở cạnh, được trò chuyện, quan tâm nên đỡ tủi thân hơn nhiều", cô bộc bạch.
Song, không phải sinh viên nào cũng thường xuyên hào hứng với những cuộc gọi đến từ phụ huynh. Nếu như có bạn luôn chủ động gọi điện cho gia đình thì cũng có những bạn cảm thấy bất tiện vì liên tục nhận được cuộc gọi từ bố mẹ.
Ngọc Anh (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Thăng Long) cho biết: "Ngày trước, cứ tối đến là mẹ mình thường hay gọi video hỏi xem mình ăn gì, đi đâu, gặp ai. Nhưng sau này, mình đi học thêm, làm thêm, quen thêm nhiều bạn mới, không thể lúc nào cũng sẵn sàng có mặt ở nhà để nghe điện thoại của mẹ. Những lúc ấy mình cảm thấy rất bất tiện. Có lần, mẹ mình gọi video đúng lúc mình đang đi ăn với bạn trai.
Tuy chúng mình yêu nhau đàng hoàng nhưng vì không muốn mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng nên mình đành phải bảo anh ấy tạm "lánh nạn" để mình nói chuyện với mẹ. Thấy mình ăn ở ngoài, mẹ liền lo lắng, sợ đồ ăn không hợp vệ sinh; thấy mình ăn diện và trang điểm liền nghi ngờ mình yêu đương vớ vẩn... rồi đủ thứ chuyện và rất nhiều câu hỏi mang tính dò xét, kiểm tra hơn là hỏi thăm".
Ngọc Anh cho rằng, ở nhà được bố mẹ cưng chiều nhiều thế nên khi xa nhà sẽ khó tránh khỏi việc bố mẹ lo lắng, gọi điện thường xuyên. Tuy nhiên, cô cũng tự nhận thấy ranh giới giữa quan tâm và kiểm soát thực sự mong manh. Vì thế, cô chọn cách nói chuyện thẳng thắn với mẹ.
"Mình nói rằng, mình cần có thời gian cho những việc cá nhân và bạn bè. Hơn nữa, bản thân cũng cần phải trưởng thành hơn, không thể lúc nào cũng để mẹ lo lắng như vậy. Việc gọi điện, mình sẽ chủ động mỗi khi có thời gian để có được sự thoải mái mà vẫn giữ được tình cảm gia đình", Ngọc Anh tâm sự.
Theo Dân trí
" alt=""/>'Khóc thét' vì lần đầu sống xa nhà, nấu ăn làm cháy cả trần nhàNhân dịp Giáng sinh 2016 và chào đón năm mới 2017, Nhà hát múa rối Thăng Long cho ra mắt chương trình nghệ "Thế giới của chúng em" (Kịch bản - Đạo diễn NSƯT Bùi Sỹ Hùng, chỉ đạo Nghệ thuật NSND Nguyễn Hoàng Tuấn) để phục vụ các em nhỏ. Chương trình là sự kết hợp độc đáo giữa sân khấu rối nước và rối cạn, hứa hẹn mang tới cho khán giả một đêm Giáng sinh đầy vui nhộn và ấm áp.
![]() ![]() |
Các tiết mục đặc sắc trong chương trình |
Khán giả sẽ được hòa mình vào thế giới tuổi thơ đầy màu sắc, được gặp gỡ những nhân vật trong cổ tích nổi tiếng, đến từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới như 7 chú lùn, anh em người nhện cùng ông già Noel, Tấm xinh đẹp, Hoàng tử tài hoa, mẹ con nhà Cám và rất nhiều tiết mục vui nhộn đầy thú vị. Tất cả được xâu chuỗi xuyên suốt bằng những tình huống bất ngờ, dí dỏm, hài hước, mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc.
![]() |
Chương trình nhận biểu diễn tất cả các buổi sáng từ ngày 25/12/2016 đến ngày 5/1/2017.
T.Lê
" alt=""/>Giáng sinh 2016: Rối cạn kết hợp với rối nước