
1. iPhone “vuông thành sắc cạnh”
Thiết kế sản phẩm này do nhà nhiếp ảnh gia người Nhật Isamu Sanada sáng tạo. Vẫn màn hình cảm ứng lớn gần như chiếm toàn bộ mặt trước máy nhưng thay vì các góc lượn trong là những góc vuông tạo sự mạnh mẽ, chắc chắn cho máy. Thêm vào đó, Isamu Sanada cũng tích hợp thêm cho iPhone một camera ở mặt trước để có thể thực hiện các cuộc gọi video của công nghệ 3G. Màu ánh bạc được sử dụng trên thiết kế này cũng tạo thêm sự sang trọng cho sản phẩm.
2. Khi iPod hòa cùng iPhone
Đây là thiết kế của Tracy Hall mang tên Apple iPhone Nano. Lấy cảm hứng từ chiếc máy nghe nhạc của Apple, iPod Nano, nhà thiết kế đã tạo nên một chiếc iPhone mới lai giữa hai dòng sản phẩm của Apple. Toàn bộ mặt trước máy là một màn hình cảm ứng và kích cỡ máy chỉ bằng một chiếc iPod. Tracy Hall cũng thiết kế một tai nghe dạng nhét tai tích hợp sẵn một microphone kèm theo sản phẩm này.
3. iPhone với bàn phím trượt mở Qwerty
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nhập liệu trên bàn phím Qwerty ảo thì thiết kế iPhone mới của Aaron Besson sẽ mang đến sự tiện lợi cho bạn.
4. iPhone với iChat
Nhà thiết kế Rodolphe Desmare đã lấy cảm hứng thiết kế sản phẩm này từ dòng laptop siêu mỏng Macbook Air của hãng Apple. Mẫu thiết kế iPhone này có độ mỏng của thân máy giảm dần từ trên xuống. Mang màu ánh bạc sang trọng, phiên bản iPhone này có khả năng hỗ trợ dịch vụ iChat cho phép người dùng có thể trò chuyện trực tuyến bằng tin nhắn tức thời, giọng nói và thậm chí là cả video. Tính năng này trên máy tương thích với cả các PC và Mac.
5. iPhone ELITE
Hình ảnh chiếc Lexus LX570 với biển số dán băng keo gây nhiều tranh cãi (Ảnh: OTS).
Hình ảnh về chiếc xe sang có dán băng keo này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng sau khi được chia sẻ lên Internet, với 2 luồng ý kiến khác nhau. Một số người dùng mạng xã hội cho rằng có ai đó đã cố ý dán băng keo vào biển số của chiếc xe này, như một trò đùa nghịch, mà chủ xe không hề hay biết.
"Đây có lẽ là một trò đùa nghịch của ai đó mà thôi. Người ta đi xe sang, đắt tiền thì ý thức tuân thủ luật cũng phải cao, không thể nào có hành động xe giấu biển số như thế này được", một cư dân mạng bình luận.
Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng hành động dán băng keo đen là có chủ đích nhằm làm sai lệch biển số và khiến các hệ thống camera phạt nguội không thể nhận ra được biển số thực sự của xe.
"Dán băng keo vào biển số như thế này là cố tình rồi, chứ không thể nào đùa nghịch hay vô ý được. Nhìn xa hay nhìn gần thì cũng khó có thể nhận ra chiếc xe này mang biển số 3 hay số 8 ở đầu", một cư dân mạng nhận xét sau khi xem hình ảnh.
"Tôi đã từng gặp không ít xe được dán biển số kiểu này để qua mặt hệ thống phạt nguội, đề nghị cơ quan chức năng cần phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng này", một người dùng Facebook bình luận.
Một chiếc ô tô dùng băng trắng che luôn cả số trên biển (Ảnh: Facebook).
Ký tự "E" trên biển số đã được biến hóa để trở thành chữ "F" (Ảnh: Facebook).
Chiếc xe này làm điều ngược lại khi "biến" ký tự "F" thành "E" (Ảnh: Facebook).
"Cứ đi lên phía đầu xe xem biển số phía trước có bị hay không. Nếu che cả trước cả sau thì rõ ràng đây là hành động cố ý và cần phải có biện pháp xử lý mạnh, không thể để pháp luật bị xem thường như vậy", một cư dân mạng bày tỏ sự bức xúc.
Trước đó, hình ảnh một chiếc một chiếc Mercedes-Benz C250 với một phần băng keo đen dán lên biển số cũng được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều cư dân mạng tranh cãi. Theo đó, chiếc xe này có biển số 30F-590.06, nhưng một phần băng keo đen được dán vào bên dưới chữ "F", khiến cho biển số của chiếc xe này trở thành 30E-590.06 nếu quan sát từ xa hoặc nhìn không kỹ.
Hình ảnh chiếc Mercedes-Benz C250 dán băng keo vào biển số từng được chia sẻ lên mạng xã hội (Ảnh: HLX).
Trên thực tế, tình trạng tài xế dán băng keo đen hoặc thậm chí băng keo trắng để che giấu hoặc làm sai lệch biển số xe đang ngày càng trở nên phổ biến, nhằm đối phó với các hệ thống camera giám sát để phạt nguội. Việc này sẽ khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh và gửi thông báo vi phạm cho chủ phương tiện, thậm chí không ít chủ phương tiện đã bị "phạt oan".
Chiếc xe Innova với phần biển dán băng keo đen che hết các số (Nguồn video: Camera giao thông).
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Từ 1/1/2022, cả nước sẽ có hơn 20 nghìn ô tô chở người, xe tải hết niên hạn sử dụng phải nộp lại biển số, đăng ký xe và ngừng tham gia giao thông.
" alt=""/>Thêm hình ảnh xe sang dán băng keo vào biển số khiến dân mạng tranh cãiThực tế, nhiều nước trên thế giới như Malaysia, Indonesia,... cũng đang áp dụng các chính sách này để ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước tác động của Covid-19. Trong đó có chính sách về giảm lệ phí trước bạ.
Theo quan điểm của người viết, việc giảm lệ phí trước bạ được triển khai "sớm ngày nào tốt ngày đó", mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và cả đất nước, nhất là góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" mà Chính phủ đề ra.
Bởi, khi giảm lệ phí trước bạ thì số lượng xe bán ra sẽ tăng, từ đó thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với đó, tỷ lệ thuận với số xe ô tô bán ra thì tổng thu ngân sách nhà nước sẽ tăng theo. Từ đó, đóng góp thêm một nguồn thu ngân sách quan trọng cho đất nước, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn khi phải chi quá nhiều cho công tác phòng chống dịch và an sinh xã hội.
Năm 2021 chỉ còn lại hơn 2 tháng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội có nguy cơ không đạt, đặc biệt là thu ngân sách, chỉ số tăng trưởng kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân... Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 được dự báo không chỉ ảnh hưởng trong năm nay mà còn có thể gây ra hệ lụy tiêu cực, kéo dài vài năm tới đối với ngành nghiệp công sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Do vậy, cần tận dụng tối đa các cơ hội để có thể vừa duy trì chuỗi sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết, cấp bách. Trong đó, việc thực hiện chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước là rất khả thi, hiệu quả nên cần sớm triển khai ngay.
Độc giả Phạm Văn Chung
Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả. Mời bạn đọc chia sẻ bài viết quan điểm về vấn đề này tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dịch bệnh dần được kiểm soát, các showroom mở cửa đón khách trở lại, nhiều hãng xe thi nhau tung sản phẩm mới, khuyến mại sâu,... đã giúp thị trường ô tô trong nước những tháng cuối năm nóng lên sau nhiều tháng ảm đạm.
" alt=""/>Góc nhìn độc giả: Giảm lệ phí trước bạ ô tô là đúng đắn, kịp thờiHồi ký chung của 'người Tây Tiến'
Xuân 1948, nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến theo dòng cảm hứng mãnh liệt của một người lính trực tiếp tham gia Đoàn Võ trang tuyên truyền biên khu Lào - Việt. Ông viết rất nhanh để kịp đọc trong Đại hội toàn quân của Liên khu III tại thôn Phù Lưu Chanh (nay thuộc huyện Kim Bảng, Hà Nam).
![]() |
Con gái cố nhà thơ Quang Dũng và Biên tập viên Nhà xuất bản Kim Đồng lên nhận giải A Sách Quốc gia cho cuốn sách |
Tuy nhiên, kỷ niệm và cảm xúc về "những ngày Tây Tiến" vẫn khắc khoải trong tâm trí nhà thơ. Bởi vậy, vào năm 1952 ở Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội), ông đã hoàn thành tập hồi ký. Theo bà Bùi Phương Thảo - con gái nhà thơ, bản thảo được gia đình lưu giữ, đã đôi lần muốn công bố nhưng chưa thực hiện được. May mắn là sau từng ấy năm, những câu chữ và nét vẽ minh họa của tập bản thảo vẫn còn gần như nguyên vẹn. Đây có thể coi là di cảo chung đầu tiên mang ý nghĩa rất lớn đối với các thành viên còn lại của Trung đoàn 52 Tây Tiến, và có lẽ với cả nhiều cựu chiến binh khác.
Bà Bùi Phương Thảo chia sẻ: "Cuốn hồi ký được bố tôi viết từ năm 1952, sau khi ông tham gia binh đoàn Tây Tiến. Ban đầu tôi nghĩ cuốn sách không thể xuất bản được nhưng khi họa sĩ Tô Chiêm gặp tôi đặt vấn đề để viết một bài mảng vẽ tranh của nhà thơ Quang Dũng, tôi cũng hồn nhiên đưa cho họa sĩ xem cuốn hồi ký của bố tôi vì trong đó cũng có 6-7 bức tranh ký họa.
Họa sĩ Tô Chiêm sau đó cũng rất phấn khởi và nói với tôi rằng nên xuất bản thành sách luôn. Đây là sự lựa chọn của tôi và có thể gọi là may mắn khi thấy cuốn hồi ký của bố tôi được NXB Kim Đồng in và phát hành. Tôi rất vui bởi tác phẩm này giờ được nhiều tầng đối tượng đọc, đặc biệt là thế hệ con em những người lính Tây Tiến khi đọc cuốn sách này sẽ thấy hạnh phúc và tự hào về thế hệ cha ông. Tôi càng vui sướng hơn khi cuốn sách lại được Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh ở hạng mục cao nhất".
Bà Nguyễn Thúy Loan - biên tập viên nhà xuất bản Kim Đồng cho hay, khi đọc bản di cảo của nhà thơ Quang Dũng, bà vừa xúc động, vừa hâm mộ, cũng hơi bùi ngùi.
"Vì tôi hiểu được quá trình đi đến NXB của bản thảo này dài như thế nào. Đầu năm 2019 NXB Kim Đồng mới xuất bản cuốn sách này, đó là một quãng thời gian 67 năm trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Cái khó nhất trong quá trình biên tập là không gian và tư liệu lịch sử tác giả thể hiện đã cách chúng ta tới gần hai thế hệ. Nhưng cũng may mắn trong quá trình đó tôi được gia đình và ban biên tập hỗ trợ.
Cuốn sách đã được Giải A Sách Quốc gia lần thứ ba. Tôi rất xúc động! Hình ảnh, vẻ đẹp văn chương của tác phẩm thể hiện ở chỗ ông không tô hồng, không hư cấu mà ông ghi lại thực tế cũng như chính bài thơ Tây Tiến. Ở đây những người lính rất chân phương, họ hát, họ đàn, họ buồn. Có những lúc họ bực mình nói những câu không dễ nghe. Trong những trang viết của ông, chúng ta dễ dàng hình dung ra quá khứ cảm thấy gần gũi hơn với những người đã được anh hùng, hóa sử thi.
Bức tranh hữu nghị quân - dân, Việt - Lào
Tập hồi ký Đoàn binh Tây Tiến(Đoàn Võ trang tuyên truyền biên khu Lào - Việt) thuật lại những ngày đầu thành lập Đoàn Võ trang Tuyên truyền với hạt nhân là một số chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô. Tác phẩm cũng cho độc giả biết về nhiệm vụ của đoàn là đi tới những bản, những chòm, những mường của khu vực quân ta hoạt động để tuyên truyền chính sách đoàn kết của Chính phủ, ý chí kháng chiến của dân tộc, tinh thần của quân đội Việt Nam.
![]() |
Cuốn 'Đoàn binh Tây Tiến' được nhà thơ Quang Dũng hoàn thành từ năm 1952. Đến năm 2019, sau 67 năm, bản thảo viết tay của tác giả mới được in và phát hành. |
Tập hồi ký đã xây dựng những bức tranh chân thực về tình cảm gắn bó giữa bộ đội ta và bộ đội Lào thông qua hình ảnh Trung đội Pa Thét Lào được cử tham gia vào Đoàn Võ trang tuyên truyền. Tây Tiến là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, lập những chiến công vang dội, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương.
Nó cũng cho chúng ta biết về sự tham gia của đoàn Nhạc binh nổi tiếng của nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên trên mặt trận này. Đặc biệt, nó còn cho chúng ta biết về mối quan hệ gắn bó giữa bộ đội ta và bộ đội Lào, qua một Trung đội Pa thét Lào được cử tham gia vào Đoàn Võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào – Việt.
Tây Tiến là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đi làm nghĩa vụ Quốc tế tại Lào, lập những chiến công hiển hách góp phần vào việc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược khỏi ba nước Đông Dương.
Bên cạnh những cái thuộc về “vĩ mô” ấy, tập hồi ký còn cho những người yêu Quang Dũng biết thêm nhiều điều về quãng thời gian nhà thơ tham gia Đoàn Võ trang tuyên truyền, tiền thân của Binh đoàn Tây Tiến sau này.
Người đọc có thể thấy hiển hiện một chân dung Quang Dũng đa tài, "đa di năng", tận tụy với công việc qua nhân vật Trần Quang, người Đại đội trưởng vệ binh trí thức, làm công tác tuyên truyền, vận động bà con bằng những vần thơ, bức vẽ của mình, đem tiếng nói của kháng chiến đến với đồng bào các dân tộc sống trên những triền núi cao ngất…
Tập hồi ký cũng cho chúng ta hiểu thêm về con người thi sĩ hào hoa "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", với những trang viết tuyệt đẹp miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng trên đất nước ta và cả nước bạn Lào.
Sau gần 70 năm, tập hồi ký của nhà thơ - chiến sĩ Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến năm xưa giờ đã trở thành những tư liệu văn nghệ và lịch sử vô giá, đóng góp vào di sản văn nghệ kháng chiến nước nhà.
3 cuốn sách đạt Giải A: - Lịch sử (Historiai), tác giả Herodotus, người dịch: Lê Đình Chi, NXB Thế giới liên kết với Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam xuất bản. - Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu (2 tập) do PGS.TS. Nguyễn Văn Thường (Chủ biên) và tập thể tác giả, NXB Y học xuất bản. - Đoàn binh Tây Tiến (Đoàn Võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào - Việt), tác giả Quang Dũng, NXB Kim Đồng xuất bản. 10 cuốn sách đạt Giải B: - Kiểm soát quyền lực ở nước ta qua công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, tập thể tác giả và tác giả Mai Trực (Chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản. - Mặt trái của công nghệ, tác giả Peter Townsend, người dịch: Quế Chi, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản. - Các khuynh hướng và trường phái ngôn ngữ học hiện đại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. - Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam do PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, NXB Khoa học xã hội xuất bản. - Thực phẩm chức năng do tập thể tác giả và PGS.TS Y học Trần Đáng (Chủ biên), NXB Y học xuất bản. - Biến động môi trường lớp phủ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa, tác giả Đỗ Huy Cường, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ xuất bản. - Lược khảo văn học (03 tập), tác giả Nguyễn Văn Trung, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản. - Hát Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam (03 cuốn), biên soạn: NS. Đặng Hoành Loan, Ths. Phạm Minh Hương, Ths. Nguyễn Thủy Tiên, NXB Văn hóa dân tộc xuất bản. - Bộ sách: Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Dòng tranh dân gian Đông Hồ (02 cuốn), tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (Chủ biên) đồng tác giả Trịnh Sinh, Lê Bích, NXB Thế giới xuất bản. - Sài Gòn của em (02 cuốn), tranh: Lê Thư; lời: Hoàng Nguyên; Sách tương tác của tác giả Lê Thư và Thiện Kiều, NXB Trẻ xuất bản. 14 cuốn sách đạt Giải C: - Công tác địch vận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tác giả, TS. Lê Văn Cử, NXB Quân đội nhân dân xuất bản. - Chiến lược đại dương xanh, tác giả W. Chan Kim và Renée Mauborgne, người dịch: Phương Thúy, hiệu đính: Ngô Phương Hạnh, NXB Lao động - Xã hội xuất bản liên kết với Công ty Cổ phần Sách Alpha. - GEN - Lịch sử và tương lai của nhân loại, tác giả Siddhartha Mukherjee, người dịch: Bùi Thanh Châu, NXB Dân trí xuất bản liên kết với Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam. - Tổ quốc, đồng đội và văn nghệ, tác giả GS.TS. Đinh Xuân Dũng, NXB Văn học và Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam liên kết xuất bản. - Nét Việt trên bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tác giả Trần Hậu Yên Thế, Trần Trung Hiếu, NXB Mỹ thuật xuất bản. - Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam (02 tập), tác giả Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. - Bộ sách Hóa học phân tích hiện đại (03 cuốn): Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa; Các kỹ thuật và phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích; Các phương pháp phân tích hóa học tác giả Phạm Luận, NXB Bách khoa Hà Nội xuất bản. - Vật liệu biến hóa có chiết suất âm - Công nghệ chế tạo, tính chất và ứng dụng, tác giả PGS.TS. Vũ Đình Lãm, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ xuất bản. - Được học, tác giả Tara Westover, người dịch: Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ xuất bản. - Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế, tác giả Léopold Michel Cadière, Edmond Gras, người dịch và chú giải: Lê Đức Quang, NXB Hà Nội liên kết với Công ty Cổ phần Sách Thái Hà xuất bản. - Chào thế giới bây giờ con đã đến, tác giả Lê Minh Quốc lấy cảm hứng từ Coco Mì, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh xuất bản. - Vào bếp nấu ăn săn ngay điểm tốt, tác giả Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp, NXB Lao động Công ty Cổ phần Sách Thái Hà liên kết xuất bản. - Bộ sách: Giáo dục đa giác quan (04 cuốn): Ú òa, sa mạc và nước xiết; Ú òa, rừng rậm và tuyết phủ; Ái chà, kỳ thú rừng xanh; Ái chà, bí mật vườn nhà tác giả Pavla Hanácková, minh họa: Linh Dao, Irene Gough, người dịch: Hoàng My, NXB Hà Nội và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản. - Bộ sách: Lật mở cùng con (04 cuốn): Con từ đâu tới?; Tự lập không hấp tấp!; Làm việc nhà dễ thôi mà!; Bình tĩnh chuyện giới tính, lời: Bảo Ngọc, tranh: Thu Nấm, Hoàng Đậu Xanh, NXB Thanh niên và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành. |
Tình Lê
"Chúng tôi nghiên cứu việc số hóa các sách được giải, khuyến khích NXB số hóa, phát hành các tác phẩm nhằm lan tỏa văn hoá đọc", ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành chia sẻ trước lễ trao giải Sách Quốc gia tối 9/10.
" alt=""/>Giải A Sách Quốc gia: Hành trình 67 năm từ tập di cảo tới tay bạn đọc