 sinh ra trong gia đình đông anh em ở một tỉnh miền Bắc. Năm 1954, cụ theo bạn vào Sài Gòn chơi rồi bị kẹt lại tại đây do vĩ tuyến 17 đóng cửa.</p><p>Những năm ở Sài Gòn, người đàn ông này làm thợ trên tàu chở hàng ở các bến tàu. Sau khi lấy vợ, cụ chuyển đến sống ở gần chợ Xóm Chiếu, Quận 4.</p><p>Vợ chồng cụ Keo sinh lần lượt được hai con gái, đặt tên là Lê Thị Bông và Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm).</p><p>Một ngày, vợ cụ gây ra một món nợ lớn, phải bán nhà trả nợ. Trả nợ cho vợ xong, cụ Keo đưa cả gia đình ra chợ, quây bạt sống.</p><table class=)
 |
Bà Lê Thị Nữ |
Ở với chồng thời gian ngắn, vợ cụ bỏ đi. Cảnh không nhà cửa, không công việc ổn định, cuộc sống của ba cha con khó khăn trăm bề.
Năm 1966, con gái của cụ là Lê Thị Bông lên 13 tuổi, Lê Thị Nữ lên 5 tuổi. Sau nhiều ngày đắn đo, cụ Keo phải cho hai con gái đi làm con nuôi hai gia đình khác nhau ở Quận 4.
Bà Phan Thị Ngọc (gần 90 tuổi, đang sống tại Canada) cho biết, thương hoàn cảnh của cụ Keo, bà nhận Lê Thị Nữ làm con nuôi. “Tôi muốn nhận cả hai con gái ông ấy về nuôi nhưng vì khó khăn, tôi không thể”, bà Ngọc kể.
Đến hôm nay, bà Nữ vẫn còn nhớ như in kỷ niệm một lần được mẹ nuôi cho về thăm ba.
“Lúc đó, tôi bỏ heo đất được một ít tiền, mang về biếu ba, nhưng ba không lấy. Lúc tôi về lại nhà ba mẹ nuôi, ba có đưa cho tôi một con vịt quay, mấy ổ bánh mì.
Ông nói: “Con ăn đi, đây là lần cuối cùng ba mua cho con ăn đó. Lần sau, hai chị em con về thăm ba nữa sẽ bị đánh”, bà Nữ nhớ về kỷ niệm cuối cùng với ba bằng giọng nức nghẹn, nước mắt lăn dài trên má.
 |
Bà Lê Thị Bông |
53 năm chia xa
Năm 1968, cụ Keo qua đời vì sức khỏe yếu. Hai chị em bà Lê Thị Bông được ba mẹ nuôi cho về chịu tang ba. Sau đó, chị em họ ai về nhà đó, rồi lạc nhau.
Những năm sau đó, vì nhiều lý do khác nhau, bà Bông phải rời nhà ba mẹ nuôi để đi buôn chuối ở các bến tàu, đi làm đầu bếp cho các quán ăn ở Quận 4. Người chị này đinh ninh, em gái mình đã qua Mỹ định cư cùng ba mẹ nuôi và có cuộc sống đủ đầy, được ăn học đến nơi đến chốn.
Ở tuổi 20, bà Lê Thị Bông lấy chồng, vẫn sống ở khu vực chợ Xóm Chiếu, Quận 4. Biết người mẹ bỏ đi năm xưa bị bệnh, mắc nợ, bà đón về chăm sóc, giúp mẹ trả nợ. “Mẹ tôi sống đến năm 80 tuổi thì qua đời”, người phụ nữ sinh năm 1955 kể.
Về phần bà Nữ, năm 1975, bà cùng ba mẹ nuôi chuyển từ Quận 4 đến xã Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn sống. Ở đây, bà phụ ba mẹ làm rẫy, sống cuộc đời khá vất vả.
Năm 1990, ba mẹ nuôi của bà qua Canada định cư, còn bà vẫn ở lại TP.HCM. Sau đó, bà lấy người chồng là thợ mộc ở huyện Tịnh Biên, Tây Ninh. Họ sinh lần lượt 7 người con. Chồng mất, bà ở vậy nuôi các con trưởng thành.
 |
Bà Lê Thị Nữ ngồi xem lại tấm ảnh của ba. |
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho biết, từ ngày lạc chị gái bà luôn khát khao được gặp lại, nhưng vì bà Bông thay đổi chỗ ở, ba mẹ nuôi không thể giúp được gì khiến cuộc tìm kiếm của bà trở nên khó khăn.
“Mấy chục năm qua, hằng đêm, cứ nằm xuống là tôi nhớ chị Bông. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc còn được gặp chị. Chị ấy dẫn tôi ra chợ, nhìn thấy cái gì chị ấy cũng nói: "Em có mua không?". Tôi lắc đầu, chị ấy năn nỉ: "Em mua đi rồi chị trả tiền cho". Lúc đó, tôi 7 tuổi, chị 15 tuổi”, bà Nữ kể.
Một người con trai bà Nữ cho biết, biết mẹ khát khao tìm lại người thân, vì vậy, gặp người phụ nữ nào bằng tuổi bà Bông, họ Lê thì anh đến đến hỏi thăm, nhưng lần nào cũng phải thất vọng.
Cuộc đoàn tụ xúc động
Nhà báo Thu Uyên, MC Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly cho biết, hơn một năm trước, chương trình nhận được thông tin tìm lại người thân của cả bà Bông và bà Nữ. Trong đó, thông tin tìm em gái của bà Bông khá đặc biệt.
 |
Hai chị em gặp nhau sau 53 thất lạc. |
Nội dung đăng tìm em của bà Bông như sau: “Chị Lê Thị Bông, đăng ký tìm em Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm). Bà Nữ được cho đi làm con nuôi. Mẹ nuôi cô Nữ là bà Ngọc. Chồng bà Ngọc làm nghề dạy học, sinh sống ở đường Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM. Ngày 28/4/1975, bà Nữ cùng với người mẹ nuôi sang Mỹ định cư, mất tích từ đó đến giờ”.
Nhận thấy thông tin tìm nhau của bà Bông và bà Nữ trùng khớp, ban tổ chức chương trình liên lạc với họ. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin cho chương trình, phía bà Bông thay đổi thông tin liên lạc nên khó khăn cho đội tìm kiếm. Cuối cùng, nhờ nhiều người giúp đỡ đội tìm kiếm cũng tìm được bà Bông, lúc này bà đang sống ở huyện Nhà Bè.
Gặp người của chương trình, bà Bông cho biết, mấy chục năm qua, bà mải miết đi tìm em, nhưng không được. Do không biết chữ nên phải nhờ cháu trai đăng tin tìm em gái giúp.
Ngày 1/2, bà Bông đi làm tóc, trang điểm, mua bộ quần áo mới để đi gặp em gái. Ở Tây Ninh, bà Nữ được các con chở lên TP.HCM gặp chị.
Giây phút được gặp nhau, chị em họ rưng rưng nước mắt. Nắm chặt tay nhau, họ kể cho nhau nghe chuyện gia đình, các con cháu, ôn lại những kỷ niệm với ba và ngày hai chị em còn nhỏ...
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời, hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng

Cuộc đoàn tụ đặc biệt của hai anh em lạc nhau gần 50 năm
Tìm thấy nhau sau 49 năm thất lạc, nhưng do ở cách xa và tình hình dịch bệnh Covid-19, họ đã có một cuộc đoàn tụ đặc biệt.
" alt=""/>Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau
Trên chuyến bay ngày ông Công ông Táo 2021, khách hàng thích thú khi được chào đón ngay khi vừa bước lên tàu bay bởi các tiếp viên trẻ trung thân thiện cùng “ông Táo”, “nàng Xuân”.Theo quan niệm của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các Táo quân chuyên cai quản bếp lửa gia đình - biểu trưng cho sự ấm áp, no đủ sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo các việc làm của con người trong một năm. Ngày ông Công ông Táo là ngày mà người Việt làm mâm cơm cúng và bày tỏ lòng biết ơn tới các vị thần đã mang tới sự ấm áp an lành cho gia đình, người thân và cũng là ngày để các gia đình sum họp quây quần, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của người Việt.
Ngày ông Công ông Táo 2021 năm nay đặc biệt khi cũng trùng với ngày lập Xuân - ngày đầu tiên mở đầu cho 24 tiết khí trong năm. “Nàng Xuân” cùng “Táo quân” đã gửi tới khách hàng những lời chúc tốt đẹp, bình an và những món quà may mắn, cùng chờ đón những điều tốt đẹp hơn trong mùa Xuân mới.
Dịp Tết năm nay, khi chung tay chống dịch, phi hành đoàn Vietjet còn mang tới phần trình diễn vũ điệu rửa tay ngay trên độ cao 10.000m. Thông điệp bay an toàn, tuân thủ các quy định đeo khẩu trang, phòng dịch cùng đón Xuân mới được gửi gắm tới tất cả khách hàng khi bay.
Ngay trong mùa Covid-19, những chuyến bay an toàn, chất lượng của Vietjet vẫn đang ngày đêm phục vụ khách hàng, rút ngắn hành trình trở về sum họp cùng người thân, gia đình trong dịp cuối năm, Tết Nguyên đán.
Xuân Thạch
" alt=""/>‘Táo quân’ mang bất ngờ đến những chuyến bay Vietjet ngày 23 tháng Chạp

 |
|
1. Trung thực
Donna Laikind, nhà trị liệu tâm lý ở New York, cho biết: “Không gì có thể so sánh được với các giá trị thực tế. Nếu trẻ thấy cha mẹ đối xử với mọi người một cách trung thực, đàng hoàng, thì đó là bài học tốt nhất mà bạn có thể dạy cho chúng".
Ngay cả khi còn nhỏ, trẻ em sẽ hấp thụ những hành động của bạn như một miếng bọt biển, vì vậy mọi lời nói dối trắng trợn được nói ra một cách tự tin đều có thể nuôi dưỡng sự thiếu trung thực.
Mặc dù nói sự thật đôi khi có thể dẫn đến những tình huống hoặc cuộc trò chuyện không thoải mái. Nhưng điều này dạy cho con một thực tế là trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng nó đáng để bạn gặp rắc rối.
2. Trách nhiệm
Laikind nói: “Cha mẹ cần cho con cái biết trước rằng có những quy tắc mà chúng vi phạm, chúng sẽ lĩnh hậu quả”.
Thử thách thực sự bắt đầu ở lứa tuổi đi học, khi những đứa trẻ phải làm chủ hành động của mình mà không có cha mẹ ở bên cạnh để hướng dẫn.
Lauren Ford, nhà tâm lý học nhi khoa ở Los Angeles, nhấn mạnh rằng: “Các giá trị cơ bản của giáo dục là không đủ. Điều quan trọng hơn việc thấm nhuần các giá trị trong từng trường hợp cụ thể là dạy trẻ cách giải quyết vấn đề phù hợp với giá trị của chúng”.
3. Sự tò mò
Nhiều bậc cha mẹ có thể chứng thực rằng khoảng 4 tuổi, con họ bắt đầu hỏi những câu hỏi lớn "tại sao". Một số câu hỏi có vẻ vô thưởng vô phạt như: "Tại sao bầu trời lại có màu xanh?" hay các câu hỏi mang tính triết lý như: "Tại sao mọi người ghét nhau?".
"Đừng cho rằng bạn phải có câu trả lời và ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có câu trả lời, cũng đừng quá vội vàng chia sẻ chúng", Lauren Ford, nhà tâm lý học ở Los Angeles, nói.
"Nếu chúng ta có thể giảm bớt vai trò của người cố vấn và trở thành người bạn với trẻ, điều đó thực sự tạo thêm một khía cạnh khác cho mối quan hệ".
Bà nhấn mạnh rằng, cả bạn và con đều có thể học được nhiều điều từ việc khơi gợi trí tò mò. Vì bạn có thể đưa ra cách nhìn dựa trên kinh nghiệm sống của mình, trong khi chúng có thể nhìn mọi thứ theo cách cởi mở và giàu trí tưởng tượng hơn.
 |
|
4. Tôn trọng
Học cách tôn trọng là một giá trị đặc biệt quan trọng để hướng dẫn con bạn khi chúng đến lớp học. Nó liên quan đến các nhiệm vụ đơn giản như đợi đến lượt và các khái niệm phức tạp hơn như hiểu các thế giới quan khác với quan điểm của trẻ.
Ví dụ, khi câu hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết?" xuất hiện trong phòng học của học sinh lớp 4, một cuộc tranh luận xảy ra sau đó. Trong đó, có một số đứa trẻ có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, những đứa trẻ khác có quan điểm vô thần hơn và nhiều đứa không chắc chắn nhưng sẵn sàng khám phá các khả năng.
Sự tôn trọng trong các cuộc trò chuyện triết học này có thể có ý nghĩa lớn hơn khi đứa trẻ lớn lên. Tất cả bậc cha mẹ đều muốn con mình mang những giá trị nhất định, nhưng điều quan trọng là trẻ em phải học cách tôn trọng những người nhìn thế giới khác với mình.
5. Đồng cảm
Khả năng hiểu và kết nối với cảm xúc của người khác giúp xây dựng nền tảng cho các mối quan hệ bền chặt trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao sự đồng cảm thường là giá trị cốt lõi của gia đình.
Bằng cách tiếp cận những khái niệm này trong một môi trường vui nhộn, trẻ có thể hiểu sâu những bài học quan trọng theo cách dễ tiếp cận, ít tốn kém. Trẻ có thể thấy sức mạnh trong hành động của mình khi chúng làm điều gì đó tử tế cho người khác.
6. Quyết tâm
Đối với nhiều người, khái niệm quyết tâm thường bị hiểu sai là táo bạo - một đặc điểm dành riêng cho những người hướng ngoại và thích mạo hiểm. Trên thực tế, giá trị này tạo cho trẻ khả năng quyết tâm làm hết sức những công việc ngay cả khi chúng cảm thấy lo lắng hoặc bị đe dọa.
Theo các chuyên gia, một trong những trở ngại lớn nhất đối với quyết tâm của một đứa trẻ là cha mẹ. Nếu bạn làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp con bạn thành công, bạn đã vô tình đánh mất những bài học mà chúng có thể học được khi thất bại.
Quyết tâm sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi thừa nhận thất bại, vì nó cho phép trẻ làm chủ hành động của mình và xây dựng khả năng thành công trong tương lai.
7. Giao tiếp cởi mở
Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất trong gia đình. Nó cho phép một đứa trẻ tự do bày tỏ mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của mình một cách hiệu quả, cũng như xây dựng mối quan hệ bền chặt với cha mẹ.
Ngay cả khi một đứa trẻ nhút nhát, việc đánh giá sự giao tiếp hiệu quả ở nhà có thể giúp chúng thành công ở trường lớp và hơn thế nữa. Tính cách hướng nội không nhất thiết là tiêu cực, nhưng với tư cách là cha mẹ, bạn nên tìm cách để con bạn có thể truyền đạt nhu cầu của chúng theo cách riêng của mình.
Đó có thể là hỏi chuyện về một ngày ở trường của con như thế nào hay tham gia vào một chủ đề khiến chúng hứng thú. Luôn có một con đường để thúc đẩy sự kết nối.
Xem thêm video: Học hỏi bí kíp dạy con của gia đình Beckham

Lời khuyên giúp cha mẹ nuôi dạy con thành tỷ phú
Elon Musk, Larry Page, Mark Zuckerberg, Oprah Winfrey… - thế giới đầy ắp câu chuyện về những tỷ phú tự thân đạt được thành công đáng kinh ngạc.
" alt=""/>7 giá trị quan trọng cần dạy một đứa trẻ 10 tuổi