- "Bị bà chủ giữ chứng minh nhân dân,ênlàmthêmđốimặtvớitinđồnthấtthiệbảng xếp hạng ngoại hạng ý quỵt lương, thậm chí còn gọi điện cho người nhà tạo tin đồn thất thiệt…" lànhững 'tai nạn' mà sinh viên gặp phảikhi đi làm thêm.
![]() |
- "Bị bà chủ giữ chứng minh nhân dân,ênlàmthêmđốimặtvớitinđồnthấtthiệbảng xếp hạng ngoại hạng ý quỵt lương, thậm chí còn gọi điện cho người nhà tạo tin đồn thất thiệt…" lànhững 'tai nạn' mà sinh viên gặp phảikhi đi làm thêm.
![]() |
Video đánh đập dã man trẻ em đăng trên Facebook
![]() |
Đoạn video bạo hành trẻ em được đăng tải trên Facebook và tồn tại nhiều giờ. |
Chứa đầy nội dung bạo hành trẻ em, đoạn video 26 giây này vẫn tồn tại trên Facebook hơn 12 giờ cho đến khi tài khoản Thảo **** tự xóa video.
Trước khi bị xóa bỏ, video trên thu hút hơn 5,4 triệu lượt xem, 235.000 lượt chia sẻ và 39.000 tương tác.
Bên dưới phần bình luận, nhiều người cho rằng đoạn video trên không nên tồn tại trên Internet và đặt câu hỏi về khả năng kiểm duyệt của Facebook tại Việt Nam.
"5,4 triệu lượt xem thì phải có người báo cáo nội dung bạo lực này chứ. Hay vì dịch Covid-19 Facebook cho nhân viên kiểm duyệt nghỉ cả rồi?", tài khoản Facebook Thiện Hoàng bình luận.
Theo chủ tài khoản Thảo ****, video trên được cô đăng lại, không phải người quay trực tiếp. Vì quá nhiều người cho rằng cô không can thiệp mà còn quay phim nên chủ tài khoản đã xóa bài.
Theo tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, các video bạo lực và phản cảm tùy theo mức độ sẽ được phủ một lớp cảnh báo.
“Chúng tôi sẽ thêm một nhãn cảnh báo vào nội dung đặc biệt phản cảm hoặc bạo lực. Mục đích là để những người dưới 18 tuổi không thể xem nội dung này và để mọi người biết về tính chất phản cảm hoặc bạo lực trước khi họ nhấp vào xem”, trích chính sách Facebook.
Tuy vậy, với đoạn video bạo hành trẻ em trên Facebook không có bất kỳ phản ứng nào cho đến khi chủ nhân video tự xóa bài viết trước áp lực của dư luận.
![]() |
Để tăng tương tác cho video livstream quảng cáo, nhiều trang cắt ghép, trình chiếu cả phim đen. Tuy vậy, Facebook vẫn không đủ năng lực để kiểm duyệt những nội dung này ở Việt Nam. |
Vốn đã bất lực với nội dung video bạo lực, thuật toán của Facebook còn gặp khó khăn gấp nhiều lần khi xét duyệt livestream.
Cũng trong ngày 9/8, trang Facebook Bình Xịt **** đăng tải đoạn livestream kéo dài hơn 1 giờ. Video này được phát trực tiếp để quảng cáo cho sản phẩm bình xịt chống nước. Để tăng thêm tương tác, trước những đoạn mô tả tính năng sản phẩm, chủ fanpage chèn vào nhiều đoạn video khiêu dâm.
Những video này dễ dàng vượt qua lớp kiểm duyệt của Facebook và đến nay vẫn tồn tại. Hiện, video livestream trên đã đạt gần 9.000 lượt xem và 200 lượt chia sẻ.
Video man rợ tồn tại nhiều ngày trên Facebook
Đây không phải lần đầu Facebook để mặc cho những nội dung bạo lực, khiêu dâm như vậy trên nền tảng tại Việt Nam. Trước đó, ngày 8/7, tài khoản Facebook Âu Triệu. N đăng tải bài viết gồm một đoạn video và 18 hình ảnh một người đàn ông đang tự đâm dao vào bụng.
Đoạn video quay cận cảnh, nhiều góc máy quá trình tự làm hại bản thân của người đàn ông trên. Với máu me bê bết, hình ảnh và những video này vẫn được lan truyền trên Facebook nhiều ngày sau đó.
![]() |
Đoạn video người đàn ông tự rạch bụng tại quận 12, TP.HCM được chia sẻ chóng mặt trên Facebook. |
Theo đó, đoạn video nhận được hơn 20.000 lượt xem. Bài đăng được chia sẻ 71.000 lượt, 44.000 bình luận và hơn 10.000 lượt tương tác. Để so sánh, một bài viết của Sơn Tùng sau một ngày chỉ nhận được gần 400 lượt chia sẻ và 4.000 bình luận.
Đến ngày 13/7, tức sau 5 ngày đăng tải, bài viết trên mới biến mất khỏi Facebook. Trong suốt 5 ngày tồn tại, hình ảnh và video man rợ trên vượt qua lớp kiểm duyệt của Facebook.
Đáng nói, để thu hút lượt xem video, Facebook áp dụng cơ chế tự động phát. Với cách hoạt động này, đoạn video sẽ ngay lập tức đập vào mắt người dùng khi vô tình lướt qua.
Bên cạnh đó, những hình ảnh chụp cận cảnh người đàn ông tự đâm dao vào bụng không được phủ lớp cảnh báo nào. Trong 18 hình được tài khoản Âu Triệu. N đăng tải, chỉ có một bức hình được thuật toán Facebook phát hiện và phủ lớp cảnh báo.
“Xem một đoạn mà chân tay mình đã bủn rủn cả rồi. Không hiểu sao một video man rợ như vậy lại tồn tại được trên Facebook nhiều ngày như vậy mà không bị gỡ bỏ”, tài khoản Facebook Ái Nhi bình luận bên dưới bài viết.
![]() |
Bên dưới nội dung bạo lực là các bình luận bán hàng của chủ tài khoản. |
Thế giới từng lên án Facebook vì khả năng kiểm duyệt nội dung
Cả hai sự việc trên gợi nhớ lại vụ thảm sát diễn ra năm 2019 tại New Zealand. Vụ xả súng đã cướp đi sinh mạng của 49 người, làm 20 người bị thương. Hành động khủng bố này không chỉ gây bàng hoàng vì số lượng người bị hại, mà còn ở cách mà thủ phạm sử dụng mạng xã hội để phát tán những hành động của mình.
Tay súng tự nhận là Brenton Tarrant đã phát trực tiếp (livestream) cảnh bản thân tiến hành vụ xả súng vào thánh đường Al Noor ở New Zealand hôm 15/3. Hắn đã truyền trực tiếp video dài 17 phút với góc nhìn thứ nhất lên Facebook, đồng thời đăng một bản thông báo 87 trang trên Twitter trước vụ xả súng.
Sự việc khiến Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện Mỹ Bennie G. Thompson (nghị sĩ đảng Dân chủ từ bang Mississippi) viết thư gửi lãnh đạo các công ty Facebook, YouTube, Twitter và Microsoft yêu cầu một buổi điều trần vào ngày 27/3/2019.
![]() |
Cảnh quay vụ thảm sát tại New Zealand trên Facebook. |
Ngoài ra, ngày 25/3/2019, một tổ chức đại diện cho hàng triệu người Hồi giáo ở Pháp thông báo kiện Facebook và YouTubevì cho phép video vụ xả súng được phát tán.
Hội đồng Tín ngưỡng Hồi giáo Pháp (CFCM) cho biết họ đâm đơn kiện các chi nhánh ở Pháp của hai công ty công nghệ nói trên vì đã cho phép “phát tán thông điệp có nội dung bạo lực, có mục đích khủng bố, hoặc nội dung vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và để trẻ vị thành niên xem được”, theo đơn kiện mà hãng tin AFP tiếp cận được. Ở Pháp, những tội danh đó có thể chịu án ba năm tù và 85.000 USD tiền phạt.
Theo zingnews.vn
Dựa vào một số chi tiết trong video mới nhất của Kate Yup - nữ mukbanger người Mỹ, nhiều dân mạng cho rằng cô đang bị bạo hành và cần giúp đỡ.
" alt=""/>Clip hành hạ trẻ em 5,4 triệu view tồn tại nhiều giờ trên Facebook VNĐây cũng là ý kiến đang trở nên phổ biến giữa cộng đồng phát triển ứng dụng, người tiêu dùng và các nhà làm luật. Apple và Google, với tổng giá trị hơn 3 nghìn tỉ USD, đang thống trị trên thị trường smartphone. Với việc trở thành phương tiện duy nhất để các nhà phát triển đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, các công ty đang tự hỏi: liệu hai “gã khổng lồ công nghệ” này có thật sự cần 1/3 lợi nhuận của họ?
“Có rất ít công ty có tới 30% tỷ suất lợi nhuận,” theo ông Andy Yen, Giám đốc điều hành dịch vụ email ProtonMail. “Cách duy nhất chúng tôi có thể hỗ trợ khoản phí này là chuyển số tiền đó sang người tiêu dùng.” ProtonMall thu ít hơn 30% cho khoản phí đăng kí trên website của mình, nhưng khi điều này được quảng cáo cho người dùng iPhone, Apple đã cấm ứng dụng này.
Tương tự như vậy, Spotify đã nâng số tiền đăng kí hàng tháng từ 10 lên 13 USD vào năm 2014 nhằm đáp ứng khoản phí của Apple. Sau đó 1 năm, Apple đã tung ra một dịch vụ nghe nhạc để cạnh tranh với phí đăng kí là 10 USD. Để duy trì được sự cạnh tranh, Spotify chọn ngừng sử dụng hệ thống thanh toán của Apple, thay vào đó sử dụng trực tiếp website của mình. Apple đã chặn thông tin thanh toán này của ứng dụng Spotify trên iPhone.
“Hoặc chúng tôi sẽ thua vì phải trả cho họ khoản phí 30% chỉ để hoạt động bình thường, đồng thời nâng giá với người tiêu dùng, hoặc chúng tôi thua vì sẽ tốn hơn rất nhiều tiền để nâng cấp người dùng từ miễn phí lên premium,” theo Giám đốc pháp lí của Spotify, ông Horacio Gutierrez nói vào tháng 6 sau khi các nhà làm luật châu Âu mở một cuộc điều tra chống độc quyền với Apple dựa trên phàn nàn từ phía Spotify.
Ngay cả người tiêu dùng cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Một số lượng lớn các đơn kiện tố cáo Apple phá vỡ các quy tắc chống độc quyền nhằm duy trì số tiền hoa hồng của mình, từ đó tăng giá với người dùng iPhone. Tòa án tối cao vào năm ngoái đã tuyên bố các đơn kiện được thông qua.
Vào thứ Sáu, Facebook cũng chen vào khi phàn nàn về khoản phí 30% thu từ dịch vụ live-event mới của mình, nơi các chuyên gia có thể bán các buổi trò chuyện, dạy nấu ăn hay thể dục trên ứng dụng Facebook. Facebook nói muốn tự tiến hành thanh toán cho dịch vụ của mình, từ đó có thể chuyển toàn bộ lợi nhuận cho các bên kinh doanh nhỏ lẻ đang tham gia dịch vụ này, nhưng Apple từ chối.
Apple đã đưa ra luận điểm của riêng mình để phản biện. “Hơn một thập kỉ qua kể từ khi App Store ra mắt, chúng tôi chưa từng một lần nâng khoản phí hoa hồng hay thêm vào bất cứ khoản phụ phí nào khác,” ông Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple chia sẻ với các nhà làm luật. “App Store đã phát triển theo thời gian, và mỗi thay đổi đều nhằm đem đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và cơ hội làm ăn cho các nhà phát triển ứng dụng.”
So với Apple, khoản phí Google đặt ra thấp hơn rất nhiều. Hệ điều hành Android cho phép người dùng tải về ứng dụng từ bên ngoài, giúp các nhà phát triển như Epic có nhiều cách khác để tiếp cận người tiêu dùng. Đồng thời, khoản lợi nhuận khổng lồ từ quảng cáo giúp số tiền thu về từ cửa hàng ứng dụng chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng doanh thu của hãng.
Trước buổi điều trần của giám đốc Apple với Quốc hội, Apple đã mở một nghiên cứu nhằm chứng minh khoản phí của mình hoàn toàn nằm trong ranh giới cùng với rất nhiều nền tảng tương tự khác, bao gồm cửa hàng ứng dụng của Google, Microsoft và Samsung, cùng với các cửa hàng game từ Nintendo, Playstation của Sony và Xbox của Microsoft.
Nền tảng stream Twitch của Amazon thu về 50% theo nghiên cứu của Apple. So sánh với đó là 6 đến 17% từ phía Amazon, Walmart và Ebay. Có một điều không được nhắc đến trong nghiên cứu: khoản cắt 30% của Apple.
Có một số phỏng đoán tại sao Apple chọn con số 30%. Trước đó Apple đã thu một khoản phí tương tự dựa trên doanh số âm nhạc trên phần mềm iTunes. Khi bắt đầu ban hành luật cho App Store, con số 30% trở thành một điều hiển nhiên. “Tất nhiên, đây sẽ là con số chúng tôi sẽ dùng, không một ai thắc mắc cả,” ông Shoemaker cho biết.
Với Apple, lợi nhuận vẫn luôn là vấn đề ưu tiên. Vào 2011, các nhà điều hành của Apple đã bàn bạc về khoản phí thu về từ các kênh giải trí như Hulu hay NBA trên nền tảng Apple TV của mình. Thông tin này dựa trên một email nội bộ được cung cấp trong quá trình các nhà làm luật điều tra Apple.
Jai Chulani, một nhà điều hành của Apple, nói trong một email với đồng nghiệp mối lo của mình bởi khoản phí 30% cho năm đầu đăng kí “chẳng khác nào đặt tiền lên bàn.”
Eddy Cue, một trong các nhà điều hành cấp cao của Apple, trả lời với một ý tưởng “tối ưu” hơn: “Với khoản phí định kì, chúng ta nên thu 40%.”
Tuấn Vũ (theo NYT)
Epic Games, công ty đứng sau tựa game Fortnite nổi tiếng, đã đâm đơn kiện hai ông lớn Apple và Google vì hành vi độc quyền trên chợ ứng dụng.
" alt=""/>Khoản cắt 30% trên App Store đang khiến Apple đau đầuTheo đó, sáng ngày 20/7, nhiều người dùng cho biết khi lắp SIM vào để kích hoạt thiết bị, iPhone sẽ hiện lên dòng cảnh báo "Lỗi kích hoạt". Người dùng cũng không thể sử dụng các tính năng nghe gọi, nhắn tin bình thường của một chiếc điện thoại.
![]() |
Nhiều người dùng chia sẻ họ không thể kích hoạt iPhone vào sáng ngày 20/7. |
Khác với những lần trước, Apple chỉ chặn kích hoạt một vài mã ICCID ở trên một phiên bản hệ điều hành nhất định. Lần này, nhiều người dùng cho biết họ không thể kích hoạt máy dù sử dụng các phiên bản phần mềm khác nhau.
"Các thử nghiệm cho thấy tình trạng trên diễn ra ở nhiều phiên bản phần mềm khác nhau, trong đó có iOS 11, iOS 12 và cả iOS 13 beta. Hiện tại, với những thiết bị đã được kích hoạt, người dùng không nên cập nhật hệ điều hành, restore hay xóa tất cả dữ liệu trên máy", anh Hà Minh Đức - kỹ thuật viên tại một cửa hàng chuyên bán iPhone xách tay ở Cầu Giấy, Hà Nội - cho biết.
Hiện nay, đa số người dùng iPhone lock tại Việt Nam đều sử dụng White-SIM (một loạt SIM ghép đời mới) để kích hoạt máy. Nó cho phép người dùng chỉ cần kích hoạt máy một lần duy nhất bằng mã ICCID, sau đó có thể không cần lắp kèm SIM ghép. Đồng thời, White-SIM cũng hỗ trợ thay đổi nhiều loại SIM khác nhau mà không cần kích hoạt lại.
![]() |
iPhone khóa mạng thường xuyên bị Apple chặn trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng không ít tới người dùng. Ảnh: Quang Trung. |
Ông Giang cũng cho rằng người dùng hiện không nên mua những chiếc iPhone khóa mạng bởi chúng thường xuyên xảy ra lỗi, thiếu ổn định. "Thêm vào đó, mức giá của những thiết bị iPhone quốc tế đã dễ tiếp cận hơn với đa số người dùng. Khoảng cách giá giữa 2 dòng sản phẩm này không còn nhiều chênh lệch như trước", ông Giang nói.
" alt=""/>Bài cũ lặp lại, người dùng iPhone lock tại VN lại khốn khổ