“Mọi người nên hiểu rằng, những lệnh trừng phạt đó chống lại nhà nước Israel. Hôm nay, bốn công dân của chúng ta bị áp trừng phạt, ngày mai sẽ là nửa triệu dân Israel và sau đó sẽ là toàn quốc. Chúng tôi sẽ không dửng dưng trước sự bất công này”, ông Bezalel viết.
Chính quyền Washington vào ngày 1/2 đã công bố sắc lệnh áp trừng phạt bốn công dân Israel vì những người này liên quan tới tình hình bạo lực nổ ra gần đây ở khu vực Bờ Tây. Theo nội dung sắc lệnh trên, hành vi bạo lực của bốn công dân Israel trên “đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh và sự ổn định ở Bờ Tây, Israel và cả Trung Đông cũng như đe dọa đến an ninh quốc gia và lợi ích chính sách ngoại giao của Mỹ”.
IDF đột kích căn cứ Hamas ở miền nam Gaza
Video: IDF
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết, các quân nhân Lữ đoàn bộ binh Givati gần đây đã đột kích vào một trong những căn cứ quan trọng của Hamas ở thành phố Khan Younis.
“Như một phần chiến dịch thực hiện ở khu phía tây Khan Younis, Lữ đoàn Givati đã đột kích vào khu Al-Qadsia, nơi Hamas sử dụng làm căn cứ chính của Lữ đoàn Khan Younis. Văn phòng của Mohammad Sinwar, em trai thủ lĩnh Yahya Sinwar, được phát hiện trong căn cứ trên. Khi tiến vào đây, các binh sĩ Israel tìm thấy nhiều bẫy chứa thuốc nổ được lắp đặt, nên buộc phải điều công binh tới vô hiệu hóa”, thông cáo đăng trên trang web IDF viết.
“Khu Al-Qadsia được Hamas sử dụng như cơ sở huấn luyện các tay súng thực hiện vụ tấn công 7/10 năm ngoái, nơi đây có nhiều khu mô phỏng theo các khu dân cư và căn cứ quân sự Israel. Ngoài ra, căn cứ này cũng có các kho chứa tên lửa và đường hầm dẫn tới hệ thống hầm ngầm chằng chịt của Hamas”, thông cáo viết thêm.
Theo đó, những kẻ lừa đảo đóng giả là những quan chức chính quyền, cảnh sát hoặc nhân viên Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc liên hệ bằng tiếng Trung với những nạn nhân từ 17-23 tuổi, thông báo rằng những du học sinh này cần phải trả một khoản tiền lớn từ 175.000 đến 200.000 USD để tránh bị trục xuất hay bị quản thúc.
Khi số tiền vượt quá khả năng chi trả của nạn nhân, họ buộc phải dàn dựng những vụ bắt cóc ảo để những kẻ bắt cóc gửi hình chụp ở góc độ dễ bị tổn thương về cho gia đình và yêu cầu gửi tiền chuộc.
Giám đốc điều tra đội chống tội phạm nghiêm trọng Joe Doueihi, cho biết các nhân viên của ông đang làm việc với các trường đại học, đại diện Trung Quốc tại Sydney, Canberra để cảnh báo về chiêu trò lừa đảo này.
"Mọi người nên cẩn thận khi có bất kỳ cuộc gọi nào tự xưng là từ cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, chẳng hạn cảnh sát, công tố viên hoặc tòa án, rồi yêu cầu chuyển tiền. Đó đều là những cuộc gọi lừa đảo", Giám đốc Doueihi nói.
“Sử dụng công nghệ để che giấu các vị trí thực tế, những kẻ lừa đảo khuyến khích nạn nhân tiếp tục liên lạc thông qua các ứng dụng được mã hóa khác nhau như WeChat và WhatsApp. Sau đó, nạn nhân bị đe dọa hoặc ép buộc chuyển một số tiền lớn vào các tài khoản ngân hàng nước ngoài không xác định".
“Thật không may, trong tất cả các trường hợp chúng tôi chứng kiến, các nạn nhân đều tin tưởng một cách hợp pháp rằng họ đang nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và họ sẽ đối mặt với vấn đề pháp lý nếu không tuân thủ".
Hoạt động tội phạm có tổ chức này đang diễn ra cả giữa các tiểu bang ở Australia và móc nối với bên ngoài, ước tính lừa đảo hàng triệu USD trên khắp thế giới, theo ABC News. Cảnh sát lo ngại việc du học sinh trở lại Australia sau đại dịch đang khiến vấn nạn bùng phát trở lại.
"Một số vụ lừa đảo tương tự đã bắt đầu vào năm 2020. Do một chiến dịch truyền thông phòng ngừa và số lượng sinh viên Trung Quốc đến Australia giảm do Covid-19 nên chúng tôi chưa thấy bất kỳ vụ phạm tội nào trong 2 năm qua".
Trong một trường hợp, cảnh sát cho biết một du học sinh Trung Quốc 17 tuổi bị một người giả là nhân viên dịch vụ bưu điện thông báo rằng cậu ta có hàng lậu trong một gói hàng và đã được gửi đến cảnh sát Trung Quốc để điều tra.
Cậu thiếu niên được yêu cầu trả 20.000 USD để chứng minh mình vô tội và được hướng dẫn dàn dựng một vụ bắt cóc tống tiền để gia đình trả. Cảnh sát đã vào cuộc sau khi gia đình cậu bé ở Trung Quốc báo cáo đã nhận được những bức ảnh chụp thiếu niên này có vẻ bị thương và bị bắt cóc.
Giám đốc Doueihi cho biết tổn thất tinh thần đối với các nạn nhân là rất nghiêm trọng, với một số nạn nhân bị sang chấn tâm lý phải nhập viện.
Theo liên lạc viên cảnh sát của Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia Zhang Zhengping, các vụ lừa đảo là không có giới hạn. "Việc này không phân biệt ai, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và mọi tầng lớp kinh tế xã hội", ông Zhengping nói.
Ông cũng cho biết cảnh sát Trung Quốc và Australia đang hợp tác chặt chẽ để trấn áp các mạng lưới đằng sau nó.
Tử Huy - Thắm Nguyễn
![]() |
Nói là “quán nhỏ” nhưng thực chất là một góc của sân trường với một số đồ nghề sửa chữa và treo tấm biển với nội dung: “Thầy Toàn- Sửa xe đạp, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho học sinh miễn phí”.
![]() |
Thầy giáo Nguyễn Đức Toàn lập điểm sửa xe và đồ dùng học tập miễn phí cho học sinh trong trường. |
“Trong quá trình công tác, nhiều hôm tôi cũng chứng kiến cảnh các em học sinh bị hỏng xe đạp và phải dắt bộ về nhà. Trông rất thương nên tôi nảy sinh ra ý tưởng này”, thầy Toàn kể.
Nghĩ là làm, sau khi đề xuất và nhận được sự ủng hộ của nhà trường, thầy Toàn đã mua một số dụng cụ, đồ nghề để sửa chữa xe đạp, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, như: cờ lê, mỏ lết, bơm xe, kìm, kéo, băng dính, keo dán, kim, chỉ,...
“Tôi xin địa điểm nằm ở góc sân trường để khi học sinh nào có việc cần giúp đỡ thì có thể nhìn ngay thấy thầy”, thầy Toàn nói.
![]() |
Điểm sửa xe miễn phí của thầy Toàn. |
Thầy giáo cho hay, bản thân không chuyên nhưng tự học hỏi, mày mò nên có thể vá xăm cho đến sửa phanh, nhông xích,...
Từ hôm “khai trương” đến nay, thầy đã sửa giúp xe đạp, bút máy, giày dép... cho nhiều học sinh.
Mới đây, thầy Toàn còn xin được hỗ trợ một chiếc máy khâu và sang tuần thầy có thể bổ sung cho "quán nhỏ" của mình.
“Lúc đó, mình sẽ có thể may, khâu vá cho những học sinh chẳng may rách quần áo, cặp sách”, thầy Toàn kể và cho hay mình đã biết sử dụng máy khâu cơ bản.
![]() |
Ở trường, thầy giáo "như mẹ hiền", từ khâu cúc áo... |
Là giáo viên dạy Thể dục, hầu như ngày nào cũng có tiết dạy ở trường, thầy Toàn cho rằng trong các giờ ra chơi hoặc cuối ngày, thầy ở lại thêm một chút để giúp đỡ các em học sinh cũng không tốn quá nhiều thời gian của mình.
“Thời gian đó không sá gì với việc mình giúp đỡ được các em học sinh. Thường thì mình tranh thủ 2 khung giờ ra chơi trong ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Nếu việc phức tạp, không sửa kịp thì sẽ hẹn các em sau giờ tan học buổi chiều đợi thêm một lúc sẽ xong”, thầy Toàn nói.
![]() |
...cho đến dán giày cho học sinh. |
Thầy cũng có ý tưởng sẽ thành lập một câu lạc bộ hỗ trợ và kêu gọi sự tham gia của các học sinh lớn khối 4,5; giúp thầy xử lý những công việc đơn giản.
“Ví dụ như việc sửa bút tắc mực cho các em nhỏ thì các anh chị lớp 5 cũng đã có thể giúp được. Qua đó, học sinh trong trường vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau và cũng giáo dục cho các em kỹ năng sống, lan tỏa tình yêu thương, giúp các em biết yêu thương và giúp đỡ mọi người”, thầy Toàn chia sẻ.
![]() |
Bà Hoàng Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng cho hay, sau khi thấy thầy Toàn đề xuất ý tưởng, nhà trường thấy đây là mô hình, việc làm có ý nghĩa nên cũng đồng thuận, ủng hộ.
Theo đánh giá của nhà trường, thầy Toàn là một giáo viên năng nổ, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn, tích cực trong các hoạt động của trường cũng như của phòng GD-ĐT TP Lào Cai.
Thanh Hùng
Từng nhận cả những lời chê “hâm”, thầy Vũ Đức Tuyên, giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Lào Cai) vẫn theo đuổi việc đưa STEM vào dạy học, góp phần đưa trường cũng như Lào Cai trở thành điểm sáng về dạy học STEM.
" alt=""/>Thầy giáo lập điểm sửa xe và đồ dùng học tập miễn phí cho học sinh trong trường