Trong tổng số 209.539ha diện tích tự nhiên của TP.HCM, kết quả thống kê đất đai năm 2020 cho thấy có 114.875ha (chiếm 53,39%) nhóm đất nông nghiệp; 96.634ha (chiếm 46,12%) nhóm đất phi nông nghiệp và 1.031ha (chiếm 0,49%) nhóm đất chưa sử dụng.
![]() |
TP.HCM vẫn còn 1.031ha đất chưa sử dụng. |
Về cơ cấu diện tích đất theo đơn vị hành chính, Q.4 và Q.5 có diện tích đất nhỏ nhất thành phố, lần lượt 418ha và 427ha, chiếm 0,2% so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Địa phương có diện tích đất lớn thành phố là huyện Cần Giờ với 70.445ha, chiếm 33,62%.
Trong 96.634,9ha đất phi nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đất ở chiếm 29.313ha. Trong đó, có 9.008ha đất ở tại nông thôn và 20.305ha đất ở tại đô thị.
Về cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng, toàn thành phố có 162.155ha đất được chia theo đối tượng sử dụng. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng 92.616ha; tổ chức trong nước sử dụng 68.017ha;
Tổ chức nước ngoài sử dụng 917ha; người Việt Nam định cư nước ngoài đang sử dụng 0,04ha; cộng đồng dân cư và tổ chức tôn giáo sử dụng 550ha.
![]() |
Theo thống kê, Việt kiều đang sử dụng 400m2 đất TP.HCM. |
Theo UBND TP.HCM, so với năm 2019, diện tích các loại đất trên địa bàn thành phố có sự thay đổi. Cụ thể, đất nông nghiệp năm 2020 giảm 83ha so với năm 2019. Trong khi đó, đất phi nông nghiệp tăng 83ha so với năm 2019. Diện tích đất chưa sử dụng không thay đổi.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công tác thống kê đất đai năm 2020 chưa hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, số liệu của đợt thống kê này phản ánh đúng thực trạng về mục đích, đối tượng quản lý, sử dụng đất của thành phố.
Để khắc phục những hạn chế, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cần ổn định nhân sự thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai ở các cấp, nhất là cấp xã, bởi năng lực và chuyên môn cán bộ địa chính những nơi này không đồng đều, ít được tiếp cận với các phần mềm chuyên ngành.
Đồng thời, do kinh phí hạn hẹp nên UBND TP.HCM kiến nghị Bộ TN&MT tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý Nhà nước về đất đai và thống kê đất đai cho công chức phòng TN&MT cấp huyện và công chức địa chính cấp xã.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM sẽ dành 173,5ha đất để xây dựng nhà ở xã hội với tổng số vốn đầu tư gần 37.700 tỷ đồng.
" alt=""/>TP.HCM còn hơn 1.000ha đất chưa sử dụng, Việt kiều đang sử dụng 400m2Cụ thể, khi tình hình dịch Covid-19 ổn định, Sở GD-ĐT sẽ thông báo học sinh quay trở lại trường học, ôn tập, kiểm tra định kỳ các môn còn lại và hoàn thành nhiệm vụ học kỳ 2, tổng kết năm học 2020-2021.
Đối với các khối lớp 9, lớp 12, để chuẩn bị các điều kiện cho công tác xét tốt nghiệp THCS, đăng ký thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021, các trường duy trì việc dạy học trực tuyến đến hết ngày 28/5.
Đồng thời, xây dựng phương án tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các môn chưa kiểm tra; báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp (trường THCS báo cáo phòng GD-ĐT; trường trực thuộc Sở báo cáo Sở GD-ĐT) và hoàn thành việc kiểm tra định kỳ, đánh giá, xếp loại học sinh lớp 9, lớp 12 trước ngày 28/5.
Đối với các trường thực hiện Chương trình quốc tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giảng dạy, kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định của chương trình. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
![]() |
Học sinh Hà Nội học trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng |
Sở GD-ĐT cũng thông tin rõ về việc kiểm tra định kỳ các cấp học đối với cơ sở giáo dục có các khối lớp chưa hoàn thành kiểm tra định kỳ
Cụ thể, khi học sinh được phép trở lại trường học, các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học, ôn tập, thực hiện kiểm tra định kỳ, bù cho các nội dung còn thiếu.
Trường hợp đơn vị có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 09 của Bộ GD-ĐT về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục GDTX (có hiệu lực từ 16/5/2021), xây dựng phương án tổ chức kiểm tra định kỳ và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp.
Thi và tuyển sinh đầu cấp
Sở GD-ĐT cũng cho hay, công tác tuyển sinh đầu cấp vào mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021-2022 tiếp tục được thực hiện theo hai hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 giữ nguyên hình thức thi trực tiếp với 4 môn thi theo kế hoạch của Thành phố.
Trường hợp tại thời điểm tổ chức thi vẫn còn có học sinh bị cách ly theo quy định vì dịch Covid-19, Sở GD-ĐT sẽ báo cáo, tham mưu UBND TP xem xét, đặc cách đối với những trường hợp cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Trường hợp Bộ GD-ĐT có điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Sở sẽ tham mưu UBND TP xem xét điều chỉnh thời gian tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 cho phù hợp.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát cho học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến vào cuối tháng 5/2021.
Dịch Covid-19 còn phức tạp, lãnh đạo các trường không được ra khỏi TP Hà Nội Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, TP về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị, lãnh đạo các nhà trường không được ra khỏi thành phố. Trường hợp đặc biệt, phải được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp quản lý; cán bộ, giáo viên nhà trường đi ra khỏi thành phố phải được sự đồng ý, quản lý của lãnh đạo trực tiếp, thủ trưởng đơn vị. Khuyến khích các nhà trường họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin; thường xuyên khai báo y tế. Kiểm tra thường xuyên, bổ sung kịp thời các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao để sẵn sàng đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; tổ chức khử khuẩn, đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên trước khi học sinh quay trở lại trường học. |