Sau khi giải nghệ, đội bóng đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này HLV Kim Sang Sik dẫn dắt chính là Jeonbuk. Ngay mùa giải đầu tiên 2021, Kim giúp Jeonbuk vô địch K-League, giành quyền dự AFC Champions League 2022 và lọt vào bán kết giải đấu.
Cũng trong năm 2022, Jeonbuk vô địch Cup FA Hàn Quốc. Năm 2023, Kim chỉ dẫn Jeonbuk 10 trận và không đạt được kết quả khả quan nên phải chia tay. Từ thời điểm đó tới nay, nhà cầm quân này không dẫn dắt đội bóng nào. Như vậy, tính cả khi thi đấu và làm công tác huấn luyện, Kim trải qua 378 trận ở K-League cùng 59 trận khoác áo đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.
Từng thi đấu ở vị trí hậu vệ, nên HLV Kim Sang Sik luôn đề cao lối chơi phòng ngự, giống như HLV Park Hang Seo. Báo chí Hàn Quốc cho rằng quyết định đến Việt Nam của Kim có ảnh hưởng rất nhiều từ thành công của ông Park Hang Seo và Shin Tae Yong.
Được biết, có 3 HLV vào "chung kết" trong cuộc tuyển chọn thuyền trưởng của VFF, đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Brazil. Tuy nhiên, HLV Kim Sang Sik có thuận lợi là được người tiền nhiệm Park Hang Seo kết nối, ngoài ra còn có sự hiểu biết nhất định về bóng đá cũng như con người Việt Nam, sau 5 năm rất thành công của thầy Park.
Có một sự trùng hợp giữa HLV Kim và ông Park là cả hai chưa từng dẫn dắt ĐTQG nào cho tới khi sang Việt Nam làm việc. Cả hai HLV người Hàn Quốc cũng được đánh giá cao về khả năng truyền lửa, được cầu thủ yêu mến, kính trọng.
Bên cạnh đó, HLV Kim có độ tuổi trẻ, có thể theo kịp xu hướng của bóng đá hiện đại. Ngoài ra, HLV này cũng chỉ mới nghỉ việc khoảng 1 năm trở lại đây. Trước đó, HLV Troussier không dẫn dắt ĐTQG nào trong 10 năm. Khi dẫn dắt tuyển Việt Nam, nhà cầm quân này cũng đã gần 70 tuổi.
HLV Kim Sang Sik có mối lương duyên với 2 cựu HLV trưởng tuyển Việt Nam là ông Park Hang Seo và Philippe Troussier. Khi còn là cầu thủ, ông nhận thẻ đỏ trong trận giao hữu với Nhật Bản năm 2000. Tuyển Nhật Bản khi đó mới vô địch Asian Cup dưới sự dẫn dắt của ông Troussier, trong khi ông Park lúc đó làm HLV tạm quyền tuyển Hàn Quốc." alt=""/>Những điều ít biết về HLV Kim Sang SikChuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano cung cấp thêm, Chủ tịch Laporta vẫn luôn muốn giữ Xavi nên thời gian qua đã cố gắng thuyết phục vị thuyền trưởng 44 tuổi thay đổi ý định và cuối cùng ông đã làm được.
Xavi được bổ nhiệm làm HLV trưởng Barca vào tháng 11/2021, đưa đội đến với chức vô địch La Liga lần đầu tiên sau 4 năm, ở mùa giải trước. Vào tháng 9 năm ngoái, cựu tiền vệ lừng danh một thời ký hợp đồng mới với CLB đến 30/6/2025, kèm tùy chọn gia hạn thêm 1 năm.
Tuy nhiên, Barca đã chật vật từ cuối năm ngoái và trong tháng 1/2024, với những trận thua đậm từ 4 bàn trở lên, như cùng thua Girona và Athletic Club với tỷ số 2-4, hay Barca 3-5 Villarreal và 1-4 trước Real Madridkhiến họ bị loại khỏi Siêu cúp Tây Ban Nha và Cúp Nhà vua Tây Ban Nha.
Sau thất bại 3-5 Villarreal vào 28/1, Xavi tuyên bố sẽ chia tay Barca vào cuối mùa. Và chính việc này đã khơi dậy sự hồi sinh phong độ của đội.
Barca đã có 13 trận bất bại mọi đấu trường, trước khi để thua 1-4 PSG ở cuộc tái đấu giữa tuần trước, dẫn đến bị loại ở tứ kết Champions League với tổng tỷ số 4-6.
Vào cuối tuần qua, ở Siêu kinh điển trên sân Bernabeu của Real Madrid, Barca tiếp tục sảy chân – thua 2-3 khiến để đối thủ bỏ xa đến 11 điểm, không còn cơ hội đua vô địch La Liga khi giải đấu còn 6 vòng nữa.
Bất chấp kết quả đó không ảnh hưởng đến quan điểm của Chủ tịch Barca cùng ban lãnh đạo, muốn tiếp tục giữ Xavi ở lại làm tay lái trưởng.
Máy bay Antonov An-225 Mriya là máy bay vận tải chiến lược do Tổ hợp Khoa học/Công nghệ Hàng không Antonov thiết kế và chế tạo dưới thời Liên Xô, và hiện là loại máy bay vận tải lớn nhất trên thế giới đang hoạt động.
Bản thiết kế máy bay An-225. Ảnh: Wikipedia.
Máy bay An-225 có chiều dài 84m; sải cánh rộng 88,4m và có chiều cao 18,1m. An-225 có trọng lượng rỗng 175 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa có thể lên tới 640 tấn.
![]() |
Động cơ D-18. Ảnh: ivchenko-progress.com. |
Do có khối lượng đồ sộ và nặng nề, máy bay An-225 được trang bị 6 động cơ phản lực cánh quạt đẩy D-18 với sức đẩy 229 kN/chiếc. Nhờ vậy, máy bay có thể đạt được vận tốc cực đại là 850 km/giờ.
Ngoài ra, An-225 được trang bị thùng nhiên liệu có sức chứa tới 300 tấn. Với 300 tấn nhiên liệu, An-225 có thể bay được quãng đường dài hơn 15.400 km với trọng lượng rỗng hoặc 4.000 km khi mang tải trọng 200 tấn hàng hóa.
![]() |
Khoang hàng của An-225. Ảnh: Airliners.net. |
Khoang hàng của An-225 ước tính có diện tích khoảng gần 1.300 m3, với chiều dài 43,35m; chiều rộng 6,4m và chiều cao 4,4m. Với sức chứa lớn như vậy, An-225 có thể vận chuyển thương mại những hàng hóa có tải trọng cực lớn hoặc quá cỡ nặng tới 250 tấn.
Điển hình, chuyến bay thương mại đầu tiên của An-225 đã xuất phát từ thành phố Stuttgart, Đức ngày 3/1/2002 để bay tới Thumrait, Oman với 216.000 suất ăn chuẩn bị sẵn cho binh sĩ Mỹ đang đóng quân trong vùng. Số lượng suất ăn có tổng trọng lượng lên đến hơn 187,5 tấn.
Từ đó, An-225 đã trở thành chiếc máy bay chủ lực trong phi đội của Hãng Hàng không Antonov, chuyên dùng để vận chuyển những hàng hóa từng được cho là không thể vận chuyển bằng đường không như đầu tàu hỏa, máy phát điện nặng tới 150 tấn, cũng như trở thành một tài sản giá trị của các tổ chức viện trợ quốc tế vì khả năng vận chuyển to lớn của nó với những loại hàng hóa viện trợ khẩn cấp trong các chiến dịch cứu trợ, cứu nạn.
An-225 cũng đã từng được chính phủ Mỹ và Canada ký hợp đồng vận chuyển đồ tiếp tế tới Trung Đông. Việc người Mỹ sử dụng máy bay do Liên Xô chế tạo để chở hàng có thể coi là một minh chứng thành công trong lĩnh vực thiết kế máy bay vận tải hạng nặng Xô Viết, bởi không một máy bay nào có khả năng tương đương như vậy được phát triển tại Mỹ.
![]() |
So sánh An-225 với 3 loại máy bay lớn khác. Ảnh: Wikipedia. |
Dù nhu cầu với An-225 đã vượt quá khả năng hoạt động của nó, và vào tháng 9/2006, bộ khung của chiếc An-225 thứ hai đã được dự định tân trang và hoàn thành vào giữa năm 2008. Tuy nhiên, thời điểm hoàn thành dự án liên tục bị trì hoãn lại, và tới tháng 8/2009, chương trình của chiếc máy bay này đã chính thức ngừng lại vì lý do thiếu kinh phí.
Cho tới nay, trên thế giới chỉ có duy nhất một chiếc An-225 hoạt động, và An-225 luôn được coi như là một thành tựu lớn trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Liên Xô.
Tuấn Trần
" alt=""/>Khám phá máy bay vận tải lớn nhất từng hoạt động