Ảnh minh họa.
Sừng tê giác được săn lùng nhiều tại châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc là do ảnh hưởng từ y học cổ truyền xuất phát từ hàng ngàn năm trước với quan niệm sừng tê giác có tính hàn có thể hạ sốt, chữa chảy máu cam, thanh nhiệt và giải độc. Một số người tin rằng sừng tê giác có thể chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh nan y như ung thư, hay được dùng để giải rượu hoặc tăng cường "sức mạnh" nam giới.
"Trên thực tế, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh được các công dụng của sừng tê giác như vậy", BS Nguyên nhấn mạnh.
Ngoài sừng tê giác, vảy tê tê cũng được đồn thổi như thần dược, có thể chữa đái tháo đường, ung thư, đặc biệt tăng cường sinh lực.
Phổ biến, dễ kiếm hơn cả có lẽ là mật gấu. Mật gấu trong Đông y được gọi là "hùng đảm", nên khiến nhiều đấng mày râu hiểu nhầm. Lý do vì để cải thiện phong độ, quý ông phải bổ dương nhưng mật gấu có tính hàn (lạnh) nên dùng vào sẽ làm cho yếu đi, khó cương.
Chuyên gia nhấn mạnh, những vị thuốc từ động vật hoang dã không có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo.
" alt=""/>Thực hư sừng tê giác, mật gấu giúp quý ông thêm sung mãn?Dáng vẻ nữ tính của nữ võ sĩ Imane Khelif (Ảnh: Beauty).
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn cho phép hai vận động viên (VĐV) này tranh tài ở Olympic vì họ có giới tính là nữ. Tuy nhiên, họ lại bị phát hiện có nhiễm sắc thể XY trong bộ gen. Điều này dẫn đến sự khác biệt phát triển về phát triển giới tính (DSD). Chính yếu tố này khiến cho nhiều võ sĩ tỏ ra không phục khi phải đối diện với hai VĐV "không hoàn toàn là nữ".
Vào năm ngoái, Liên đoàn boxing quốc tế (IBA) đã loại VĐV Imane Khelif khỏi giải vô địch quyền anh thế giới nữ ở New Delhi (Ấn Độ) vì không vượt qua được buổi kiểm tra DNA.
Thậm chí, trong tuyên bố gần nhất, IBA vẫn khẳng định Imane Khelif là đàn ông. Sau giải đấu, Imane Khelif đã thuê luật sư Nabil Boudi đã gửi đơn kiện lên chính quyền Pháp, cáo buộc bản thân bị "quấy rối nghiêm trọng trên mạng" bởi nhiều người nổi tiếng (trong đó có tỷ phú Elon Musk và nữ nhà văn Rowling).
Trước khi đơn kiện được giải quyết, nữ võ sĩ người Algeria đã "tự minh oan" cho mình khi xuất hiện với vẻ ngoài nữ tính. Cô xuất hiện trên trang bìa tạp chí với tóc dài, mặc váy và cổ đeo huy chương Olympic. Tới mức, tờ Daily Mail (Anh) đã thốt lên "bất ngờ" khi chứng kiến dáng vẻ này.
Imane Khelif là tâm điểm của những sự tranh cãi trong suốt Olympic 2024 (Ảnh: NBC).
Phản hồi về những ý kiến "tấn công" mình, Imane Khelif tuyên bố: "Tôi hoàn toàn đủ điều kiện tham dự Olympic. Tôi là người phụ nữ giống như nhiều phụ nữ khác. Tôi sinh ra là phụ nữ, sống dưới thân thể của phụ nữ. Tôi được phép thi đấu với tư cách người phụ nữ. Chẳng ai có thể nghi ngờ điều đó".
Chủ tịch IOC, Thomas Bach nhấn mạnh: "Đây là vấn đề công lý. Phụ nữ phải được phép tham dự các giải đấu của phụ nữ. Cả hai võ sĩ Imane Khelif và Lin Yu Ting đều là phụ nữ".
" alt=""/>Bất ngờ với ngoại hình xinh xắn của võ sĩ bị nghi ngờ giới tínhTrong những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok đã chứng kiến sự nở rộ của một trào lưu mới có tên "bắt pen", thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ.
Trào lưu "bắt pen" được biết đến rộng rãi khi một tài khoản TikTok có tên K.T. đăng tải một video mô tả chi tiết cách thức tham gia.
Các video "bắt pen" nở rộ trên TikTok (Ảnh: Chụp màn hình).
Trong video, hai học sinh ngồi đối diện nhau, một người đặt ngón tay cái lên vị trí động mạch cảnh của người còn lại và ấn mạnh. Hành động này được thực hiện cho đến khi đối phương có dấu hiệu lịm dần đi.
Đáng chú ý, video này nhanh chóng lan truyền và thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt thích cùng hàng nghìn bình luận, chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ sau đó cũng đã thực hiện lại hành động "bắt pen" này để quay video đăng tải lên TikTok.
Bác sĩ giật mình vì trào lưu nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, trào lưu "bắt pen" thực chất không chỉ là một trò chơi vô hại mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, cho biết mình bị sốc khi thấy hành động nguy hiểm này lại được các bạn trẻ bắt chước và tạo thành xu hướng trên mạng xã hội.
ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam
Theo BS Mạnh, bản chất của trò chơi "bắt pen" là chèn ép động mạch cảnh, gây cản trở lưu lượng máu lưu thông lên não. Hậu quả của việc này là người tham gia có thể trải qua cảm giác lâng lâng, chóng mặt, "phê" giả tạo.
"80% lượng máu nuôi não sẽ được vận chuyển qua 2 mạch cảnh trái và phải ở cổ. Thực hiện ấn cổ vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu vào 2 động mạch cảnh thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi.
Điều nguy hiểm hơn cả là sự thiếu máu não nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Khi động mạch cảnh bị chèn ép trong thời gian dài, máu không thể lưu thông lên não đủ nhanh chóng, dẫn đến thiếu máu não.
Điều này có thể gây ra tình trạng ngất xỉu, co giật và trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể gây đột quỵ", BS Mạnh thông tin.
Theo chuyên gia này, đối với những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc huyết áp, hậu quả có thể còn nặng nề hơn, dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Ngoài ra, việc chèn ép động mạch cảnh còn có thể gây tổn thương trực tiếp lên các mạch máu này, làm xuất hiện các cục máu đông (huyết khối). Khi huyết khối di chuyển đến não, nó có thể gây tắc nghẽn động mạch não, dẫn đến các tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ.
Tỉnh táo trên môi trường mạng
BS Mạnh khuyến cáo, người dùng mạng xã hội cần nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hiểm của trào lưu này cũng như các trào lưu xấu độc khác và tuyệt đối không tham gia.
Các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần tăng cường giám sát, nhắc nhở và giáo dục các em học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
"Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và trò chuyện với con em mình về các trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội, giúp các em hiểu rõ những mối nguy hại và tránh xa các hoạt động có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Các giáo viên và nhà trường cũng cần có các biện pháp giáo dục và cảnh báo kịp thời. Nhà trường nên phối hợp cùng phụ huynh để theo dõi sát sao hành vi của học sinh, phát hiện sớm các hiện tượng bất thường và kịp thời ngăn chặn", BS Mạnh nhấn mạnh.
" alt=""/>Học sinh đua nhau "bắt pen", bác sĩ giật mình vì quá nguy hiểm